Donald Trump Trợ Giúp Việt Nam Đánh Tầu?
D. T - nguồn CNN
Nguyễn Quốc Khải
Việt Báo
Đề tài này đã được một số tác giả kể cả tôi đã đề cập đến trước đây. Nhân chiến tranh Ukraine, tôi xin bàn thêm một vài điểm với những dữ kiện được cập nhật hóa.
Nguyễn Quốc Khải
Việt Báo
Đề tài này đã được một số tác giả kể cả tôi đã đề cập đến trước đây. Nhân chiến tranh Ukraine, tôi xin bàn thêm một vài điểm với những dữ kiện được cập nhật hóa.
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
Dưới thời Trump, có hai ngoại lệ: (1) Hỗ trợ đảo chánh ở Venezuela nhằm lật đổ Tổng Thống Nicholas Maduro nhưng thất bại thê thảm, (2) Toan tính gây chiến tranh với Iran nhưng gặp sự chống đối mạnh mẽ của dân Mỹ.
Chủ nghĩa không can thiệp của Hoa Kỳ là một chính sách đối ngoại theo đó Hoa Kỳ tránh liên minh với các quốc gia khác để tránh bị lôi kéo vào các cuộc chiến không liên quan trực tiếp đến quyền bảo vệ lãnh thổ của Hoa Kỳ. Sau khi Anh và Pháp tham chiến vào năm 1792, Tổng Thống George Washington tuyên bố trung lập, với sự ủng hộ thuần nhất của nội các của ông.
Tổng Thống Thomas Jefferson đã mở rộng các ý tưởng của Washington về chính sách đối ngoại. Vào ngày 4-3-1801 trong diễn văn nhậm chức Jefferson nói rằng “Một trong những nguyên tắc thiết yếu của chính phủ chúng ta là hòa bình, thương mại và tình hữu nghị trung thực với tất cả các quốc gia, không vướng vào liên minh nào. Phương châm của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là “Thương mại với tất cả các quốc gia, không liên minh với ai." ("Commerce with all nations, alliance with none")
Tổng Thống Thomas Jefferson đã mở rộng các ý tưởng của Washington về chính sách đối ngoại. Vào ngày 4-3-1801 trong diễn văn nhậm chức Jefferson nói rằng “Một trong những nguyên tắc thiết yếu của chính phủ chúng ta là hòa bình, thương mại và tình hữu nghị trung thực với tất cả các quốc gia, không vướng vào liên minh nào. Phương châm của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là “Thương mại với tất cả các quốc gia, không liên minh với ai." ("Commerce with all nations, alliance with none")
Khi Châu Âu tiến gần hơn đến chiến tranh vào cuối thập niên 1930, Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục duy trì lập trường trung lập. Trong khoảng thời gian 1935-1937, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua ba "Đạo Luật Trung Lập" (Neutrality Acts) nhằm giữ Hoa Kỳ đứng ngoài chiến tranh, bằng cách quy định cấm Mỹ bán hoặc vận chuyển vũ khí hoặc các vật liệu chiến tranh khác cho các quốc gia tham chiến.
Hoa Kỳ tiến dần đến chiến tranh vào năm 1939 với Đạo Luật Trung Lập thứ 4 cho phép Hoa Kỳ buôn bán vũ khí với các quốc gia tham chiến, miễn là các quốc gia này đến Mỹ để lấy lại vũ khí và trả chúng bằng tiền mặt.
Hai năm sau Hoa Kỳ ban hành Đạo Luật Cho Thuê Mướn Vũ Khí 1941 (Lend – Lease Act). Đạo luật này cho phép Tổng thống "cho thuê mướn, bán hoặc trao đổi vũ khí, đạn dược, thực phẩm hoặc bất kỳ sản phẩm quốc phòng hoặc bất kỳ thông tin quốc phòng nào cho bên chính phủ của bất kỳ quốc gia nào mà việc phòng thủ của họ được Tổng thống coi là quan trọng đối với việc bảo vệ Hoa Kỳ.”
Hoa Kỳ không thực sự tham dự vào Thế Chiến Thứ II cho đến sau khi bị Nhật tấn công vào Pearl Habor vào 7-12-1941.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Cộng Sản là mối đe dọa cho các nước tư bản. Do đó, chủ nghĩa biệt lập không còn có giá trị nữa. Hoa Kỳ phải liên minh với các nước Tây phương, lập ra khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), chống lại sự bành trướng của Cộng Sản. Đó là giai đoạn chiến tranh lạnh 1947-1991. Nó chấm dứt khi Liên Xô xụp đổ.
Tuy nhiên, Tổng Thống Donald Trump cho rằng Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh Việt Nam (1955-1975) là một lỗi lầm. BBC tường thuật lại cuộc phỏng vấn ông Trump của nhà báo Piers Morgan khi ông đến viếng thăm Anh Quốc vào 2019 như sau:
"Tôi chưa bao giờ là người hâm mộ cuộc chiến đó cả, tôi nói thẳng cho anh biết. Theo tôi đó đã là cuộc chiến tồi tệ (terrible war). Nó ở rất xa và khi đó, chả ai nghe về đất nước này. Ngày hôm nay, họ đang sống rất tốt (they're doing very well). Về thương mại, họ là thứ dữ, họ là nhà thương thuyết siêu hạng (great negotiators), là doanh nhân tuyệt vời (great business people)."
“Đây chả giống như là tôi chiến đấu chống Đức quốc xã, đánh nhau với Hitler. Tôi giống nhiều người khi đó. Lúc đó tôi không xuống đường biểu tình. Tôi không nói sẽ sang Canada sống giống nhiều người... Nhưng tôi không phải là fan hâm mộ cuộc chiến đó.”
“Cuộc chiến đó không phải là thứ mà chúng ta lẽ ra nên tham gia. (That war was not something we should've been involved in)."
Bước vào thế kỷ XXI, suy nghĩ của dân Mỹ một lần nữa ngả về khuynh hướng biệt lập. Cuộc thăm dò của mới nhất của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew vào cuối năm 2013 tiết lộ rằng 52% số người được hỏi nói rằng Hoa Kỳ "nên quan tâm đến công việc kinh doanh của mình trên phạm vi quốc tế và để các quốc gia khác tự lo việc của họ theo cách tốt nhất."
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Đảng Cộng Hòa đã bị chia rẽ về viện trợ cho Ukraine, tin rằng việc tham gia vào một "cuộc chiến tranh ủy nhiệm" chống Nga không có lợi cho Hoa Kỳ. Cựu Tổng thống Donald Trump kêu gọi Mỹ thúc đẩy đàm phán hòa bình thay vì tiếp tục ủng hộ Ukraine. Trump là một nhân vật bảo thủ theo chủ trương “biệt lập” trên chính trường quốc tế.
Nhiều người Việt trong và ngoài nước ủng hộ Donald Trump vì ông thấy ông dám làm mạnh với Trung Quốc như tăng thuế nhập cảng trên các hàng hóa bán vào thị trường Mỹ, mặc dù biện pháp này đã không làm giảm cán cân thương mại chênh lệch giữa hai nước. Trên thực tế, Trung Quốc đã tăng giá bán các sản phẩm và chính các công ty nhập cảng và người tiêu thụ Mỹ đã phải trang trải phần thuế phụ trội của Trump. Chính sách thuế của Trump đã không làm giảm nhập siêu với Trung Quốc mà còn làm tăng từ $346.8 tỉ vào 2026 lên $375.2 tỉ vào 2017 và $418.2 tỉ vào 2018 sau đó trở lại mức 2016 như trước.
Trung Quốc đã trả đũa lại bằng cách không nhập cảng các nông phẩm của Mỹ khiến nông dân Mỹ khốn khổ, nhiều nông trại bị phá sản. Chính quyền Trump phải dành khoảng $28 tỉ thuế để bao cấp nông dân mà người ta châm biếm gọi là chương trình phúc lợi nông dân (farmer welfare).
Ngoài việc tăng thuế, Trump không làm gì đặc biệt khác để kiềm chế Trung Quốc. Vài ngày sau khi nhậm chức vào 2017, Tổng Thống Donald Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi tổ chức Trans-Pacific Parnership Agreement (TPP). Quyết định này hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc. Khi đến Việt Nam tham dự Hội Nghị Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) vào 2017, Tổng Thống Trump đã đưa ra đề nghị làm trung gian hòa giải giữa các nước Á châu có tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông.
Tổng Thống Trump đã đề nghị với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang rằng nếu ông có thể giúp làm trung gian hòa giải hoặc làm trọng tài thì cho ông biết. Ông nói “Tôi là một người làm trung gian hay trọng tài rất giỏi”. Điều này chứng tỏ Tổng Thống Trump có thái độ trung lập về việc tranh chấp ở Biển Đông.
Trump muốn giữ liên hệ thân thiện với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Ông không ủng hộ cuộc biểu tình dân chủ chống Bắc Kinh ở Hồng Kông vào 2019. Trump gọi cuộc biểu tình này “cuộc tập họp phá rối.” Chính quyền Trump đã không giúp nhà hoạt động Dân Chủ Joshua Wong, người lãnh đạo cuộc biểu tình, thoát khỏi Hong Kong. Do đó Wong đã bị bắt và đi tù.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi (Dân Chủ, California) đã tiếp đón Joshua Wong tại văn phòng Quốc Hội, khi nhà hoạt động dân chủ này đến Hoa Kỳ vào 2019 vận động trước khi bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giam. Tổng Thống Trump đã từ chối không tiếp xúc với Wong.
Sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act bằng số phiếu 417 với một phiếu chống duy nhất của DB Thomas Massie (Cộng Hòa, Kentucky) để ủng hộ phong trào dân chủ ở Hong Kong, Thượng Viện đã phê chuẩn dự luật này cùng ngày vào cuối tháng 11, 2019.
Tổng Thống Trump đe dọa sẽ phủ quyết dự luật Hồng Kông. Ông nói: “Chúng ta ủng hộ Hồng Kông, nhưng tôi cũng ủng hộ Chủ Tịch Xi Jing Ping. Ông là bạn của tôi. Ông là một người đặc biệt.” Tổng Thống Trump muốn đứng ngoài cuộc tranh chấp này bằng cách giải thích rằng Hồng Kông là một phấn của Trung Quốc. Giải pháp về những cuộc biểu tình ở Hồng Kông là việc nội bộ giữa Hồng Kông và Trung Quốc.
Sau cùng Tổng Thống Trump đã bắt buộc phải ký Đạo Luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act vào ngày 27-11-2019 vì Quốc Hội có trên 2/3 số phiếu để bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống.
Một việc làm Trung Quốc bất bình là vào khoảng giữa nhiệm kỳ, chính quyền Trump quyết định hạn chế số sinh viên Trung Quốc, đặc biệt những người theo học chương trình cao học tại Mỹ do vấn đề an ninh và bảo vệ kỹ thuật.
Với chủ nghĩa biệt lập và nước Mỹ trước hết, Trump đã không muốn Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh Ukraine chống Nga xâm lược, và cho rằng Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản thì việc Trump trợ giúp Việt Nam cách xa Mỹ hơn 8,500 dặm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải chống lại sự bành trướng của Trung Quốc là một chuyện không tưởng. Nếu nghĩ rằng chỉ có Trump mới đánh Tầu giúp Việt Nam để bỏ phiếu cho ông ta trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới, chúng ta sẽ làm một sai lầm vô cùng tai hại cho nước Mỹ và chính gia đình và bản thân của chúng ta, những người yêu chuộng tự do, dân chủ và công bằng.
Gửi ý kiến của bạn