Bàn về làm giàu từ ngữ tiếng Việt – phần 1.

08 Tháng Chín 20229:35 CH(Xem: 649)

              BÀN VỀ LÀM GIÀU TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT – PHẦN 1.

                  

images


Lê Bá Vận




Từ ngữ tiếng Việt hiện tại ngày càng phong phú đáp ứng được nhu cầu diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống văn minh hiện đại. Có những yếu tố quan trọng quyết định cho các thành tựu ấy.

Bài viết “Bàn về làm giàu từ ngữ tiếng Việt” gồm 2 phần:

1) Các đặc điểm của từ ngữ tiếng Việt.

2) Các phương thức làm giàu từ ngữ tiếng Việt.

____

 

 

I) CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT.

 

Trong mọi ngôn ngữ, mỗi ‘từ’ (chữ, tiếng, word) được hình thành từ các âm tiết.

Âm tiết (syllable) là đơn vị phát âm ngắn nhất, thể hiện bởi một nguyên âm và các phụ âm đi kèm. Vd: ‘ong’ và ‘trong’ ở tiếng Việt, ‘on’ (trên) và ‘strong’ (khỏe) tiếng Anh.

Để làm tăng thêm số lượng ‘từ’, sự sắp xếp các âm tiết với nhau là giải pháp.

 

Có 2 cách tập hợp âm tiết, đều dễ dàng và thuận lợi ngang nhau.

 

   1) Tập hợp các âm tiết đứng chung, sát nhau để tạo những từ đơn mang nhiều âm tiết. Vd: ‘teacher’ (thầy giáo), ‘education’ (giáo dục) ở tiếng Anh. Tiếng Anh được gọi là ‘đa âm tiết’.

   2) Tập hợp các âm tiết đứng riêng, cạnh nhau để tạo những từ ‘phức’ (đa số là từ đôi). Vd: ‘thầy giáo’, ‘giáo dục’ ở tiếng Việt. Thầy giáo’ là một từ ‘phức’ do 2 từ đơn âm tiết ‘thầy’ và ‘giáo’ ghép chung. Tiếng Việt do đó được gọi là ‘đơn âm tiết’.

Cũng có khi từ Việt ngắn gọn hơn từ Anh, vd. ‘education’ với 4 âm tiết, ‘giáo dục’ chỉ hai.

 

Nhận xét :

1) Ghép các từ đơn đứng cạnh nhau để tạo từ phức là đặc điểm của tiếng Việt đơn âm tiết.

 Một số các nhà học giả gợi ý viết các âm tiết trong từ phức tiếng Việt dính liền nhau, ví dụ : “thầygiáo” và “độclập”. Điều này khiến ‘từ’ Việt có dạng đa âm tiết tương tự chữ viết Pinyin của Trung Quốc Latin hóa để chú âm các chữ Hán. Thí dụ : 老Lǎoshī = lão sư = thầy giáo. Nóngshì = nông sự = đồng áng. Chēliàng = xa lượng = xe cộ. Yuènán = Việt Nam.

  

2) Số lượng âm tiết của một ngôn ngữ là hữu hạn, song sự kết hợp giữa chúng để tạo ‘từ’ mới là bất tận. Thực tế, như ở Trung Quốc sở hữu số lượng 3.000 từ đơn cùng khoảng 15.000 từ phức liên quan đi kèm đã là tương đương trình độ một học sinh tốt nghiệp trung học bao gồm đủ các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà hàng ngày thường tiếp xúc.

Ở nước ta, sách Tam Thiên Tự dạy 3.000 chữ Hán do Ngô Thời Nhậm (1746-1803) soạn được xem là có rất nhiều chữ song đọc dễ nhớ vì soạn theo thể vè 4 chữ.

Theo từ điển mở Wikipedia thì có khoảng một nghìn từ tiếng Anh được gọi cơ bản để cho người ta có thể sử dụng trong các hoạt động thông thường.

 

 II) CÁC THUẬN LỢI LÀM GIÀU TIẾNG VIỆT. 

 

Có hai thuận lợi : 1) Sự linh động của văn phạm Việt. 2) Yếu Tố ‘từ’ Hán Việt.

 

                 1) Sự Linh Động Của Văn Phạm Tiếng Việt.

Văn phạm tiếng Việt đơn giản, mềm dẻo, uyển chuyển dung nạp được những sai phạm theo tiêu chuẩn thông thường.

 

       1.1) Nhiều câu có thể đọc xuôi hoặc ngược. “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” có thể đọc ngược : “Hoa chen lá, đá chen cây cỏ”.

Nhiều bài thơ thuộc loại ”Thuận nghịch độc”, đọc xuôi ngược đều được.

 

       1.2) Từ đôi được tạo dễ dàng, là đặc điểm và là nền tảng làm giàu từ ngữ mới. 

Có hai loại từ đôi : từ ghép và từ láy.

 

               1.2a) Từ ghép gồm : + ghép ‘chính chính’ (đẳng lập) và + ghép ‘chính phụ’.

 

+) Từ ghép ‘chính chính’ đồng loại, cùng là danh từ, tính từ hoặc động từ. Khá nhiều từ ghép ‘chính chính’ có thể đọc đảo ngược. Thí dụ: danh lợi (danh và lợi), thù hận, tranh đấu, núi rừng, củi lửa, chọn lựa, kết nối, vui buồn, kiêng cử…  Không đảo từ được, vd: đất nước, can đảm, thành bại, hiền từ, bạn hữu, sự việc...

 

Theo ngữ nghĩa có 3 trường hợp ghép chính chính:

--Ghép 2 từ đơn gần đồng nghĩa thì nhằm bổ sung nghĩa, vd: ngu ngốc, tập dượt, mồ mả.

--Ghép 2 từ đối nghĩa để tổng hợp mọi khả năng, tình huống, vd: ngày đêm, tốt xấu, ít nhiều.

--Chứa 2 từ có liên quan ngữ nghĩa là để khái quát hóa, vd: ăn ở, đồng ruộng, nhớ thương. Loại từ này đa dạng, ẩn dụ, vd: đất nước, non sông, búa rìu, sấm sét, trâu ngựa…

 

+) Từ ghép ‘chính phụ’, gồm một từ chính và một từ phụ, định tính. Thường không thể đọc đảo từ, vd: ăn mày, nhà chứa, máy bay, xe đò, cá lóc… lắm khi đảo từ làm khác nghĩa hẳn, vd: chịu khó/khó chịu, hạ thủ/thủ hạ, vi phạm/phạm vi...

 

Nhiệm Vụ Của Từ Ghép:

+) Từ ghép chính chính làm giàu tiếng Việt do cải tiến, là bước đi ngang mở rộng cách dùng, vd: đã có quy mô, quy tắc, quy củ, quy nạp v.v… nay thêm quy hoạch, quy kết, quy trình, quy chụp…

Tiếng Việt thêm chuẩn xác và hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống.

 

+) Từ ghép chính phụ nhằm sáng tạo, vd: xe ôm, phượt thủ, triều cường…, nhằm dịch thuật, vd: vệ tinh (satellite), xa lộ (highway), siêu âm (ultrasound), nhất là dịch thuật ngữ các ngành khoa học, kỹ thuật, hoặc nhằm giới thiệu các sản phẩm mới như tủ lạnh, iPhone, lò vi ba, thang cuốn…

 

Về mặt thực tiễn từ ghép chính phụ là bước đi tới, khai phá, tích cực và thiết yếu.

Từ láy tả tình, tả cảnh có tính biểu cảm cao, đáng tiếc số lượng hầu như không tăng thêm.                                                                                 

   

           1.2b) Từ láy.

Từ đôi láy (gọi tắt là từ láy) đáp ứng 2 điều kiện sau:

     + Chứa ít nhất một từ vô nghĩa, vd: khỏe khoắn, luộm thuộm, bẽn lẽn.

     + Có yếu tố láy âm (điệp âm). Một từ, thông thường là từ đứng sau, lặp lại:

a) hoặc phụ âm đầu của từ đứng trước, vd: phụ âm ‘b’ trong bạc bẽo, buồn bã, bẽ bàng.

b) hoặc lặp lại vần âm sau, vd: vần ‘àu’ trong làu bàu, càu nhàu, bàu nhàu.

 

Trường hợp có nguyên âm đứng đầu từ: mọi nguyên âm được xem có thể láy với nhau.  

      + cả 2 từ đều bắt đầu bằng nguyên âm = là từ láy, vd: ỡm ờ, ấp úng, èo uột, ỉ ôi, ì ạch.

      + chỉ từ đầu bắt đầu bằng nguyên âm + láy đúng vần âm sau = là từ láy, vd: a ha, áy náy, ăn năn, ô rô (cây), ôi thôi, ung dung, úc núc...

      + chỉ từ đầu bắt đầu bằng nguyên âm + láy sai vấn âm sau = từ láy vớt, láy biến âm, không hoàn chỉnh? vd: âm thầm, eo sèo, ê chề, ê hề, êm đềm, ủ rũ, um tùm…

 

Ngoài ra nếu từ láy có chứa các dấu ‘hỏi’ và ‘ngã’ thì có thể sử dụng luật “sắc không hỏi” - “huyền ngã nặng” giúp xác định dấu hỏi ngã của từ. Thí dụ: nghỉ ngơi và nghĩ ngợi.

 

Có trường hợp gây nhiều tranh cãi: chỉ có từ vô nghĩa, không có yếu tố láy, vd: đồng áng, phân bua, góa bụa, già nua, búa xua, bếp núc, giàu sụ – từ chưa rõ gốc, là từ cổ? là chính chính?

 

Chú ý: Các từ đôi ‘cuồn cuộn, thăm thẳm, đo đỏ, bươm bướm’… chỉ láy phụ âm đầu. Các từ đôi ‘rưng rưng, làu làu, kè kè’… là những điệp từ = láy từ (phân biệt với từ láy là điệp âm).         

 

Có từ điển từ láy. Tổng số từ láy là trên 2500, rất phong phú, có các đặc điểm sau:

a) Từ láy phụ âm đầu chiếm đại đa số và đa số các từ thành phần khác vần bằng trắc, vd: bền bĩ, giữ gìn, ngọt ngào, vui vẻ... (*).

b) Từ láy vần âm sau có số lượng khoảng 60 và các từ thành phần luôn cùng vần bằng trắc, vd: bơ vơ, chờn vờn, lác đác, tỉ mỉ (chủ yếu các chữ b, l, t, ch).

c) Từ láy có nguyên âm đứng đầu từ có số lượng khoảng 60, vd: inh ỏi, im lìm...

Tất cả đều không thể đọc đảo ngược ngoại trừ chỉ một hai chục từ năng dùng thuộc loại láy phụ âm đầu: bề bộn, dở dang, đau đớn, giữ gìn, hững hờ, lai láng, lửng lơ, lững lờ, mịt mờ, mù mịt, ngạt ngào, tả tơi, tha thiết, thẫn thờ, thơ thẩn, thướt tha, vấn vương, xác xơ, xạc xờ…     

 

Các từ Hán Việt cũng có khả năng tạo từ đôi láy: bạc bẽo, biền biệt, dả, đãi đằng, hãi hùng, hậu hĩnh/hĩ, hiểm hóc, khách khứa, kỳ quặc, lạc lõng, mẩn, mỹ miều, não nề/nùng/nuột, ngại ngùng, ngạo nghễ, nghiệt ngã/ngõng, nhã nhặn, nhục nhã, quá quắt, tập tành, tằn tiện, thực thà, tiện tặn, tục tằn/tĩu, túy lúy,…

 

Sự đọc đảo ngược rất hữu ích trong thi văn, để gieo đúng vần.

Thí dụ: “Trăng ngập dòng sông chảy láng lai”- Hàn Mặc Tử.

 

       1.3) Sử dụng danh từ thành động từ hoặc tính từ.

Thí dụ: Cô rất thần tượng cha cô. Rất ấn tượng cô giáo.

Gia đình cô rất hoàn cảnh, nét mặt tâm trạng, hình sự, một biệt thự rất đẳng cấp…

Tương tự ‘danh giá’ là danh từ trong ‘danh giá gia đình’, tính từ trong ‘gia đình danh giá’.

Có khi như `yêu cầu`, ngược lại, động từ thành danh từ.

 

Văn phạm Việt thích hợp với ngữ pháp `lặp từ’, viết thêm từ đồng nghĩa cho có đôi, vd: chửi rủa, hủy bỏ, bạn hữu, đều đều, lâng lâng, xanh xanh. Hoặc giả ‘ngày sinh nhật’, ‘người công nhân’. Thông thường người ta nói: ‘vụ này’ hoặc ‘việc này’, bây giờ thì luôn nghe ‘vụ việc’ này.

Chữ Hán ’vụ’ = việc, vd : công vụ. Chữ ‘sự việc’ cũng năng được dùng. ‘Sự’ 事 = việc.

 

Tuy vậy ngữ pháp điệp từ (điệp=trùng lặp) này tiếng Anh gọi là ‘redundancy’ hoặc ‘pleonasm’ rườm rà theo họ nên tránh vì thêm yểu tố thừa không cần thiết (needless repetition). Tiếng Anh nói: ‘return back, repeat again, new innovation…’ thì các chữ: ‘back=lui, again=lại, new=mới’ là thừa vì ‘return’ đã có nghĩa trả lui, ‘repeat’ đã có nghĩa nói lại, ‘innovation’ đã có nghĩa đổi mới.

Tiếng Việt có thể nói ’dư thừa’ dù dư=thừa và cũng có thể sử dụng từ láy: dư dả, thừa thãi.

 

       1.4) Văn phạm uyển chuyển lắm lúc gây tình trạng lẫn lộn.

Áo ấm = áo lạnh/rét (giữ ấm chống rét), đánh thắng = đánh bại (ta thắng địch bại), giảm bớt = giảm thêm (bớt lại, giảm thêm), thấp bớt = thấp thêm, gầy bớt = gầy thêm, mở điện = đóng điện, nên dùng mở và tắt, tiếng Việt bỏ dấu = thêm dấu, nín thinh = làm thinh (làm sự nín thinh). ‘Cặp đôi’ vợ chồng = cặp vợ chông (cặp=đôi là từ đồng nghĩa lặp lại).  

 

Hoặc nói tắt: “quyết” thay thế ‘quyết định’ , “quản” thay thế ‘quản lý’, “phí” là “lệ phí”, tiền “tuất” là tiền ‘tử tuất’, người “lịch” = ‘lịch lãm’, “căng” = căng thẳng, “tuyển” VN = đội tuyển VN, “trao đổi” = trao đổi ý kiến, bà “chăm” ông = chăm nuôi…

 

 

                2) Yếu Tố Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt.

Chúng ta xét 1) các đặc điểm, 2) vai trò các từ Hán Việt.

 

      2.1) Các Đặc Điểm Của Từ Hán Việt.

             2.1a) Theo Hán ngữ đại tự điển thì số lượng chữ Hán đơn là trên 56.000.

Tiếng Việt cho nhập tịch khoảng 5.000 ‘từ’ Hán (gần 1/10 tổng số) và hoán cải theo âm Việt. Đó là những từ Hán Việt, trong số đó chỉ khoảng 1.000 từ là thực sự thông thường được dùng. 

 

Trong tiếng Việt hiện nay, từ vựng Hán Việt chiếm khoảng 70%, còn lại 30% là từ thuần Việt, tuy ít hơn nhưng luôn dùng.

 

Từ thuần Việt chiếm tỷ lệ trên 90% trong giao tiếp chuyện trò hàng ngày, kịch nói, trên 85% trong các tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, hồi ký… Từ đơn thường được dùng.

Trong bốn câu đầu của truyện Kiều: “Trăm năm trong cõi…” chỉ có 2 từ Hán Việt (tài mệnh).

Bài thơ ‘Bánh Trôi Nước’ 28 chữ của Hồ Xuân Hương chỉ có một từ Hán Việt (Thân em).

 

Từ Hán Việt ngược lại chiếm khoảng trên dưới 70% ở các công trình biên khảo khoa học, kỹ thuật, kinh tế, nghệ thuật, triết, văn, tôn, chính trị, quân sự… cần sử dụng các danh từ trừu tượng thường thiếu sót trong tiếng Thuần Việt. Từ đôi là thông dụng.                   

 

             2.1b) Nhiều từ đơn Hán Việt trùng với từ Thuần Việt (từ Nôm) nên có thể đứng riêng lẻ, vd: thần, thánh, đông, tây, học, hoãn, ác, hung, tạo, tại… Song đa số đứng thành cặp, đôi ba (từ phức) vd: bảo đảm, can đảm, phong trần, kết liễu, câu lạc bộ… Chữ Hán ít âm tiết, đa nghĩa, đoán được nghĩa là khó. Nếu chúng đứng cụm đôi, ba với nhau thì dễ nhận diện.

 

             2.1c) Các bất đồng giữa từ ngữ Việt, Trung:

+Khác lời – Tiếng Việt nói: “ca sĩ, thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ (nhà văn), phi công, tài xế…” thì tiếng Trung nói: ca thủ, thi nhân, họa gia, tác gia, phi hành viên, tư cơ (tư=điều khiển).

 

+Khác nghĩa -- Tiếng Trung “khôi ngô” là nở nang, to tát, thì tiếng Việt có nghĩa nam nhi mặt mày sáng suả đẹp đẽ. “Đinh ninh” là dặn dò thì tiếng Việt hiểu là tin chắc. “Bần tiện” là nghèo hèn thì tiếng Việt hiểu trệch ra là keo kiệt, thù vặt, kém nhân phẩm. “Tử tế” là tỉ mỉ, cẩn thận, tằn tiện thì tiếng Việt có nghĩa xử sự tốt. “Khốn nạn” là rắc rối, khó khăn thì tiếng Việt có nghĩa hèn mạt, đáng khinh. “Vấn nạn” là hỏi vặn thì tiếng Việt dùng với nghĩa vấn đề khó khăn, nan đề…

Các thí dụ rất nhiều nên chẳng để tâm làm gì, chữ nghĩa của ai nấy dùng.

 

      2.2) Vai Trò Các Từ Hán Việt.

Tiếng Việt hưởng lợi sở hữu 2 tài sản ngôn ngữ. Đó là tiếng Thuần Việt (Nôm) và tiếng Hán Việt khiến nhiều sự việc được diễn tả theo hai cách, bình thường mộc mạc hoặc văn vẻ kiểu cách. Có thể nói, viết: người đẹp hoặc ‘mỹ nhân’, giúp đỡ hoặc ‘hỗ trợ’, giàu sang hoặc ‘phú quý’, yêu nước hoặc ‘ái quốc’, chia buồn hoặc ‘phân ưu’, qua đời hoặc ‘tạ thế’, dùng hoặc ‘sử dụng’, có hoặc ‘sở hữu’,  phần lớn hoặc ‘đa số’, vùng biển hoặc ‘hải phận’.…

 

Tuy nhiên có trường hợp tiếng Nôm bất túc, để diễn tả phải dùng ‘từ’ Hán Việt, văn vẻ.

Thí dụ: anh hùng, bổn phận, danh dự, thông minh, công lao, khuyến khích…

Ngược lại có nhiều tiếng Trung bình dị trong sinh hoạt hàng ngày thì xa lạ với tiếng Việt.

Thí dụ : bồ đào=nho, bình quả=táo, thái=rau, nãi=sữa, bính=bánh, trác tử=cái bàn, ma tước=chim sẻ, mã nghị=con kiến, chiếu tướng=chụp ảnh, lý phát=hớt tóc…

Cũng như các từ ngữ chưa hề được nghe: khảo lự, phủ tuất, thủ giản, dao khống, để cảo…

 

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song trong thực tế cấu trúc từ phức lại là chủ đạo. Tiếng Việt đã thành hình hiếm khi bổ sung từ đơn mới song vẫn đều đặn tạo từ phức.

 

--Từ phức, có thể thuần Việt, vd: thóc lúa, cày cấy, chia sẻ, đùm bọc, ghen ghét, cay đắng…

--Có thể Hán Việt, vd: bình đẳng, đoàn kết, tổ quốc, lạc quan, khả năng, tục huyền…

--Có thể hỗn từ (hỗn=trộn lẫn), vd: binh lính, bụi trần, da liễu, đơn chiếc, hiểm nghèo, học trò, bói toán, bồi đắp, chi trả, nuôi dưỡng, quê hương, thoái lui, sức lực, mùi vị, sự việc, tài giỏi, tiễn đưa, tụ họp, tuyển chọn, vi tính, vi sóng, xét xử, xương cốt, yến tiệc… Và linh tinh gần đây, in ấn, đạo nhái, siêu bền, chỉnh sửa, quốc giỗ, quy chụp,  khai màn (khai mạc), di dời, vụ việc, hấp hôn, trải nghiệm, (từ gốc Hán được gạch dưới). 

Các hỗn từ thể hiện sự phối hợp hữu ích, thông dụng và tinh xảo giữa từ Nôm và từ Hán.

 

Các từ Hán Việt giúp làm tăng từ một lên 3 lần khả năng tạo từ đôi mới trong tiếng Việt.

 

Có những từ Hán Việt thuộc loại rất khó, ít sử dụng, vd: ‘lân tuất’, ‘trừ tịch’, ‘bỉ sắc tư phong’, phải được chú thích nghĩa. Nhiều từ khác, năng gặp hơn, vd: ‘kỳ phùng địch thủ’, bạn ‘cố tri’, người ‘tâm phúc’, người ‘thục nữ’, ‘thiên kiều bá mị’.  

Tất nhiên mọi người đều dễ dàng hiểu nghĩa các từ phức ấy, lắm khi ngỡ là tiếng thuần Việt. Đại khái kỳ phùng địch thủ = kẻ ngang tài, bạn cố tri = bạn quen cũ, người tâm phúc = người tin cẩn, thục nữ = người đàn bà đức hạnh, thiên kiều bá mị = xinh đẹp tuyệt vời.

 

Song chỉ những ai nắm được nghĩa của mỗi từ đơn Hán Việt, vd: ‘kỳ’= đánh cờ, phùng= gặp, cố= xưa, tri = biết, tâm = tim, ‘phúc’= bụng, thục = hiền lành v.v… thì từ đó mới có thể thao tác chúng để tạo thêm từ phức khác. Thí dụ đã có ‘tọa cụ’ của các thiền sư, lại đặt thêm từ ‘ngọa cụ’.

Chữ cụ具jù = đồ dùng vốn đã cung cấp cho tiếng Việt hàng loạt từ đôi thông dụng: cụ thể, dụng cụ, công cụ, khí cụ, nhạc cụ, họa cụ, cụ bị, nông cụ, học cụ, hình cụ, gia cụ, quân cụ, y cụ, đạo cụ… 
 
Có nhiều biện pháp tu từ để làm giàu từ ngữ tiếng Việt. (xem tiếp, Phần 2).

 
Chú Thích. 
 
(*) Các từ láy ‘khù khờ, rắc rối, ngao ngán, nhút nhát, (láy phụ âm đầu), bàu nhàu, lom khom, tờ mờ (láy vần âm sau)’… do từ đứng trước là vô nghĩa nên láy âm theo từ đứng sau có nghĩa.  
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!