Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông tái sinh
Chuyển ngữ từ Xi Jinping is not Mao reborn by Branko Milanovic in Unherd
Kể từ khi xóa bỏ được giới hạn 2 nhiệm kỳ (10 năm) vào năm 2018, sự cai trị của ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc đã trở thành một đề tài được nhiều người phân tích, nghiên cứu, so sánh sự cai trị của ông với ông Mao Trạch Đông (1893-1976).
Người ta thấy được, trong nghị quyết năm 2021 “nói về những thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong thế kỷ qua”, họ Tập được nhắc đến 25 lần, 7 lần nhiều hơn họ Mao (18 lần), Đặng Tiểu Bình chỉ có 6 lần, các cựu chủ tịch khác như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chỉ một lần.
Số lần nhắc đến tên họ Tập với các lãnh đạo khác có thể giúp cho chúng tá đánh giá quyền lực của Tập trong nội bộ đảng, nhưng không thể cho chúng ta biết gì về chính sách kinh tế hay học thuyết cai trị của ông.
Trong khi học thuyết cai trị của Mao trong Cách Mạng Văn Hóa trực tiếp chống lại Nho giáo thì học thuyết của Tập lại ủng hộ Nho giáo – việc mở rộng, thành lập các viện Khổng Tử ở Âu, Mỹ,Á Châu... là một bằng chứng rõ ràng. Trong khi những bước ngoặt kinh tế vĩ đại của Mao – “Đại nhẩy vọt” và Cách mạng Văn hóa – được thúc đẩy bởi chủ nghĩa CS, coi thường sự ổn định xã hội, thì các chính sách của Tập lại được thúc đẩy bởi mong muốn ngược lại: - tạo ra một xã hội ổn định hơn.
Điều này phản ánh rõ rệt sự phát triển của Trung Quốc trong 40 năm qua. Sau bước ngoặt chuyển hướng ủng hộ thị trường mạnh mẽ của Đặng Tiểu Bình qua câu nói nổi tiếng “mèo trắng, mèo đen, mèo nào cũng tốt, miễn bắt chuột giỏi”, đặt tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, đầu tiên là sau cái chết của Mao năm 1976, và sau đó thậm chí còn dứt khoát hơn sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế vượt bậc (với tốc độ trung bình hàng năm trên 6%, căn cứ trên thu nhập bình quân đầu người từ năm 1992 đến năm 2012, trong khi bất bình đẳng xã hội gia tăng - được đo bằng chỉ số Gini, từ 36 lên 47 điểm trong cùng thời kỳ.
Một Trung Quốc mới đã làm cho nhiều người trở nên giàu có, khá giả. Chính sách mở rộng khu vực tư nhân làm thay đổi tầng lớp thượng lưu, Trung Quốc trở nên thịnh vượng khá rõ rệt.
Khuynh hướng nới rộng kinh tế tự do được giám sát bởi Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư ĐCSTQ từ 1989 đến 2002, kế đó là Hồ Cẩm Đào, người cùng lúc nắm 2 chức vụ tối cao của Trung Quốc là Tổng Bí Thư Đảng, Thủ Tướng trong suốt 10 năm sau đó. Giang Trạch Dân đã thực hiện việc tư sản hóa giới thượng lựu vào 2000 khi đưa ra chính sách “Ba đại diện” cho phép các thương gia giàu có dễ dàng được đưa vào các địa vị quan trọng trong các cơ quan của nhà nước. Rõ ràng đây là một nghịch lý dưới chế độ cộng sản, quốc hội Trung Quốc trở thành cơ quan lập pháp giàu nhất thế giới, vượt qua Mỹ với số lượng đại biểu triệu phú đô la.
Đảng CS Trung Quốc qua đó đã từ bỏ lý tưởng của mình - tạo cơ hội bình đẳng, phân phồi đồng đều thu nhập cho mọi người - trở thành một đảng của người giàu. Căn cứ vào những dữ liệu chi tiết, trong một bài báo viết cùng với Li Yang và Filip Novokmet, tác giả Branko Milnovic cho biết con số 5% giai cấp thượng lưu Trung Quốc đã thay đổi đáng kể. Vào năm 1988 chưa đến ¼ giới thượng lưu có liên hệ với khu vực tư nhân, đến năm 2013, một năm sau khi họ Tập lên nắm quyền, tỉ lệ đó lên tới 60%, đồng thời sự chia rẽ giữa thành phần xã hội trong đảng ngày càng tăng.
Vào thời điểm năm 2013, ĐCSTQ vẫn còn đa số đảng viên thuộc nhóm xã hội cũ, có liên quan đến khu vực quốc doanh, tuy nhiên số 5% nói trên càng ngày càng bị chi phối, ảnh hưởng bởi các nhóm “xã hội mới” thuộc giới doanh nhân, chuyên gia trong khu vực tư nhân.
Những người giàu có không chỉ trở nên quan trọng hơn mà còn tỏ ra lộ liễu hơn trong cách hành xử, Tiêu xài xa hoa, coi thường sự thanh bạch của công. Chuyện chiếc Ferrari màu đen gây ra tai nạn ở Bắc Kinh bởi con trai một nhân vật thân cận hàng đầu của Hồ Cẩm Đào là một thí dụ điển hình. Tai nạn khiến người dân cho rằng đảng CSTQ đã dung túng cho đảng viên khi có những biểu hiện tồi tệ nhất về sự kiêu ngạo của giới nhà giàu mới nổi lên.
Không ai có thể phủ nhận, ĐCSTQ hiện vẫn phát triển thành một đảng, một mặt ủng hộ tự do kinh doanh, làm giàu nhưng mặt khác kiên quyết bảo vệ lợi ích của đảng, kích thích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhưng không chia chác quyền lực cho tư nhân hay bất cứ đảng phái nào khác, tương tự như Nam Hàn dưới thời Tổng Thống Phác Chánh Hy (Park Chung-hee). Chúng ta không nên nghĩ rằng hai chữ “cộng sản” sẽ ngăn chận điều đó xẫy ra.
Tuy nhiên, dường như ông Tập có quan điểm khác về vấn đề này. Năm 2012, khi ông Tập đạt được quyền lực tối cao, ĐCSTQ có 2 khả năng để chuyển biến: 1. Trở thành một đảng ủng hộ tư bản về vận hành lẫn học thuyết. 2. Kềm chế sự phô trương quyền lực của tư bản rõ ràng, lộ liễu trong và ngoài đảng, cùng lúc gửi một thông điệp nhác nhở: “-Trọng tài cuối cùng vẫn là Chính Phủ và Đảng, không phải là những ông trùm tài phiệt hay các đại gia”. Thông điệp này cho thấy, nó còn có thể ngăn chận việc phô trương giầu có, trừng phạt những kẻ tham nhũng, chuyển hướng sự vận hành của chính phủ theo chiều hướng bảo đảm công bằng hơn bằng cách giảm chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa các tỉnh miền Đông và miền Tây.
Nếu chúng ta nhìn vào chương trình Thịnh Vượng Chung của họ Tập một cách thực tế, đừng hoang tưởng rằng nó có những chỉ dấu về sự quay lại một cách mơ hồ nào đó chủ nghĩa Mao, chúng ta sẽ thấy một sự hợp lý, đó là việc điều chỉnh quá trớn các chính sách nghiêng hẳn về chủ nghĩa tư bản, những chính sách tăng trưởng thật tốt đẹp nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra những bất ổn của xã hội.
Trong việc kềm chế quá trình tự do hóa của những người tiền nhiệm, không khó để nhận thấy những gì họ Tập đang muốn thực hiện không có gì khác biệt nhiều so với những gì các đảng Dân Chủ-Xã Hội ở Tây Âu nhận ra sau chiến tranh Thế Giói Thứ Hai. Lãnh đạo các nước Tây Âu nhanh chóng nhận thấy rằng nếu để chủ nghĩa tư bản phát triển hoang dã, thế giới sẽ xẩy ra một cuộc Đại Suy Thoái khác như đã xẩy ra cuối thập niên 20, đầu thập niên 30 thế kỷ 20. Những diễn tiến như vậy sẽ chỉ có lợi cho các đảng cộng sản, các công đoàn liên kết với họ.
Ngược lại, chính sách dân chủ-xã hội mà các nước Tây Âu áp dụng lại thành công đáng kể đến độ một phiên bản Trentes Glorieuses của Pháp trong thời kỳ này đã được áp dụng trên hầu hết các nước Tây Âu. Bất bình đẳng trong xã hội giảm xuống, kinh tế tăng trưởng mạnh, một tầng lớp trung lưu mới xuất hiện, hình thành từ những công nhân làm việc chăm chỉ, có học vấn, tay nghề cao.
Hiện tại chúng ta không biết họ Tập có đạt được thành công như ông ta mong đợi không. Các nước Tây Âu là những nước dân chủ, Trung Quốc thì không. Các chính sách của Tây Âu không bị lệ thuộc vào một người hay một sự đồng thuận giới hạn, chúng là sản phẩm của một phong trào trí tuệ rộng lớn hơn nhiều, bắt nguồn từ thời kỳ trước chiến tranh.
Vì vậy, các chính sách của họ Tập có thể trở thành mục tiêu mong đợi của người kế nhiệm ông - tạo sự khác biệt với ông - đặc biệt nếu họ, giống như Giang Trạch Dân, chú trọng nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế và không né tránh việc giúp đỡ các nhà tư bản.
Bên ngoài hệ thống công quyền, một số thành phần thuộc tầng lớp trung lưu, dường như đã mệt mỏi, chán nản với sự kiên quyết lập đi lập lại về một chủ thuyết dương như là sự liên kết vụng về giữa Marx và Khổng Tử.
Tuy nhiên, khi tương lai của Trung Quốc có thể sẽ không ổn định như Tập mong muốn, những ý tưởng chính đằng sau việc “lái sang cánh tả” của ông có thể dễ dàng cho thấy chính quyền ông Tập muốn mở rộng vai trò của nhà nước và Đảng, giảm bớt quyền lực của các nhà tư bản, duy trì tăng trưởng nhưng đồng thời bảo đảm nó không gây bất ổn xã hội. Chúng ta không cần phải viện dẫn chủ nghĩa Mao huyền ảo nào đó để giải thích điều đó.
Đúng hơn, nói theo cách của Chen Yun - một trong những nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc thời kỳ đầu - đã đến lúc thu hẹp một chút không gian hoạt động của các nhà tư bản. Nếu việc “điều chỉnh” đó thành công, nó sẽ đưa Trung Quốc đi theo hướng tăng trưởng hợp lý (4-5% mỗi năm) trong trung hạn. Điều này sẽ duy trì một số bất bình đẳng, đặc biệt là về mặt địa lý, và các nhà tư bản Trung Quốc vẫn sẽ giàu có - nhưng họ sẽ không nắm quyền kiểm soát chính trị.
Các báo cáo gần đây về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị phóng đại quá mức. Chúng phản ánh sự tiếp thu một cách vô thức của các nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc về viễn ảnh kinh tế của TQ. Họ nghĩ rằng, khi Đặng Tiểu Bình tập trung tất cả sức mạnh của TQ vào việc tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng nằm dưới 7-8% là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ kinh tế.
Thời hậu Mao, kinh tế TQ bị thiệt hại nặng nề bởi nền kinh tế quốc doanh nên cách tiếp cận thị trường tự do của họ Đặng đã có những thành quả đáng kể lẫn đáng nể, tuy nhiên nó không thể mãi mãi phát triển như vậy. Tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội phải được duy trì song song, cân bằng với nhau. Con số 10% tăng trưởng mỗi năm của Trung Quốc bắt buộc phải giảm nhưng điều đó không có nghĩa là kinh tế TQ sẽ ngừng tăng trưởng. Cho dù kinh tế TQ không bao giờ có thể thống trị thế giới nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới ở một mức độ nào đó ở vị thế trung gian – Đó là kết quả cần được TQ cũng như phuong Tây hoan nghênh.
Nhận định của người chuyển ngữ: -Tập là Tập, Mao là Mao. Hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Tập không bao giờ là Mao tái sinh, Tập có nhiều tham vọng hơn Mao.
Chỉ số Gini là thước đo thu nhập của các tầng lớp xã hội trong một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia.
Gửi ý kiến của bạn