Hỏa hoạn ở chung cư Khương Hạ – Trách nhiệm thuộc về ai?
Hình TTV+
Tien Cuong Nguyen
Một vụ hỏa hoạn dữ dội đã xẩy ra vào khoảng gần nửa đêm 12.09.2023 ở một chúng cư mini tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội gây thiệt hại lớn về nhân mạng, tài sản cho người dân. Theo báo chí, truyền thông (chính phủ), đã có khoảng 60 người chết, 40 người bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện.
Tien Cuong Nguyen
Một vụ hỏa hoạn dữ dội đã xẩy ra vào khoảng gần nửa đêm 12.09.2023 ở một chúng cư mini tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội gây thiệt hại lớn về nhân mạng, tài sản cho người dân. Theo báo chí, truyền thông (chính phủ), đã có khoảng 60 người chết, 40 người bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện.
Chính vì hỏa hoạn xẩy ra ngay tại thủ đô Hà Nội, hai ngày sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Mỹ – Joe Biden khiến cho lãnh đạo chế độ CSVN... mất sướng, đồng thời làm cho khuôn mặt của thủ đô vốn đã thiếu mỹ quan - vì những công trình xây dựng bừa bãi, lộn xộn với những cao ốc không theo quy hoạch phát triển đô thị đúng đắn - càng thêm nhếch nhác.
Lãnh đạo chế độ, từ Thủ Tướng Phạm Minh Chính, Phó chủ tịch quốc hội Trần Quang Phương đến Thứ trưởng bộ Công an Nguyễn Văn Long... dù rất bận bịu trăm công ngàn việc cũng (đích thân) đến hiện trường quan sát, nghe báo cáo... các cái từ cơ quan “chức năng”. Ông Chính đã không ngại nguy hiểm đi bộ lên cầu thang (bị cháy) của chung cư mini này để “giám định” sự an toàn... của cầu thang.
Nếu xẩy ra tại Sài Gòn, lãnh đạo trung ương như Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang... nhiều lắm cũng sẽ chỉ có đôi lời chia buồn, cảnh cáo sở Phòng Cháy, Chữa Cháy của công an Thành Hồ. Đám cháy ở Hà Nội nên ông Chính phải tỏ ra có đôi chút dạ quan hoài với nạn nhân.
Chiều ngày 13.09.2023, cơ quan Cảnh sát Điều Tra của Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nghiêm Quang Minh sinh năm 1979 - chủ nhân chung cư mini này – về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo điều 313 bộ Luật Hình Sự.
Không đi sâu vào các chi tiết về thiệt hại nhân sự, tài sản của người dân, cũng như nguyên nhân gây ra hỏa hoạn vì đã có nhiều người nói, bàn đến. Hầu như ai cũng nhận thấy, khi hỏa hoạn xẩy ra tại các chúng cư, các đường thoát hiểm, dụng cụ chữa cháy, bình xịt bột CO²... dường như không có hoặc có nhưng không thể sử dụng để dập tắt lửa hoặc thoát thân.
Đã có những người sử dụng mạng xã hội nêu lên thắc mắc: -Tại sao cư dân trong các chúng cư đó không lên tiếng khi hỏa hoạn chưa xẩy ra? Họ có biết được nguy hiểm tiềm tàng khi hỏa hoạn xẩy ra không?
Người Việt Nam (dường như) một là vô ý thức, hai là coi thường mạng sống của mình, của người chung quanh, ba là... không có thời gian để nghĩ tới. Mja! Lo cái ăn, cái mặc, đóng tiền học phí cho con, tiền học thêm, tiền xăng, tiền điện, thực phẩm, tiền bãi đậu xe... bù đầu. Không ai rảnh đi đặt câu hỏi khi sống trong chúng cư: -Xẩy ra hỏa hoạn, mình chạy đường nào?
Tuy nhiên, giả sử có người buồn tình đời, đêm nằm ngủ không được, vắt chân lên trán suy nghĩ vẫn vơ, tự đặt câu hỏi trên thì (không biết) phải đi hỏi ai và ai sẽ có trách nhiệm trả lời?
Tất nhiên, người đầu tiên được hỏi sẽ là chủ nhà cho thuê hoặc người bảo vệ chúng cư. Hai người này chắc chắn sẽ không có câu trả lời thỏa đáng. Vài kịch bản đối thoại có thể như sau:
- Lo chi anh (chị) ơi! Chúng cư khó cháy lắm! Mà cháy thì chạy còn kịp mà!
Gặp bảo vệ hoặc chủ nhà (khó chịu), câu trả lời có thể là:
- Ở chúng cư phải chịu vậy thôi! Còn không thích, muốn an toàn hơn thì đi tìm chỗ khác mà mướn!
Nếu “bức xúc” quá, không chịu được, cộng với chút can đảm thì có thể xách đít ra ủy ban nhân dân phường, quận hoặc sở Phòng Cháy, Chữa Cháy quận, thành phố “kiến nghị” về sự nguy hiểm nơi mình ở, xin “chỉ đạo” cách đối phó khi có lửa, khói bốc lên ngùn ngụt.
Chuyện gì sẽ xẩy ra? Chẳng có chuyện gì hết. Nếu may mắn không bị cán bộ, lãnh đạo phường, quận nạt nộ, chửi mắng thì sẽ được hướng dẫn, đá trái banh qua phòng, sở cứu hỏa. Phòng, sở cứu hỏa sẽ nhẹ nhàng giao banh cho chủ nhân, người sở hữu tòa chúng cư. Không tin ư? Làm thử xem!
Chế độ CSVN là chế độ độc tài, đảng trị. Thể chế này tạo ra một hệ thống tham nhũng dầy đặc như mạng nhện, từ bộ chính trị, trung ương đảng, tỉnh, thành phố xuống đến hạ tầng cơ sở, phường, xã, khóm, tổ dân phố... Có chức là có quyền nhưng lại hoàn toàn không ai có trách nhiệm.
Bắt ông Nghiêm Quang Minh, chủ nhân tòa chúng cư bị cháy rụi ở Hà Nội đưa ra tòa kết tội, xét xử, tống giam, yêu cầu bồi thường cho những nạn nhân có giải quyết được vấn đề an toàn cho người dân trong các chúng cư khác không? Chắc chắn là không! Bởi vụ hỏa hoạn nằm ở điều mà nhiều người gọi là lỗi hệ thống.
Một số người đổ lỗi cho người dân trong vụ hỏa hoạn ở chúng cư là thấy lỗi hệ thống nhưng không (dám) lên tiếng nên phải chịu thôi. Ai dám lên tiếng khi những người can đảm lên tiếng trong vô số lỗi hệ thống khác bị trù dập, trấn áp, tra tấn, bị giam giữ, kết án nặng nề… với những tội danh mơ hồ?
Vụ hỏa hoạn ở Khương Đình đã được dập tắt, nạn nhân chết thì đã chết, người bị thương đang được điều trị, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thực địa hiện trường tìm hiểu nguyên nhân. Vài ngày hoặc vài tuần sau sẽ chẳng còn bao nhiêu người nghĩ tới... lỗi hệ thống. Ai có nhà, có tiền muốn cơi thêm cái sân, nới rộng cái vách, hàng rào ra đường, lấn vào con hẻm đi lại hoặc lên thêm tầng lầu căn nhà của mình, chẳng có gì khó. Nắm vững nguyên tắc đầu tiên là OK! Ông Nghiêm Quang Minh nếu biết chung, chi cũng sẽ chẳng có lỗi gì, ở tù ít ngày, vài tuần rồi ra thôi.
Tóm lại, chẳng đảng viên, cán bộ, lãnh đạo nào của ĐCSVN có trách nhiệm trong vụ hỏa hoạn ở chúng cư mini trong phố Khương Đình, Hà Nội. Trách nhiệm đó thuộc về toàn dân VN, những người đã để cho lỗi hệ thống tồn tại hơn 70 năm.
Gửi ý kiến của bạn