Từ vụ án cướp bánh mì đến phát biểu xanh rờn của ông Bộ trưởng
Tô Lâm: Ngày nay ăn cắp bánh mì, ngày mai ăn cắp cái gì?
Người dân: Chúng mày ăn cắp quanh năm suốt tháng,
hầu hết những thằng đảng viên đều ăn cắp thì ngày mai ăn cắp cái gì?-QĐB
Tịnh Khê
Thời gian gần đây, dư luận xã hội bày tỏ sự bất bình về vụ án “cướp bánh mì” vì đói của hai nam thiếu niên 17 tuổi tại Thủ Đức. Sự bất bình ấy bắt nguồn từ việc hai bị cáo này bị “VKSND” Q.Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản, thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, được “quy định tại khoản 2, điều 136 BLHS”, có khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù giam. Một bản án quá nặng nề với một vụ “cướp” chỉ trị giá tài sản 45.000đ, không xứng hợp và đáng giễu cợt thay! Trước sự bất bình của dư luận, “toà án tối cao” đã phải can thiệp, và cuối cùng “TAND TP HCM xử phúc thẩm miễn trách nhiệm hình sự” đối với hai thiếu niên này.
Dẫu là một bản án muộn màng – vì 2 bị cáo đã bị tạm giam hơn 8 tháng – nhưng bản án ấy cũng tạm xoa dịu lòng dân, khi mà niềm tin vào “nền luật pháp nước nhà” đã bị tổn thương quá lớn!
Thế nhưng, chưa đầy một tuần sau, ngày 21/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2016 về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng, ông “Bộ trưởng Bộ Công an” Tô Lâm đã phát biểu một câu xanh rờn: “Hôm nay cướp giật một bánh mì, ngày mai ăn cướp hai bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng hành vi ăn cướp là không chấp nhận được”!
Chẳng biết ông “Bộ trưởng” có ẩn ý hay ám chỉ gì đến vụ án “lùm xùm” ở trên không, nhưng khi nghe lời phát biểu ấy, người ta không thể không liên tưởng, và không khỏi suy nghĩ về các liên hệ xã hội dẫn đến tình trạng tồi tệ này.
Người ta đã bị cướp đi những gì trước khi trở thành kẻ cướp bánh mì?
Cũng trong cuộc họp này, ông Lâm nhận định rằng tội phạm ngày càng nghiêm trọng, càng “trẻ hoá”. Vì đâu?
Tại sao một cậu bé Nhật vừa đói, vừa lạnh sau cơn bão, lại có thể vui vẻ đem nộp phần quà của một vị khách dành riêng cho mình, để xếp hàng đợi đến lượt mình mới nhận, còn người lớn ở Việt Nam đi đến nơi thờ cúng, vẫn xô đạp lên nhau để dành giật “lộc thánh”?
Phải chẳng, vì trường học Nhật Bản ngay từ bé đã dạy trẻ ý thức về lao động, biết yêu thương, giúp đỡ nhau, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi sinh bằng những việc làm rất cụ thể, ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Còn trường học Việt Nam dạy trẻ những gì? Bên cạnh sự nhồi nhét “kiến thức” đến độ trẻ không còn sức để hồn nhiên vui vẻ nữa, là sự nhồi nhét tư tưởng về “đường vinh quang xây xác quân thù”, thấy hả hê vui sướng khi “quân ta đánh bom tan xác quân địch”, và rồi “cách mạng ta vùng lên cướp chính quyền”… Nền giáo dục ấy tập cho trẻ nhỏ ý thức bạo lực, cướp bóc, và cả ý thức ham muốn quyền lực với những hình thức như đội “sao đỏ, sao đen”, cứ y như là cảnh sát hình sự trong học đường! Chưa hết, thay vì gọi là trưởng lớp, thì một số nơi đã đổi thành “chủ tịch” lớp!
Thay vì giáo dục cho con trẻ sự thật thà, ngay thẳng, thì hằng ngày trẻ phải sống chung với sự dối trá như tập dợt cho học sinh trước những “tiết dự giờ, thao giảng…”, hay những chủ trương mang tính hình thức như học trước, khai giảng sau (kiểu như quan chức tại vị trước, bầu cử [ảo] sau)! Ra ngoài xã hội trẻ thấy gì? Dối trá, lươn lẹo, mua quan bán tước, có tiền, có quyền là có tất cả. Người nghèo phải lao động vất vả, bị chèn ép, bị đối xử bất công và bị tước đoạt nhiều quyền sống.
Người Việt mấy mươi năm qua đã bị nhào nặn trong tình trạng ấy, tốt xấu lẫn lộn, thật thành giả, giả thành thật, từ thế hệ cha mẹ đến thế hệ con cháu. Thử hỏi làm sao còn nhận ra được đâu là những giá trị, là lý tưởng sống? Cứ nhìn vào một anh thanh niên đẹp đẽ bảnh trai, sẵn sàng tắm phân, ăn phân để “câu like” trên mạng xã hội, đủ biết giới trẻ ngày nay khủng hoảng lý tưởng sống dường nào!
Quả đúng là cướp giật thì không thể chấp nhận được. Nhưng nếu tình trạng “hôm nay cướp giật một bánh mì, ngày mai ăn cướp hai bánh mì” vì đói, vì thiếu thốn, thì phải thấy một sự thật rằng: xã hội đang bất ổn, và những người nghèo đói ấy đang bị cướp đi những thứ lớn lao hơn mà người dân cần ông bộ trưởng và những nhà chức trách phải quan tâm: họ bị cướp mất một nền giáo dục đúng nghĩa, bị cướp cơ hội làm việc, bị cướp lý tưởng sống, bị cướp đi cơ hội thi thố tài năng một cách công bằng trong xã hội!
Sự bình an, ổn định xã hội phải là kết quả của Công Lý và Yêu Thương
Mọi xã hội luôn đòi hỏi và theo đuổi việc xây dựng một nền hoà bình, thịnh vượng đích thực. Hoà bình không đơn thuần là vắng bóng chiến tranh, mà phải là sự bình an thật sự về các khía cạnh thể chất, tinh thần.
Nền hoà bình ấy chỉ có được trên nền tảng một khái niệm chính xác về nhân vị, sự tôn trọng phẩm giá con người và việc xây dựng trật tự xã hội phù hợp với công lý và bác ái, cùng nhắm đến lợi ích chung của xã hội. Bởi nhiệm vụ của công lý, của luật pháp là nhằm dẹp tan những ngăn trở, thiệt hại cho hoà bình, nhưng chính hoà bình lại là hành vi, là hoa trái của yêu thương.
Pháp luật là cần thiết để ổn định xã hội, nhưng không thể nhân danh nhà nước pháp quyền để phán xét một cách cứng nhắc, thiếu suy xét, dẫn đến oan sai, thiếu tình người, coi thường phẩm giá người dân. Điều ấy không những không hướng con người đến sự thiện hảo mà chỉ chất thêm uất ức, hận thù.
Người dân Việt đã quá thất vọng với một “nền luật pháp” lắm “lỗ hổng” đầy ẩn ý, nhưng lại tuỳ tiện, chồng chéo chẳng giống ai. Liệu “pháp luật” Việt Nam có còn là công cụ để thực thi công lý, hay đã trở thành vũ khí để thanh trừng lẫn nhau, để đe nẹt, uy hiếp và bịt miệng???
nguồn: http://hon-viet.co.uk/TinhKhe_TuVuCuopBanhMiDenPhatBieuXanhRonCuaOngBoTruong.htm