Tại sao Tổng thống Biden thăm Việt Nam

05 Tháng Chín 20239:29 CH(Xem: 299)

                TẠI SAO TỔNG THỐNG BIDEN ĐI THĂM VIỆT NAM

joe-biden



Phạm Trần
 Việt Báo





Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9  nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên  cấp “chiến lược” là hành động chinh trị  giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng  sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt.
    Nhưng  “ngoại giao chiến lược” là gì?
    Theo ngôn ngữ ngoại giao thì: “Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự.
    Về hình thức, đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể.”
    Sau cấp “chiến lược” sẽ là cấp “chiến lược toàn diện”.

    Bách khoa Toàn thư mở định nghĩa: “Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
    Tới nay, chỉ có 4 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc (2022).”
    Hiện nay Việt Nam có 13 nước là “đối tác chiến lược” trong đó có 5 đối tác là các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, gồm: Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Italy, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp, Malaysia, Philippines, Úc, New Zealand.


CAM KẾT CHIẾN LƯỢC

Đối tác “chiến lược” phải bao gồm những cam kết: không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau. Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh và thịnh vượng chung.
    Trong lĩnh vực an ninh, quan hệ đối tác chiến lược sẽ giúp cho Việt Nam củng cố nền tảng ngoại giao và quốc phòng, hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc giữ gìn an ninh, bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Về “thịnh vượng”, đây là: “Mối quan hệ kinh tế với đối tác đó phải góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Nó thể hiện trên các lĩnh vực: quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển (ODA) và chuyển giao công nghệ.”
    Việt Nam đang theo đuổi đường lối ngoại giao được gọi là “cây tre Việt Nam” dựa trên bản sắc “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn giải nghĩa: “Gốc vững chính là truyền thống tự lực, tự cường, là lợi ích quốc gia-dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. Thân chắc chính là bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, là những cốt lõi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.” (Phỏng vấn nhân dịp Tết Qúy Mão 2023)
    Trong khi đó, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng lý giải rằng: “Chính sách ngoại giao của Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”. Ông nói: “Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, "tuỳ cơ ứng biến", "lạt mềm buộc chặt" (Tuyên bố tại Hội nghị dối ngoại  toàn quốc ngày 14/12/2021)
    Nói cách khác, đảng CSVN muốn “đi dây” giữa Mỹ và Trung Quốc trong chính sách ngoại giao.

QUỐC PHÒNG 4 KHÔNG

Bên cạnh nền ngoại giao “Cây Tre”, Việt Nam cũng đang theo đuổi chính sách Quốc phòng gọi là “4 không”, như quy định trong Sách trắng Quốc phòng” công bố ngày 25/07/2019. Theo đó:
    – Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự;
    – Không liên kết với nước này để chống nước kia;
   – Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;
    – Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;

    Tuy nhiên, theo Thương tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng thời bấy giờ thì “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.” Ông nói thêm: “Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.”
    Lời nói “dự phòng này” của tướng Vịnh đã khiến nhiều chuyên gia dự đoán Việt Nam sẽ nhờ nước ngoài giúp đỡ nếu bị Trung Quốc tấn công quân sự. Nhưng ngoài cường quốc quân sự đứng đầu Thế giới là Hoa Kỳ, không  nước nào có thể giúp Việt Nam được. Do đó, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden để nâng cấp ngoại giao còn gửi một thông điệp cho Trung Quốc về “thái độ quân sự mới” của Hoa Kỳ trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương, đứng đầu là Liên minh Mỹ-Nhật-Ấn Độ và Úc Đại lợi. Thông điệp thứ hai mà ông Biden muốn cho cử tri người Mỹ thấy là ông không phải là một Tổng thống “thiếu cương quyết” với Trung Quốc ở Biển Đông.
    Về phần mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng muốn chứng minh Việt Nam theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập khi tiếp Tổng thống Biden.

MỸ-VIỆT NÓI GÌ?

Ngày 28/8/2023, Tòa Bạch Ốc thống báo chuyến đi Hà Nội của ông Biden như sau (tạm dịch): “Tổng thống Biden sẽ du hành đến Hà Nội ngày 10 tháng 9 năm 2023. Trong thời gian ở Hà Nội, Tộng thống Biden sẽ gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức then chốt khác để thảo luận về cách làm sâu sắc hơn sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Các nhà lãnh đạo hai nước sẽ tìm kiếm cơ  hội để cổ võ sự lớn mạnh của kỹ thuật hóa nền kinh tế của Việt Nam, tăng cường hợp tác nhân dân với nhân dân qua trao đổi về giáo dục, chống  thay đổi khí hậu và gia tăng hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực.”
    Về phía Việt Nam, Ngày 29-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng thông báo: “Dự kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam từ ngày 10 đến 11-9 theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi tin rằng các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Mỹ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, thực chất và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới”.
    Về phương diện kinh tế, tính đến năm 2022, Mỹ nhập cảng hàng hóa từ Việt Nam trị giá hơn 127 tỷ dollars trong khi Việt Nam nhập hàng của Mỹ hơn 14 tỷ dollars.

NĂM TỔNG THỐNG MỸ THĂM VIỆT NAM
 
Ông Biden sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 5 thăm Việt Nam kể từ  khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao  ngày 11 tháng 7 năm1995. Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh của Tổng thống Bill Clinton diễn ra tháng 11 năm 2000. Sau đó đến phiên các Tổng thống George Bush thăm Hà Nội tháng 11 năm 2006, Barack Obama vào tháng 5 năm 2016 để bỏ lệnh cấm  bán vũ khí chấn thương cho Việt Nam. Cuối cùng, vào tháng 2 năm 2019, Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đến Việt Nam để họp thượng đỉnh với Lãnh tụ Bắc Hàn Kim-Jung Un.
    Theo Bách Khoa Toàn thư mở thì: “Từ năm 2013, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ “Đối tác toàn diện” dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ đã tạo ra khuôn khổ mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, môi trường và y tế, hợp tác nhân đạo - giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng-an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, và văn hóa-thể thao-du lịch...”

NHÂN QUYỀN-TÙ CHÍNH TRỊ
 
Thông thường, khi các nhà Lãnh đạo Mỹ thăm Việt Nam thì vấn đề vi phạm nhân quyền và tự do Tôn giáo của Việt Nam lại được đặt ra. Tuy nhiên, vì lý do tế nhị ngoại giao, Hoa Kỳ thường nêu vấn đề này một cách kín đáo.
    Việt Nam thường phủ nhận có giam giữ “tù chính trị”. Hà Nội nhiều lần nói rằng những người bị bắt giam vì vi phạm pháp luật.  Nhưng trong tuyên bố ngày 05/07/2023, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết: “Ở Việt Nam, hiện có hơn 150 tù nhân chính trị bị giam giữ chỉ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình. Các blogger và nhà hoạt động nhân quyền hàng ngày phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa, theo dõi và thẩm vấn của công an. Trong một chế độ độc đảng công an trị không chấp nhận bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động bị tạm giam trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình.
    Các nhà tài trợ và đối tác quốc tế cần gây sức ép để chấm dứt tình trạng đàn áp một cách có hệ thống nhằm vào những người lên tiếng phê phán ôn hòa. Hãy sát cánh cùng chúng tôi kêu gọi phóng thích ngay lập tức tất cả những người đang bị giam, giữ vì thực thi các quyền con người của mình một cách ôn hòa.”
    Cũng vì những vi phạm nhân quyền mà Hoa Kỳ đã liệt Việt Nam vào danh sách các nước “đáng quan tâm”. Như vậy, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden lần này tuy ngắn ngủi, nhưng tin rằng ông sẽ không quên nêu vấn đề nhân quyền, một lập trường đã dính liền với cuộc đời chính trị của ông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!