HỒN QUÊ
Bọn dư lợn viên ca tụng miền bắc giàu có lắm đâu rồi, vô mà nhận hàng, người ta nói "dân Thanh 'Quá', ăn rau má - phá đường tàu" mà còn ráng cãi trối chết - Hình từ bài chủ.
Huỳnh Thị Tố Nga
HNNCBCĐ
Người đàn ông này đang bán cái rế để nồi. Cái này ở vùng nông thôn hay xài. Vì nấu bếp củi nên nồi bị lọ nghẹ, dùng cái rế này để nồi tránh lọ nghẹ làm bẩn. Nhìn tấm hình này, chợt thấy lòng xúc động, xúc động vì hình ảnh người đàn ông co người trong cái lạnh giá rét ở miền Bắc, xung quanh vắng lặng bóng người, nhìn ông cô đơn và nhỏ bé làm sao. Xúc động vì hình ảnh vật dụng đơn sơ, đặc trưng của người nông thôn Việt Nam, đã lâu rồi mới nhìn thấy lại. Ở thành phố và các vùng ngoại thành, bây giờ đa số dùng bếp ga và bếp điện, nên hầu như không còn thấy ai dùng cái rế đan bằng tre này để nồi. Nhưng vùng nông thôn, nhất là Bắc và Trung bộ, vẫn còn xài bếp củi rất nhiều, nên vẫn xài nó.
Những vật dụng đan bằng tre, từ các loại giỏ, nôm bắt cá, rổ, rá, thúng, nia, gùi,... rất nhiều đồ vật sinh hoạt hàng ngày làm bằng tre xem như một đặc trưng của người Việt Nam từ cả thế kỷ nay.
Từ ngàn xưa, cây tre cũng được xem là hình ảnh gắn liền với quê hương, đất nước. Ở vùng nông thôn Việt Nam, đi đâu hầu như cũng thấy tre, tre trồng ở bờ sông để chống sạt lở đất, tre trồng ở hàng rào, trồng ở cổng nhà để che chắn như thành lũy. Tre lại có thể thích nghi khí hậu của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Dáng thẳng đứng, chịu được khí hậu khắc nghiệt, rễ bám sâu không ngã đổ dù có mưa gió bão bùng, tre lại có đặc điểm khác những loại cây khác, đó là hiếm khi ra hoa, nhưng một khi đã ra hoa, là sẽ chết. Cả cuộc đời, cố gắng bung nở một lần với thế gian rồi tàn lụi. Người viết từng nhìn thấy bụi tre nhà trồng ra hoa sau mười mấy năm gắn bó, sau khi hoa nở trắng trời, nó khô dần và chết. Với những đặc điểm như trên, cây tre được so với hình ảnh người quân tử, cũng ví như bách, hay tùng, nhưng khác là, tre được xem như là đặc trưng của người Việt Nam.
Những vật dụng thủ công làm từ tre, nó đi vào đời sống người Việt một cách đơn sơ, nó thổi hồn vào văn hóa Việt một cách bình dị và thân thương. Mong rằng người Việt chúng ta, trải qua bao thăng trầm bể dâu, vẫn có thể giữ được cái hồn văn hóa này, nó không cao xa, văn hoa hay diễm lệ, mà đơn giản, nó gắn liền văn hóa dân tộc - Hồn Quê.
Gửi ý kiến của bạn