Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”. Báo Quân Đội Nhân Dân viết: “Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.”, vì vậy, “ ngăn chặn sự lây lan, phát triển của căn bệnh suy thoái trong giới trẻ đang đặt ra những yêu cầu, thách thức mới...” (QĐND, 23/03/2023)
Đáng chú ý, theo QĐND, “Đại đa số những đối tượng phản động này đều còn trẻ. Trước khi quay lưng, phản bội Tổ quốc, họ từng là những trí thức trẻ, từng có thời gian là công chức, viên chức, công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị ở một số địa phương. Do bất mãn với tổ chức, non kém về tư tưởng chính trị, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, họ đã bị căn bệnh suy thoái tấn công. Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, họ đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, biến mình trở thành những con rối cho các thế lực thù địch ở hải ngoại giật dây. Sau khi ra nước ngoài sống lưu vong, chúng trở thành những kẻ phản bội, càng ngày càng điên cuồng thực hiện các hành vi phản quốc.” (QĐND, ngày 23/03/2023)
Viết như thế là chối bỏ hiện tượng càng ngày càng có nhiều người trẻ phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Đồng thời họ cũng không còn tin vào đường lối lãnh đạo độc tài và độc quyền của đảng. Hậu quả để lại cho đảng không nhỏ.
Bài viết thừa nhận: “Dù chỉ là những thành phần cá biệt, nhưng thực trạng này cho thấy khi căn bệnh suy thoái trẻ hóa, mức độ nguy hiểm đối với môi trường chính trị và đời sống xã hội là vô cùng lớn. Hằng ngày, hằng giờ, chúng ra rả các luận điệu phản động trên không gian mạng làm cho một bộ phận giới trẻ trong nước bị tác động, ảnh hưởng bởi tư tưởng thù địch, dẫn đến dao động, bi quan, phai nhạt niềm tin.”
Theo bài báo: “Biểu hiện phổ biến của tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái là sự thờ ơ, bàng quan với lợi ích dân tộc, chỉ tập trung lo kiếm tiền, không quan tâm đến các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước, không thiết tha vào Đảng. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trẻ thì đó là biểu hiện né tránh đấu tranh, dĩ hòa vi quý, mũ ni che tai, tư tưởng cầu an, lười học chính trị, lười nghiên cứu nghị quyết... Thực trạng này ở một bộ phận không nhỏ người trẻ đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, đó là “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”
TẠI SAO?
Đáng chú ý, theo QĐND, “Đại đa số những đối tượng phản động này đều còn trẻ. Trước khi quay lưng, phản bội Tổ quốc, họ từng là những trí thức trẻ, từng có thời gian là công chức, viên chức, công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị ở một số địa phương. Do bất mãn với tổ chức, non kém về tư tưởng chính trị, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, họ đã bị căn bệnh suy thoái tấn công. Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, họ đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, biến mình trở thành những con rối cho các thế lực thù địch ở hải ngoại giật dây. Sau khi ra nước ngoài sống lưu vong, chúng trở thành những kẻ phản bội, càng ngày càng điên cuồng thực hiện các hành vi phản quốc.” (QĐND, ngày 23/03/2023)
Viết như thế là chối bỏ hiện tượng càng ngày càng có nhiều người trẻ phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Đồng thời họ cũng không còn tin vào đường lối lãnh đạo độc tài và độc quyền của đảng. Hậu quả để lại cho đảng không nhỏ.
Bài viết thừa nhận: “Dù chỉ là những thành phần cá biệt, nhưng thực trạng này cho thấy khi căn bệnh suy thoái trẻ hóa, mức độ nguy hiểm đối với môi trường chính trị và đời sống xã hội là vô cùng lớn. Hằng ngày, hằng giờ, chúng ra rả các luận điệu phản động trên không gian mạng làm cho một bộ phận giới trẻ trong nước bị tác động, ảnh hưởng bởi tư tưởng thù địch, dẫn đến dao động, bi quan, phai nhạt niềm tin.”
Theo bài báo: “Biểu hiện phổ biến của tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái là sự thờ ơ, bàng quan với lợi ích dân tộc, chỉ tập trung lo kiếm tiền, không quan tâm đến các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước, không thiết tha vào Đảng. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trẻ thì đó là biểu hiện né tránh đấu tranh, dĩ hòa vi quý, mũ ni che tai, tư tưởng cầu an, lười học chính trị, lười nghiên cứu nghị quyết... Thực trạng này ở một bộ phận không nhỏ người trẻ đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, đó là “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”
TẠI SAO?
Viết như thế là đánh giá thấp sự hiểu biết của giới trẻ Việt Nam. Sau những kinh nghiệm để đời của cha, anh từng bị đảng “vắt chanh bỏ vỏ”, ngày nay họ đã biết phân biệt trắng-đen giữa “lợi ích dân tộc” và “lợi ích đảng”. Họ thờ ơ với sinh hoạt đảng, ngại gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vì biết rằng “tham gia”, dù dưới danh nghĩa nào, cũng chỉ làm “tay sai” cho đảng mà thôi.
Vì vậy, khẩu hiệu “vừa hồng vừa chuyên” đối với Thanh niên không quan trọng bằng “cơm, áo, gạo, tiền” trước mắt. Nhưng đối với đảng, nhu cầu đòi hỏi Thanh niên vừa thành công trong đời sống nhưng đồng thời phải tham gia sinh hoạt đảng để nuôi dường lớp “dự bị”, hay “hạt giống đỏ” của đảng.
Tuy nhiên, theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027 thì dù đã đạt nhiều thắng lợi, nhưng: “Vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng; có biểu hiện xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Dù chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng những biểu hiện đó rất cần được quan tâm để khắc phục, nếu không, nó sẽ là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" với rất nhiều hệ lụy cho thế hệ tương lai.” (Theo báo SGGP, ngày 15/12/2022)
Trong khi đó, báo Nhân Dân, Cơ quan thông tin của Trung ương đảng cũng cảnh giác: “Vẫn còn một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên lại không có sự tha thiết vào Đảng. Họ là những người bàng quan với các vấn đề chính trị, không coi đó là những điều có liên quan và ảnh hưởng đến bản thân và gia đình mình, thiếu niềm tin vào tổ chức Đoàn, coi yếu tố vật chất trên hết, thoái thác nghĩa vụ của một người công dân. Bộ phận thanh niên này thường là chưa nhận thức được giá trị của cộng đồng, vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng như của người Đảng viên nên họ không có được một động cơ đủ mạnh thúc đẩy "nhu cầu tự thân" đối với việc đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thực trạng này là hết sức đáng lo ngại về cả khía cạnh cuộc sống và cả khía cạnh phát triển đảng viên từ các cơ sở Đoàn.” (báo Nhân Dân, ngày 24/03/2023)
NGUYÊN NHÂN
Đảng lo ngại cho tương lai của mình, nhưng lại bỏ quên “tương lai” của Thanh niên, đội ngũ vẫn được ca tụng là “tiền đồ của Tổ quốc”. Đảng cũng đã “lờ” đi những khuyết điểm của mình trong vai trò lãnh đạo như để cho cán bộ, đảng viên tự do tham nhũng vật chất, tham nhũng quyền lực và lợi ích nhóm.
Vì vậy, khẩu hiệu “vừa hồng vừa chuyên” đối với Thanh niên không quan trọng bằng “cơm, áo, gạo, tiền” trước mắt. Nhưng đối với đảng, nhu cầu đòi hỏi Thanh niên vừa thành công trong đời sống nhưng đồng thời phải tham gia sinh hoạt đảng để nuôi dường lớp “dự bị”, hay “hạt giống đỏ” của đảng.
Tuy nhiên, theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027 thì dù đã đạt nhiều thắng lợi, nhưng: “Vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng; có biểu hiện xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Dù chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng những biểu hiện đó rất cần được quan tâm để khắc phục, nếu không, nó sẽ là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" với rất nhiều hệ lụy cho thế hệ tương lai.” (Theo báo SGGP, ngày 15/12/2022)
Trong khi đó, báo Nhân Dân, Cơ quan thông tin của Trung ương đảng cũng cảnh giác: “Vẫn còn một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên lại không có sự tha thiết vào Đảng. Họ là những người bàng quan với các vấn đề chính trị, không coi đó là những điều có liên quan và ảnh hưởng đến bản thân và gia đình mình, thiếu niềm tin vào tổ chức Đoàn, coi yếu tố vật chất trên hết, thoái thác nghĩa vụ của một người công dân. Bộ phận thanh niên này thường là chưa nhận thức được giá trị của cộng đồng, vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng như của người Đảng viên nên họ không có được một động cơ đủ mạnh thúc đẩy "nhu cầu tự thân" đối với việc đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thực trạng này là hết sức đáng lo ngại về cả khía cạnh cuộc sống và cả khía cạnh phát triển đảng viên từ các cơ sở Đoàn.” (báo Nhân Dân, ngày 24/03/2023)
NGUYÊN NHÂN
Đảng lo ngại cho tương lai của mình, nhưng lại bỏ quên “tương lai” của Thanh niên, đội ngũ vẫn được ca tụng là “tiền đồ của Tổ quốc”. Đảng cũng đã “lờ” đi những khuyết điểm của mình trong vai trò lãnh đạo như để cho cán bộ, đảng viên tự do tham nhũng vật chất, tham nhũng quyền lực và lợi ích nhóm.
Nhưng đảng lại đổ lỗi những thiếu sót hiện nay đã phát sinh từ “mặt trái” của nền kinh tế thị trường và từ chủ nghĩa cá nhân của những người có chức, có quyền.
Bằng chứng này đã từng được Tạp chí Cộng sản nêu lên ngày 17 tháng 05 năm 2012, theo đó:
Bằng chứng này đã từng được Tạp chí Cộng sản nêu lên ngày 17 tháng 05 năm 2012, theo đó:
“Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.
“Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.
“Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao”.
“Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.
“Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao”.
Nhưng sau 12 năm, những chứng hư tật xấu này không những vẫn tồn tại mà đã “trẻ hóa” trong “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên, kể cả trong Quân đội và Công an.
Một bài viết của Thông tấn xã Việt Nam cho biết: “Trong lực lượng Công an nhân dân vẫn còn có cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thụ động, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên; chấp hành chưa nghiêm kỷ cương, kỷ luật, điều lệnh, quy chế làm việc, quy trình công tác; tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ...” (TTXVN, ngày 08/08/2022)
Trong khi đó, Quân đội là lực lượng đã thề “tuyệt đối trung thành” với đảng, và đặt mình dưới quyền lãnh đạo toàn diện của đảng về mọi mặt cũng có những mặt trái như: “Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng về tư tưởng trong Đảng bộ Quân đội thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập. Điều này có nguyên nhân từ sự tác động, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch; luật pháp, cơ chế, chính sách có nội dung còn bất cập... Song chủ yếu do một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa quyết liệt trong triển khai thực hiện, đề ra chủ trương nhưng thiếu biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả; kiểm tra, đôn đốc không thường xuyên. Chất lượng thực hiện các chế độ ở một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa tốt, còn biểu hiện bệnh thành tích, giấu giếm khuyết điểm. Có cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm; cá biệt có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm kỷ luật và pháp luật...” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 22/12/2023)
Như vậy, những chứng bệnh kinh niên của đảng, bắt đầu công khai từ khóa Đảng XI năm 2011, khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền, đến nay vẫn tiếp tục lan rộng. Tình hình này đã làm cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng” phát triển kém, nhất là khi giới đảng viên trẻ đã chán Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không còn tin vào đường lối lãnh đạo của đảng nữa.
Một bài viết của Thông tấn xã Việt Nam cho biết: “Trong lực lượng Công an nhân dân vẫn còn có cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thụ động, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên; chấp hành chưa nghiêm kỷ cương, kỷ luật, điều lệnh, quy chế làm việc, quy trình công tác; tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ...” (TTXVN, ngày 08/08/2022)
Trong khi đó, Quân đội là lực lượng đã thề “tuyệt đối trung thành” với đảng, và đặt mình dưới quyền lãnh đạo toàn diện của đảng về mọi mặt cũng có những mặt trái như: “Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng về tư tưởng trong Đảng bộ Quân đội thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập. Điều này có nguyên nhân từ sự tác động, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch; luật pháp, cơ chế, chính sách có nội dung còn bất cập... Song chủ yếu do một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa quyết liệt trong triển khai thực hiện, đề ra chủ trương nhưng thiếu biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả; kiểm tra, đôn đốc không thường xuyên. Chất lượng thực hiện các chế độ ở một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa tốt, còn biểu hiện bệnh thành tích, giấu giếm khuyết điểm. Có cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm; cá biệt có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm kỷ luật và pháp luật...” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 22/12/2023)
Như vậy, những chứng bệnh kinh niên của đảng, bắt đầu công khai từ khóa Đảng XI năm 2011, khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền, đến nay vẫn tiếp tục lan rộng. Tình hình này đã làm cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng” phát triển kém, nhất là khi giới đảng viên trẻ đã chán Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không còn tin vào đường lối lãnh đạo của đảng nữa.
Gửi ý kiến của bạn