Chọn người hay chọn phe? Ông Võ Văn Thưởng
có triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng

Phạm Trần
Việt Báo
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN. Theo quy định của Trung ương đảng, việc chọn người phải được: “Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch.” (Thống báo bế mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 08/10/2023).
THỦ TỤC CHỌN NGƯỜI
Việc đề cử người vào Trung ương đầu tiên là do các Ban đảng địa phương, Quân đội, Công an và các Tổ chức đảng thực hiện. Những người này sẽ tham dự Đại hội đảng để bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa mới XIV. Sau đó, Ban Chấp hành mới sẽ chọn các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cuối cùng đến phiên Bộ Chính trị khóa mới đề nghị danh sách 4 người vào 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.
Tiến trình này tuy rườm rà, nhưng do đảng đạo diễn từ đầu đến cuối.
ĐIỀU KIỆN CHỌN
Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai thì đến nay đã có hơn 200 hồ sơ được gửi về Ban Tổ chức Trung ương, tổ giúp việc và báo cáo Bộ Chính trị để chọn vào Trung ương XIV. Ban Chấp hành khóa Đảng XIII có 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết, vì vậy con số “hơn 200” được đề nghị cho khóa XIV có cả số dư ra để chứng minh cuộc bỏ phiếu có dân chủ!
Theo “nguyên tắc” đã tuyên truyền thì tiêu chí và mục tiêu quan trọng nhất trong công tác cán bộ là: “Làm sao lựa chọn được cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài. Và các yếu tố cấu thành đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ bằng lời nói.” (Tài liệu Trung ương).
Những điều kiện này được viết cụ thể trong Quy định 214 ngày 02/01/2020 phân chia như sau:
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương: “Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.”
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương: “Phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.”
CỘNG SẢN TRÊN HẾT
Mấy chữ “bản lĩnh chính trị” mơ hồ này được viết rõ ràng trong Quy định 214 ngày 02/01/2020 về “Tiêu chuẩn chung”, đứng đầu và quan trọng nhất là phải: “Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia-dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia-dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.”
Về đạo đức, lối sống: “Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.”
Tuy nhiên 2 điều kiện này không bảo đảm đã xây dựng đảng thành một khối thống nhất và trong sạch. Bằng chứng là Đảng thừa nhận đã có “một bộ phận không nhỏ”, trong số hơn 5 triệu đảng viên, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” không còn muốn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm “nến tảng xây dựng đất nước”.
Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải ban hành Quy định 37-QĐ/TW ngày 01/12/2021 gồm 19 Điều cấm ”những điều đảng viên không được làm”.
Ba Điều quan trọng hàng đầu là:
Mấy chữ “bản lĩnh chính trị” mơ hồ này được viết rõ ràng trong Quy định 214 ngày 02/01/2020 về “Tiêu chuẩn chung”, đứng đầu và quan trọng nhất là phải: “Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia-dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia-dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.”
Về đạo đức, lối sống: “Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.”
Tuy nhiên 2 điều kiện này không bảo đảm đã xây dựng đảng thành một khối thống nhất và trong sạch. Bằng chứng là Đảng thừa nhận đã có “một bộ phận không nhỏ”, trong số hơn 5 triệu đảng viên, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” không còn muốn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm “nến tảng xây dựng đất nước”.
Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải ban hành Quy định 37-QĐ/TW ngày 01/12/2021 gồm 19 Điều cấm ”những điều đảng viên không được làm”.
Ba Điều quan trọng hàng đầu là:
Điều 1: “Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.”
Điều 2: “Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.”
Điều 2: “Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.”
Điều 3: “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.”
THAM NHŨNG DÀI DÀI
THAM NHŨNG DÀI DÀI
Về mặt tham nhũng, Đảng nhìn nhận: “Trong 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Ban Chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện TƯ quản lý.
Ngành thanh tra, kiểm toán đã tập trung thanh tra, kiểm toán những lực vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022); kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, thi hành án đã chuyển hơn 320 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.”
Như vậy thấy rõ những hứa hẹn trong kế hoạch “xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “phòng chống tham nhũng lãng phí” của khóa đảng XIII không thành công.
Ngay ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã than phiền: “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?" (Theo VietnamNet, ngày 21 tháng 01 2022).
AI LÀM TỔNG BÍ THƯ?
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm.
Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm).
Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
Nếu lấy “địa phương” làm tiêu chuẩn chia quyền cho 3 vùng lãnh thổ Nam-Trung-Bắc như đã xẩy ra, dù không chính thức trong hệ thống cầm quyền của đảng CSVN, thì ông Võ Văn Thưởng có triển vọng cao nhất. Bởi vì ông Thưởng sinh ra ở Hải Dương (miền Bắc), lớn lên và thành danh ở miền Nam. Có tin nói ông Thưởng là con trai của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nên ông đã được tiến cử nhanh như thế.
Tuy nhiên, không có tên tuổi lãnh đạo nào trong số những người có triển vọng được nhắc đến tại Hội nghị Trung ương 8 kết thúc ở Hà Nội ngày 8/10/2023.
Như vậy thấy rõ những hứa hẹn trong kế hoạch “xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “phòng chống tham nhũng lãng phí” của khóa đảng XIII không thành công.
Ngay ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã than phiền: “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?" (Theo VietnamNet, ngày 21 tháng 01 2022).
AI LÀM TỔNG BÍ THƯ?
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm.
Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm).
Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
Nếu lấy “địa phương” làm tiêu chuẩn chia quyền cho 3 vùng lãnh thổ Nam-Trung-Bắc như đã xẩy ra, dù không chính thức trong hệ thống cầm quyền của đảng CSVN, thì ông Võ Văn Thưởng có triển vọng cao nhất. Bởi vì ông Thưởng sinh ra ở Hải Dương (miền Bắc), lớn lên và thành danh ở miền Nam. Có tin nói ông Thưởng là con trai của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nên ông đã được tiến cử nhanh như thế.
Tuy nhiên, không có tên tuổi lãnh đạo nào trong số những người có triển vọng được nhắc đến tại Hội nghị Trung ương 8 kết thúc ở Hà Nội ngày 8/10/2023.
Gửi ý kiến của bạn