Quyền Tôn Giáo Không Phải Do Nhà Nước Ban Phát

02 Tháng Mười 201511:41 SA(Xem: 2131)

QUYỀN TÔN GIÁO KHÔNG PHẢI DO NHÀ NƯỚC BAN PHÁT

tt ho
Minh Tâm
 
Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948, văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu, đã quy định nguyên tắc giới hạn quyền con người tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”.
NHÀ NƯỚC: TÔN GIÁO PHẢI TRONG KHUÔN PHÉP
Tờ trình dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo (lần 5), cho rằng một trong những nguyên cớ để tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ quản lý của nhà  nước, là:

Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quy định này là cần thiết để bảo đảm nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong một tổng thể chung về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Các quy định này cũng đã được Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị của Liên hợp quốc ghi “quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác” (khoản 3 Điều 18 Công ước).

Nội dung tờ trình cũng cho biết: “Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo, nhất là đối với các tôn giáo mới cần phải đăng ký hoạt động tôn giáo và trách nhiệm bảo đảm tôn trọng, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo mới hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

Đồng thời, nghiên cứu để quy định hợp lý về các vấn đề thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo (cấp trung ương hoặc trực thuộc); thành lập trường, giải thể trường, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển chức sắc trong tôn giáo; trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết để hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động nội bộ của tổ chức tôn giáo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ và quyết định các vấn đề nội bộ của tổ chức tôn giáo”.

“TÔN GIÁO” KHÔNG THỂ DƯỚI QUYỀN CỦA ĐẢNG

Tôn giáo là gì, chưa thấy trong dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Dự thảo) giải thích. Có cách hiểu theo từ điển: “tôn” là kính trọng, “giáo” là lời dạy của bề trên. Lời phán dạy của đấng tối cao, phải quý kính tuân hành không thể sai khác. Đó gọi là tôn giáo.

Như vậy, khi soạn thảo luật liên quan tôn giáo, bắt buộc phải tôn trọng “Đấng Tối Cao” của tôn giáo, không thể hành chánh hóa mệnh lệnh của nhà cầm quyền. Đặc biệt là không thể cho rằng cần giới hạn quyền tự do tôn giáo nhằm để “bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Bởi cụm từ “bảo vệ an ninh, trật tự công cộng” ở đây sẽ được điều chỉnh bởi Luật an ninh quốc gia 2004. Như vậy, Điều 5 của luật này “Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia”, thì vì an ninh quốc gia, các tổ chức tôn giáo phải “Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Điều 5.2)

Dường như cho đến nay vẫn còn cách hiểu là quyền con người phải do và chỉ có thể do Hiến pháp và pháp luật (hay nhà nước) xác định thì mới có ý nghĩa thực chất, nếu không sẽ không được thừa nhận và áp dụng. Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người.

Các nhà nước chỉ có thể thừa nhận (bằng Hiến pháp và pháp luật) các quyền đó là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà nhà nước có nghĩa vụ công nhân, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy.

HỆ LỤY CỦA HÀNH CHÁNH HÓA TÔN GIÁO

Trong phần “Giải thích từ ngữ” của Dự thảo đã không nêu cách hiểu của nhà làm luật về “Tôn giáo là gì”. Do đó mặc dù đến lần thứ 5 chỉnh sửa, Dự thảo vẫn vấp những lỗi “cực kỳ ngớ ngẩn”.

Đơn cử, Giáo Hội cũng là một cơ cấu hành chính nay họp mai hành xin phép làm sao cho kịp. Rồi người ta chết đến xin làm lễ, nhà sư có biết đâu mà xin phép, đăng ký? Việc lập trường đào tạo là bắt buộc với Giáo Hội. Bây giờ Ban trị sự tỉnh nào chẳng có trường, nếu theo Dự thảo chỉ có cấp Trung ương mới có quyền đề nghị thành lập trường thì quá phiền phức.

Rồi khi phong chức, phong phẩm phải đăng ký. Nhà nước đã công nhận Giáo Hội và hiến chương của Giáo Hội, nay phong chức cũng là theo hiến chương lại phải đăng ký, mà nếu chính quyền không công nhận thì giải quyết ra sao khi đương sự đã thành sự về mặt Giáo Hội?

Một số khái niệm trong Dự thảo không chính xác. Ví dụ định nghĩa khoản 1 điều 2: “tín đồ tôn giáo là người tin, theo một tôn giáo”. Tin ở trong đầu lấy gì kiểm chứng? Liệu có nên dài dòng viết rõ ràng: tín đồ tôn giáo là người đã gia nhập tôn giáo qua nghi lễ nhập đạo. Ví dụ Công Giáo là Rửa tội, Tin lành là Baptem, Phật giáo là Quy y tam bảo…

Khoản 2 điều 3 viết rằng người tín đồ có quyền thể hiện niềm tin nơi gia đình và cơ sở thờ tự là chưa đủ. Nhiều tín đồ các tôn giáo trước bữa ăn có cầu nguyện, làm dấu ở nhà hàng, quán ăn hay người Hồi giáo quỳ cầu nguyện 5 lần/ngày bất kỳ chỗ nào thì không được sao? Có điều các hành vi nơi công cộng đó không được làm ảnh hưởng đến người khác.

Điều 5 khoản 3 có viết: nghiêm cấm “xúc phạm niềm tin tín ngưỡng tôn giáo hợp pháp của người khác” là không ổn chút nào.

Quy định của nhà nước VN, chỉ có tôn giáo được công nhận và chưa được công nhận, không có tôn giáo hợp pháp và bất hợp pháp. Khoản d, Điều 20 quy định các trường tôn giáo buộc phải dạy 2 môn lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam. Nên có loại trừ vì chủng sinh Công Giáo đều có bằng cử nhân. Bây giờ sinh viên học văn bằng 2, những môn học rồi cũng được miễn, sao chủng sinh phải học lại?

Khoản 2 Điều 32 quy định khi phong phẩm, phong chức có yếu tố nước ngoài thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý trung ương cũng khó cho thấy những nhà làm luật chẳng chút kiến thức về vấn đề tôn giáo. Ví dụ tấn phong Hồng Y, đương sự cũng chỉ được báo trước 5 phút thì làm sao xin được sự chấp thuận?

Điều 38 quy định nếu làm lễ ngoài cơ sở tôn giáo, nếu có người đến dự khác xã, huyện thì xin phép huyện, khác tỉnh thì xin phép tỉnh. Đây là điều không thể thực thi vì bây giờ giao thông thuận lợi, người nước ngoài cũng đến dự thì xin phép ai? Chẳng lẽ xin phép Liên hiệp quốc? Bản thân người tổ chức và cấp phép cũng không biết ai đến dự.

NẾU VẪN THÍCH HÀNH CHÁNH HÓA TÔN GIÁO…

Thì những nhà soạn luật về tôn giáo hãy tham khảo nội dung của “Declaration on the Elimination of all forms of Intolerance and Discrimination Based on Religion or Belief” (tạm dịch: “Bản Tuyên ngôn Bãi bỏ các dạng Bất khoan nhượng và Kỳ thị Tôn giáo”) đã được Liên hiệp quốc chấp thuận năm 1981.

(http://www.un.org/documents/ga/res/36/a36r055.htm)
“Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng có thể chỉ tuân theo những giới hạn như được quy định của pháp luật, cần thiết để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự, y tế hay đạo đức hoặc quyền và tự do cơ bản của người khác”. (Freedom to manifest one's religion or beliefs may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health or morals or the fundamental rights and freedoms of others) (Trích Điều 1.3)

“An toàn công cộng” chứ không phải “An ninh quốc gia” được hiểu theo Điều 5.2, Luật an ninh quốc gia 2004.

Lợi ích của việc hạn chế quyền phải lớn hơn thiệt hại do việc hạn chế đó gây ra. Có thể lấy bài học về quyền tự do kinh doanh làm thí dụ. Thời bao cấp, quyền tự do kinh doanh bị hạn chế khá lớn, đã kìm hãm nền kinh tế. Theo đó người dân chỉ có thể tham gia kinh doanh tập thể của nhà nước mà không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Điều này chứng minh việc hạn chế quyền không hợp lý, trái với quy luật phát triển sẽ không đem lại lợi ích mong đợi.

Kể từ đổi mới kinh tế, người dân được mở doanh nghiệp tư. Về tổng thể, khi tự do của người dân được giải phóng, của cải xã hội được tạo ra nhiều hơn và có chất lượng tốt hơn thời tập trung quan liêu bao cấp.

Tôn giáo cũng vậy.

Sau tháng 4-1975, miền Nam bị nhà cầm quyền chiếm nhà thờ, chùa chiền, cấm đoán, ngăn trở tôn giáo… Nay cần phải sửa sai, mà trước tiên là hãy trả lại những gì đã cướp đoạt của tổ chức tôn giáo. Những nhà soạn luật cũng phải nhớ đến điều đó khi chấp bút cho bản dự thảo lần thứ 6.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!