Mùa cứu trợ Tết bắt đầu

22 Tháng Mười Hai 20157:18 SA(Xem: 1210)
  • Tác giả :

Mùa cứu trợ Tết bắt đầu
image05

Nhóm phóng viên tường trình từ VN


Hàng cứu trợ, những chữ này lúc nào cũng nặng trĩu nỗi niềm đối với dân nghèo Việt Nam. Bởi nó hàm chứa tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát và lá nát đùm lá te tua. Điều này giống như một dòng nước chảy nhẹ mà sâu, không gây nên những hốc xoáy nhưng thẳm nặng tình con người với con người. Mùa cứu trợ Tết lại về, những người miền Nam hào hiệp lại chuẩn bị những chuyến hàng cứu trợ về miền Trung hay ra Bắc, lên những vùng cao khó khăn.

Cứu trợ Tây Bắc

images (18)Cứu trợ những bản Mường, bản Dao và H.Mong vẫn là khái niệm quen thuộc của những sứ giả Sài Gòn, Hà Nội. Hằng năm, mỗi mùa mưa lụt và mùa giáp Tết, đó cũng là thời điểm bắt đầu của sự kết nối, liên thông giữa những sứ giả, mạnh thường quân trong nước và ngoài nước để góp chút hơi ấm tình người gửi đến đồng bào trong lúc khó khăn, đói khổ.

Công việc gom góp, kêu gọi mạnh thường quân để cứu trợ người nghèo là một công việc không hề đơn giản, bởi nó đòi hỏi ba tố chất căn bản mà người làm cứu trợ, từ thiện nếu không có thì sẽ không bao giờ theo đuổi công việc này được. Đó là lòng tự trọng, tính công tâm và lòng yêu thương không vụ lợi.
-Một người ở Tân Bình

Một sứ giả không muốn nêu tên, hiện sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn, chia sẻ: “Công việc gom góp, kêu gọi mạnh thường quân để cứu trợ người nghèo là một công việc không hề đơn giản, bởi nó đòi hỏi ba tố chất căn bản mà người làm cứu trợ, từ thiện nếu không có thì sẽ không bao giờ theo đuổi công việc này được. Đó là lòng tự trọng, tính công tâm và lòng yêu thương không vụ lợi.”

Bởi lòng tự trọng sẽ giúp cho người làm từ thiện, cứu trợ, đặc biệt là những người làm việc này thông qua sự ủy lạo của người khác biết mình phải làm gì. Nếu có lòng tự trọng, biết giữ cho lương tâm mình đủ sạch để không thấy bị ray rứt, những sứ giả sẽ không cắt xén, ăn bẩn trong khoản tiền cứu trợ. Ngược lại, cũng không ít người mượn danh cứu trợ, từ thiện để trục lợi cá nhân. Khoản tiền xin về từ các mạnh thường quân bao giờ cũng lớn như cây tre nhưng họ chẻ ra thành vài chục bó tăm để cho vài chục nơi nào đó. Số còn lại họ tư túi.

Chuyện này, theo vị sứ giả lâu năm có bề dày kinh nghiện đối phó với các cơ quan cầm quyền địa phương nhận xét là do nguyên nhân nhà nước. Nghĩa là thường thì hàng cứu trợ, từ thiện sẽ không bao giờ đến đúng nơi nó cần đến, may mắn lắm thì nó đến được 50% nơi nó cần đến. Và theo cô sứ giả nầy, như vậy là quá đủ, quá mỹ mãn.

Nghĩa là hàng cứu trợ, từ thiện luôn phải qua một tấm lưới kiểm duyệt của chính quyền địa phương. Nếu không có họ nhúng tay, đưa danh sách và có khoản phí thù lao nước ngọt, rượu bia cho họ thì khó lòng mà lọt được vào các bản nghèo, nơi hẻo lánh mà cứu trợ, làm từ thiện. Chỉ cần thấy xe hàng đưa đến họ sẽ tịch thu. Thậm chí giữ cả người cứu trợ, từ thiện để điều tra, làm việc.

Đồng bào thiểu số đang chờ nhận hàng từ thiện ăn Tết. RFA PHOTO.

Chính vì kiểu làm việc này phát sinh một loại sứ giả đểu chuyên bắt tay với quan chức địa phương để tùng xẻo hàng cứu trợ, từ thiện. Năm 2009, đã có một chủ tịch xã ở miền Trung dắt sứ giả cứu trợ về nhà cho mẹ của anh ta một triệu đồng, sau đó sứ giả và chủ tịch xã chia chác số tiền bảy chục triệu đồng còn lại. Người nghèo không nhận được quà mặc dù vẫn mang tiếng đã được cứu trợ. Tất cả những hành vi nêu trên đều do thiếu vắng lòng tự trọng mà có.

Và cũng bởi thiếu tính công tâm, nên phần lớn các suất quà cứu trợ, từ thiện rơi vào không đúng chỗ nó cần đến. Mà vấn đề này thuộc về nhà cầm quyền địa phương, thay vì khi đưa danh sách đúng những gia đình nghèo, họ lại ghi phiếu cho bà con, họ hàng của họ đến nhận quà. Chính vì vậy có khi cả làng, cả bản đi nhận cứu trợ nhưng người nghèo vẫn không có gì để ăn Tết, ăn qua mùa mưa. Bởi lẽ hàng cứu trợ, từ thiện đã lọt vào những gia đình giàu có, khá giả, có gốc gác dây mơ rễ má với cán bộ địa phương.

Cô này cho biết thêm là cô từng gặp rất nhiều tay cán bộ giàu có, ăn ngập mặt nhưng vẫn sắm cho anh em, cha mẹ một bộ đồ rách rưới cất dành khi nào có cứu trợ thì đến mặc bộ đồ đó vào. Trong sự vương giả, xa hoa của họ có cả những suất quà cứu trợ dành cho người nghèo đói.

Sở dĩ có những chuyện đau lòng như vậy bởi vì theo cô, hình như lòng lân mẫn, tình yêu thương của con người đối với đồng loại đã cạn kiệt, khô héo đi rất nhiều sau những năm tháng sống trong đói khổ và tranh giành của kinh tế tập thể bao cấp rồi kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những nhóm thiện nguyện trẻ

Một bạn trẻ cũng không muốn nêu tên, hiện đang là một thiện nguyện trẻ của một nhóm hoạt động phổ biến xã hội dân sự, chia sẻ: “Hiện nay, các nhóm hoạt động xã hội dân sự đã thiết lập một cơ chế hoạt động ngầm với nhau trong vấn đề làm thiện nguyện. Và các nhóm thiện nguyện hoàn toàn không liên quan đến nhà nước. Tôn chỉ của các nhóm là tìm đến những vùng cao, vùng sâu nghèo khổ, lên danh sách và một phần tự bỏ tiền túi, phần khác kêu gọi lòng hảo tâm của cộng đồng, xin các mạnh thường quân để góp gió thành bão, mua quà tặng những gia đình nghèo.”

Hiện nay, các nhóm hoạt động xã hội dân sự đã thiết lập một cơ chế hoạt động ngầm với nhau trong vấn đề làm thiện nguyện. Và các nhóm thiện nguyện hoàn toàn không liên quan đến nhà nước.
-Một bạn trẻ

Bạn này cho biết thêm là không riêng gì bà con đồng bào thiểu số ở miền núi Tây Bắc mà hầu hết bà con đồng bào thiểu số trên dãy Trường Sơn, từ Thanh Hóa vào đến Tây Nguyên đều có đời sống hết sức khó khăn. Từ các huyện Si Ma Cai, Bát Xát ở Lào Cai, Mường Lát, Ngọc Lặt, Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân ở Thanh Hóa, Quì Châu, Con Cuông, Diễn Châu, Can Lộc ở Nghệ An, Hương Sơn, Hương Khê ở Hà Tĩnh, Hướng Hóa, Khe Sanh ở Quảng Trị, Nam Đông, A Lưới ở Huế, Đông Giang, Tây Giang, Quảng Nam và rất nhiều huyện miền núi khác, thậm chí huyện ở đồng bằng, đi đâu cũng gặp những gia đình nghèo khổ.

Một số gia đình còn không có cả muối để ăn. Theo tìm hiểu của bạn này, thực tế, hằng năm chính phủ có chương trình trợ cấp, cứu tế cho các huyện này nhưng khi về đến địa phương, các khoản tiền bị ăn chặn một cách thậm tệ. Chính vì vậy người nghèo luôn khủng hoảng muối và gạo. Bạn trẻ cho biết thêm là các suất quà cứu trợ, từ thiện nếu thông qua chính quyền địa phương để phân phát thì rất khó đến tay người nghèo bởi nó đã bị ăn chặn ngay từ đầu.

Chính vì sợ bị ăn chặn, các nhóm thiện nguyện chia sẻ với đồng bào nghèo bằng cách trực tiếp đến với bà con. Và việc này hết sức khó khăn bởi nhiều lực cản từ phía nhà cầm quyền địa phương. Đây là một thử thách lớn cho công tác chia sẻ của các bạn trẻ.

Một cái Tết nữa đang về, thời gian chỉ còn đếm ngược. Quĩ thời gian của một năm tỉ lệ thuận với hũ gạo của người nghèo miền núi, càng về cuối, càng lưng đáy và cái đói rập rình. Những sứ giả cứu trợ và các nhóm thiện nguyện lại lên đường. Phía trước họ luôn là những bức tường cơ chế và cửa quyền. Chúng tôi xin cầu chúc các nhóm thiện nguyện, những người đã dành một phần không nhỏ trong cuộc đời của mình để làm công việc chia sẻ hơi ấm với đồng loại được chân cứng đá mềm, mọi sự suôn sẻ và bình an!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!