Tự Do và Dân Chủ

26 Tháng Giêng 20238:15 CH(Xem: 452)

                                           Tự Do và Dân Chủ


images

Trần Công Lân




Dân chủ thì đã có nhiều thảo luận như "dân" phải làm "chủ" tức là phải tham dự mọi vấn đề trong xã hội qua các sinh hoạt dân chủ của hệ thống xã hội (xã, quận, tỉnh..) hay luật pháp (biểu tình, hội họp) để góp tiếng, còn nếu không thì quyền lợi sẽ bị đè bẹp bởi những ai lên tiếng tranh đấu.

Còn tự do?

Đa số hiểu đơn giản "tự do" trong chế độ dân chủ Tây phương là muốn làm gì cũng được. Một số khác thận trọng hơn thì kèm theo "trong khuôn khổ luật pháp" nhưng khi có biến cố xảy ra giữa "tự do" và hậu quả của "tự do" thì mọi người không xác định được ranh giới của tự do trong khuôn khổ luật định. Nhất là khi hiến pháp rất mơ hồ trong việc xác định phạm vi của "tự do" cá nhân.

Tự do của con người khi còn sống đơn độc ngoài xã hội khác với khi gia nhập xã hội qua một "xã ước" (social contract) hay hiến pháp. Cho dù hiến pháp quy định "tự do" thì phải hiểu "tự do" này bị chi phối bởi những điều kiện khác trong hiến pháp cho dù được viết (hay) ra ở trang đầu hay cuối thì không có nghĩa là các kiều kiện khác sẽ không áp dụng vì chủ đề thuộc phần trước hay sau của hiến pháp.

Tự do ngôn luận

Vậy nếu mở đầu hiến pháp nói đến tự do ngôn luận và các trang sau đó nói đến an ninh quốc gia hay trật tự xã hội (luật pháp) thì phải hiểu rằng "tự do ngôn luận" phải chịu điều kiện "an ninh quốc gia hay trật tự xã hội" chứ không thể cãi là vì đặt trước khi nói đến "an ninh quốc gia hay trật tự xã hội" nên "tự do" không chịu trói buộc bởi những gì nói đến sau đó.

Trong mọi tập thể xã hội, dân tộc, sắc tộc...đều có những hạng người thiếu giáo dục, gian xảo cố tình gây rối qua những luận điệu như vậy. Ngay cả trình độ của những luật sư, thương gia, chính trị gia cũng lợi dụng kẽ hở của chữ nghĩa để áp đảo và thủ lợi.

"Tự do" không phải chỉ bị quy định bởi hiến pháp qua nhà nước (chính quyền) mà còn chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Nếu giáo quyền và chính quyền không biệt lập thì sẽ giải quyết khác biệt tự do của tôn giáo và chính quyền như thế nào? Mà nếu là một thì tự do của tôn giáo sẽ trên tay chính quyền vì từ Thượng Đế tất phải có lý hơn người thường. Nhưng còn người ngoài tôn giáo thì sao? Khi tôn giáo vượt lên trên biên giới quốc gia thì có quan tâm đến an ninh quốc gia hay không?

Khi người dân được hưởng "tự do" trong một quốc gia có nghĩa là dưới sự quy định của hiến pháp mà quốc gia đó thành lập.

Cũng như "tự do ngôn luận" (free speech) thì phải hiểu tự do đó chiếu theo hiến pháp quy định. "Tự do ngôn luận là nguyên tắc nâng đỡ tự do của cá nhân hay tập thể nêu lên ý kiến mà không sợ trả thù, kiểm duyệt, hay luật pháp hạn chế". Vậy thì tự do nói láo có chấp nhận được không?

Nếu chi tiết hơn thì "ngôn luận"(speech) là bài nói chuyện có mục đích, có giá trị chứ không phải nói suông (talk, say, tell, speak) thì khi lời nói không có giá trị vì sai lạc (cố ý hay vô tình) thì mục đích của ngôn luận sẽ là gì? Khi nói láo thì sự tin tưởng giữa người nói và người nghe sẽ không còn nữa và tương quan xã hội sẽ bị hủy diệt dẫn đến sinh hoạt xã hội xáo trộn. Và như vậy mục đích của hiến pháp là quy tụ mọi người sống trong xã hội sẽ bị phá vỡ vì xung đột đưa đến quốc gia thất bại (failed state).

Khi chưa sống tại Mỹ thì tưởng rằng dân Mỹ có ý thức dân chủ cao độ nhưng sau hơn 40 năm sống tại Mỹ mới thấy không hẳn như vậy. Sau chiến tranh 1945, nước Mỹ sống trong hòa bình quá lâu, người dân yên tâm với nước Mỹ đứng đầu thế giới, nhất là sau khi Liên Xô tan vỡ 1989. Mỗi khi kinh tế khó khăn là người dân Mỹ muốn trở lại ngay thời thịnh vượng như trước đó và sẵn sàng bỏ phiếu chọn ứng cử viên đánh trúng tâm lý đó bất kể tư cách cá nhân hay quá khứ.

Những nhà chính trị mỵ dân thường kêu gọi tự do chọn lựa (your choice), quyền hiến pháp (Constitution rights) như tự do ngôn luận, quyền cầm súng... đồng thời tung tin bôi xấu, chụp mũ đối thủ sẽ đi theo chủ nghĩa xã hội, phá hoại nền kinh tế thị trường hay các truyền thống tốt đẹp của nước Mỹ....

Nhưng họ chỉ nói nửa sự thật. Nửa sự thật còn lại là họ không nói họ sẽ làm gì khi cầm quyền? Khi hứa hẹn "Contract to America" thì không thấy nói nếu không thực hiện được thì sao? Và sau hơn 20 năm họ lại tái diễn với "Commitment to America"?

Thông thường họ kêu gọi giảm thuế cho giới nhà giàu vì nhà giàu sẽ có tiền đầu tư tạo công việc làm cho giới nghèo. Hay tăng chi phí quốc phòng để bảo vệ quyền lợi Mỹ trên thế giới hoặc công việc làm cho người nghèo. Nhưng họ không nói hết là giới nhà giàu (tư bản) đầu tư ra nước ngoài (Trung Cộng, Á Châu) nên dân Mỹ nghèo mất việc làm và chính họ giữ nhiều cổ phiếu của các công ty, kỹ nghệ quốc phòng. Đôi khi họ hứa chống tội ác nhưng khi chính bản thân họ đã không có đạo đức thì lời kêu gọi luật pháp và trật tự là bánh vẽ.

Chiêu bài tự do nghe rất hấp dẫn nhưng chỉ có nhà giàu mới có tự do đầu tư, du lịch, tiêu xài... trong khi dân nghèo thì đó chỉ là bánh vẽ. Về mặt chính trị thì tự do cho mọi người nhưng ai có thời giờ để theo dõi diễn biến chính trị và chiều sâu của nó trong bóng tối nghị trường cũng như các đạo luật được ban hành. Giới chính trị cổ súy tự do cá nhân tối đa nhưng không nói rằng khi tự do quá chớn sẽ gây va chạm, dẫn đến kiện tụng. Ai đã sống ở Mỹ đều nghe qua câu nói "tao sẽ kiện mày ra tòa". Nhưng để kiện tụng thì phải mướn luật sư, tốn tiền (vô phúc đáo tụng đình). Mà chỉ có nhà giàu, công ty mới có tiền mướn luật sư chứ nhà nghèo thì vẫn thiệt thòi. Có khi ứng cử viên hứa sẽ làm luật che chở người già, di dân, thiểu số, da màu, bệnh tật... nhưng càng làm luật thì càng nhiều sơ hở và chỉ có nhà giàu mới có luật sư tìm ra lối thoát (trốn thuế). Cũng như tranh chấp về gia cư, thuê nhà, di dân, kỳ thị... thì xảy ra từ lâu nhưng có bao giờ chấm dứt? Phải chăng các chính trị gia cố tình tạo ra để duy trì quyền lực vì "phải có chúng tôi tranh đấu cho quý vị" thì ABC....

Người dân Mỹ quên rằng một ngày chỉ có 24 giờ mà nhà giàu có thể mướn người giúp việc, làm việc cho họ trong khi nhà nghèo làm 2,3 việc mới đủ sống thì hơi sức đâu biết chuyện ngoài xã hội.

Vậy "tự do" chỉ là khẩu hiệu muôn mặt, ai hiểu sao cũng được. Cũng như "giấc mơ Mỹ" mà họ kêu gọi tuổi trẻ theo đuổi mà không nói rằng cả tốt lẫn xấu. Tự do mơ ước nhưng nếu bạn làm bậy thì vô tù, còn nếu thành công thì đám đông sẽ nhào vô ăn ké sự thành công của bạn. Bởi vậy lớp người di dân cố gắng chịu cực ở thế hệ đầu. Đến thế hệ thứ hai thì thành công nhưng thế hệ thứ ba thì bắt đầu hư hỏng vì Mỹ hóa, vì tinh thần kỷ luật và phấn đấu không còn.

Đó là chưa kể các thú vui, giải trí như âm nhạc, thể thao, cờ bạc, du lịch, hội hè, các dịp bán hạ giá (sale) mỗi khi có ngày lễ. Ngay cả giới trung lưu cũng còn ngập đầu với những sinh hoạt như vậy thì tinh thần đâu mà nghĩ đến chính trị. Khi không có thời gian  để theo dõi tin tức thì đa số sẽ chọn con đường ngắn nhất: tin vào một nguồn tin nào đó (FOX, CBS, CNN...) mà không chịu kiểm chứng (fact check). Một khi thiếu kiến thức và khả năng suy luận thì con người dễ rơi vào những tin giả đánh trúng tâm lý nghi hoặc vô cớ. Thật là ngớ ngẩn khi con người sống dưới chế độ dân chủ, tự do chọn đại diện dân cử (chính quyền) nhưng lại không tin việc làm của chính quyền? Họ thừa hưởng chính sách của chính quyền mỗi ngày nhưng khi có tai biến thì lại chống đối những biện pháp của chính quyền để ra nhân danh "tự do", quyền hiến pháp?

Cũng vì "tự do" họ lấy tin tức qua mạng xã hội (social media) thay vì các cơ quan truyền thông hợp lệ mà quên rằng các cơ quan này có trách nhiệm với luật pháp khi loan tin sai lạc. Trong khi mạng xã hội chỉ là sân khấu của những kẻ vô trách nhiệm. Đa số đã quên rằng tự do của họ vẫn chịu chi phối bởi hiến pháp mà trách nhiệm của mỗi công dân là bảo vệ hiến pháp. Cho dù họ không đồng ý với những gì đang xảy ra, họ có thể phản đối trong phạm vi luật pháp cho phép, qua đại diện dân cử, qua tòa án vì bạn không thể nhân danh "tự do, dân chủ" theo ý bạn để đập phá nền dân chủ đã cho bạn quyền tự do đó.

Vậy mỗi khi bạn thấy những người biểu tình đòi tự do XYZ và cho đó là sinh hoạt dân chủ thì phải tự hỏi họ đã làm gì với "tự do" trong 24 giờ một ngày? "Sinh hoạt dân chủ" của họ là những gì trong thời gian qua trước khi biến cố xảy ra khiến họ phải biểu tình chống đối? Khi phản đối một điều gì thì bạn ở vị trí đối lập: chống đối điều (sự kiện) A để thay thế bằng điều B, nghĩa là bạn đang làm chủ việc bạn đang thi hành, biết kết quả như thế nào chứ không phải bị xúi dục bởi kẻ khác.

Tự do và lời thề

Khi nhập tịch, mọi công dân đều phải tuyên thệ sẽ bảo vệ tổ quốc (Mỹ). Đó là lời thề thứ nhất. Khi ra ứng cử và đắc cử thì khi nhậm chức, các ứng viên cũng phải thề phục vụ tổ quốc. Đó là lời thề thứ hai. Đến khi có kiện tụng thì nhân chứng, bị can, bị cáo đều phải tuyên thệ nói sự thực. Đó là lời thề thứ ba. Cả ba trường hợp đều đặt dưới "nhân danh Thượng đế" (In the God we trust).

-Vậy nếu có "tự do" mà còn mắc kẹt lời thề thì đâu còn là tự do nữa?

-Tại sao đã là công dân (đã thề) mà khi đắc cử, cầm quyền lại phải thề nữa? Vậy hai lời thề khác giá trị hay cùng giá trị? Nếu cùng giá trị như nhau mà thề hoài thì đâu còn giá trị nữa?

-Mà nếu thề mà phải có Thượng đế chứng giám thì lệ thuộc Thượng đế trong khi hiến pháp phân biệt Giáo quyền và Chính quyền? Vậy "Thượng đế" đứng trên, trong hay ngoài chính quyền?

-Nếu khác tôn giáo thì các "Thượng đế" của mỗi tôn giáo có hòa hợp với nhau hay đánh nhau?

-Một khi vi phạm lời thề là có lỗi với Thượng đế. Vậy nếu Thượng đế không phạt can phạm thì cớ sao tòa hay bồi thẩm đoàn dám kết tội? Như vậy thì làm gì có chuyện cùng tin nhau dưới danh nghĩa "Thượng đế"?

Tự do vũ trang

Qua biến cố ngày 6 tháng 1 năm 2021, chúng ta thấy những người biểu tình trở nên bạo động, tấn công Quốc Hội Mỹ. Đó là sự đe dọa nền dân chủ Mỹ qua sự khích động của Tổng Thống Trump đối với cử tri ủng hộ ông sau khi thất cử 2020. Dưới thời Trump 2017-2020, các nhóm cực đoan, quá khích, kỳ thị chủng tộc đã biểu tình võ trang, đe dọa sẽ có nội chiến. Vậy lý do nào dân Mỹ có quyền võ trang?

Đa số nói rằng hiến pháp quy định như vậy. Nhưng bạn có đọc điều khoản đó chưa?

Tu chính án thứ hai nói rằng "một lực lượng võ trang dân sự có quy chế kỹ càng thì cần thiết để bảo đảm an ninh cho quốc gia được tự do, quyền người dân mang vũ khí không thể bị xâm phạm".

Phần đông chỉ nhớ đoạn cuối, quên đoạn đầu. Dân có quyền mang vũ khí. Nhưng đó có phải là một lực lượng có quy chế? Còn nhiệm vụ bảo đảm quốc gia (tiểu bang, xã hội) được tự do là thể nào? Là bảo vệ cơ chế dân chủ mà mọi người chọn lựa qua bầu cử (tu chính nằm trong hiến pháp, có nghĩa sau khi các cơ quan hành pháp, lập pháp, tòa án đã được thiết lập) có nghĩa đơn vị võ trang bảo vệ "chính quyền" chứ không phải để lật đổ chính quyền. Còn nếu theo lời của phe bảo thủ (conservative) là để chống lại chính quyền qua lớn (big government) thì đó là chính quyền đã do bạn và mọi người chọn qua bầu cử tự do thì tại sao bây giờ mới chống? Phải chăng bạn đã lơ là trong khi chọn lựa để chọn nhầm người và bây giờ muốn nổi loạn?

Bạn mang vũ khí để tự vệ? Đúng. Nhưng bạn không thể xách súng chạy ra đường đe dọa kẻ khác hay biểu tình khiêu khích kẻ khác tấn công để có cớ "tự vệ"? Một khi bạn dựa vào vũ khí, võ trang để xài luật "rừng" thì bạn đâu cần đi bầu chọn đại diện trong hành pháp, lập pháp, tòa án? Và như vậy chính bạn đã vi phạm hiến pháp, điều A (tổng quát) chỉ vì dựa trên điều a-2 (chi tiết).

Khi bạn sống trong một xã hội dân chủ cho phép bạn chọn đại diện dân cử từ cấp địa phương đến trung ương với hệ thống tòa án độc lập và quân đội được lãnh đạo bởi viên chức dân cử thì tại sao lo sợ về an ninh của quốc gia. Nếu bạn sợ chính quyền trở thành độc tài thì đại diện dân cử ở đâu? Làm gì? Nếu bạn chọn đại diện dân cử bất lực thì lỗi tại bạn. Một khi cá nhân mang vũ khí để chống lại một thế lực mạnh thì được bao lâu? Nếu không có nguồn yểm trợ về thực phẩm và vũ khí? Phải chăng đó chỉ là yếu tố tâm lý để khuyến khích người dân đấu tranh (bạo động) vì tự do?

Khi bạn đòi hỏi "đừng đối xử với tôi như vậy"(Don't treat on me) thì phải tự hỏi bạn đã làm gì để bị bạc đãi?

Cũng như khi bạn đóng thuế để có chính quyền bảo vệ bạn thì tại sao bạn phải cần võ trang?  Quá khứ lịch sử cho thấy cuộc cách mạng lập quốc đã xảy ra vì người dân có súng (bắn phát một) không có nghĩa là bây giờ người dân có vũ khí (súng máy) là có thể làm cách mạng bảo vệ tự do (sau khi họ đã đi bầu để thiết lập chính quyền dân chủ bảo vệ tự do cho dân)?


- Hình Internet

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Ba 2023
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm. Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
16 Tháng Ba 2023
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
15 Tháng Ba 2023
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
13 Tháng Ba 2023
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
12 Tháng Ba 2023
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
11 Tháng Ba 2023
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
09 Tháng Ba 2023
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?
06 Tháng Ba 2023
Tao còn lạ gì chúng mày phản động, thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình, vào nét, phây búc, mạng xã hội, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vi phạm các điều 79, 258 và 331 luật hình sự, mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng. Tao còn đang điều tra chúng mày a dua dinh líu đến vụ án tên tiến sĩ luật dạy trường Luật và đồng bọn tại Sài Gòn phạm luật 331, mới ngày 24 tháng 2 này. Liệu hồn! Chủ tịch nước mới bầu là thạc sĩ Mác-Lê, tuyên giáo gộc, xem cừu là cừu địch.
04 Tháng Ba 2023
Sứ mạng (cao cả) của ông Vượng, theo như ông nói trong “Tâm Thư” là “xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”. Thương hiệu ông Vượng muốn nói ở đây chính là ô-tô Vinfast mà đại diện hiện nay là 2 mẫu VF8, VF9. Hai mẫu LUX A 2.0, LUX SA 2.0 đã chính thức được ông Vượng khai tử, chuyển qua xe điện VF8, VF9. Không đi sâu vào nội dung của “Tâm Thư” bởi nếu (chịu khó) đọc, sẽ thấy nó cũng chẳng khác gì hầu hết diễn văn của các lãnh đạo CSVN với những lời hoa mỹ, rổng tuếch, mị dân, khoác lác, những lời cam kết, những kế hoạch không bao giờ được thực hiện...
03 Tháng Ba 2023
Nhìn quanh thế giới ngày nay còn bao nhiêu quốc gia đi theo đường lối cộng sản, chỉ có Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba và Việt Nam, trong khi hầu hết đều chọn cho mình một hướng đi khác để dẫn dắt dân tộc, thậm chí xã hội Việt Nam ngày nay còn thua cả quốc gia láng giềng CPC nếu xét theo khía cạnh tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nhưng một tên lãnh đạo ở vị trí thứ ba quyền lực mới lên lại phát biểu là sẽ kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê, điều đó không những ngoan cố mà còn là một sự xuẩn động cố tình nhằm tiếp tục cầm quyền cai trị