Cách Mạng: Tư Tưởng Đến Hành Động & Con Người (P2)
Hình Internet
Trần Công Lân
B . Nhận diện người
- Máu giang hồ (lương sơn bạc) thì tốt nhưng không phải là lãnh đạo.
- Dám liều mình nhưng có tầm nhìn, có nhìn thấy sau lưng. (công và thủ)
- Nhìn bên ngoài nhưng có thấy bên trong ruột (hay nhưng vì giấu diếm).
- Trước tiên bạn phải là một nhà báo, phóng viên biết lấy tin tức phân tách tin tức, chuyển tin tức đến người cần biết và bảo mật nguồn tin.
- Bạn là con sói đơn độc (lone wolf). Bạn phải biết thủ thân. Có đồng đội thì tốt mà không có cũng không chết hay lâm nguy.
- Bạn phải là một Nina sát thủ khi cần thiết. (khi tính mạng bạn bị lâm nguy)
- Bạn phải là một nhân sự đa tài, đa dạng: nông dân, thủ công nghệ (handyman), biết đủ thứ lặt vặt để sống qua ngày những lúc khó khăn.
- Biết kiên nhẫn.
- Có sức chịu đựng (thể xác lẫn tinh thần).
- Óc quan sát.
- Không nóng giận, không rơi vào đam mê rượu chè, tình dục, cờ bạc...
- Con người cách mạng: trong bóng tối, không chức vụ, giữ nguyên tắc, mục đích. Tổ chức là chính, cá nhân là phụ. Chủ trương đường lối không thể thay đổi. Cách mạng là công tác hiện tại. Một khi thành công con người cách mạng rút lui. Có thể trở thành hoạt động chính trị tùy mỗi người.
- Chính trị là những người tranh đấu để cầm quyền điều hành đất nước trên căn bản hiến pháp, luật pháp sẵn có. Họ có thể là đối thủ (rival, opponent) của nhau nhưng không phải là kẻ thù (enemy) và phải tôn trọng luật lệ tranh cử cũng như cung cách hành xử của xã hội, văn hóa mà dân tộc họ muốn phục vụ đang theo đuổi.
- Con người chính trị: cần ra ánh sáng công chúng, cần vai trò, chức vụ, có thể thỏa thuận để đạt mục tiêu. Tổ chức chỉ là phương tiện. Nếu cần có thể thay đổi để đạt yêu cầu, vai trò (image) của cá nhân cần bảo vệ cho tương lai.
- Con người Chính (cần thiết, quan trọng, nổi bật, ở giữa, thẳng..) Trị (điều hành, quản lý, ổn định, hòa hợp) cần sự điềm tĩnh, khiêm nhường, biết nghe, biết chọn lựa, cân nhắc, dám chấp nhận sai lầm. Biết chuẩn bị để đón nhận trách nhiệm. Khi nắm trách nhiệm biết nhìn về tương lai để có kế hoạch. Con người chính trị không chấp nhận xáo trộn, khuynh đảo cho dù có lợi cho mình. Sẵn sàng đối thoại với đối lập. Dùng thủ đoạn để triệt hạ đối lập là triệt hạ cơ chế dân chủ.
- Tương quan đa số-thiểu số phải đặt trên "danh dự -trách nhiệm -tổ quốc (hay dân tộc)".
- Đảng không phải chỉ là chủ trương, đường lối mà còn là con người (đảng trưởng, đảng viên).
- Lầm lẫn thông thường của người đi đấu tranh cho dân tộc là quá tin vào những ai tự tuyên bố là (đi làm cách mạng) mà không có một tiến trình thử thách (test), thử nghiệm qua hành động, lời nói, quá khứ và dự tính tương lai; suy nghĩ và phân tách các vấn đề đã và đang xảy ra. Tiến trình phối hợp (cộng tác) cũng cần theo thứ tự của an ninh, tình báo chứ không thể phó mặc qua cam kết, hứa hẹn.
- Tình cảm linh tinh: bạn bè, gia đình, họ hàng…( cả 2 chiến tuyến) cộng sản tuyệt đối dứt khoát (thoát ly gia đình, vợ con, họ hàng chỉ là bề ngoài, để lợi dụng che mắt thiên hạ...). Cách mạng không phải tàn nhẫn mà cần dứt khoát để khỏi lấn cấn khi phải quyết định quan trọng (cấp lãnh đạo).
C. Tổ chức cách mạng và tổ chức chính trị
Đa số các tổ chức chính trị của người Việt tự do rất mơ hồ, lỏng lẻo về nội dung lẫn hình thức. Lý do chính là những người tham dự vẫn chịu ảnh hưởng của thời 1930s với tổ chức chống lại sự cai trị của nước ngoài. Sau 1954 thì miền Nam thành một quốc gia nhưng các đảng chính trị vẫn hoạt động theo kiểu cũ: cách mạng mà không có lý thuyết, cơ cấu, kiến thiết (kiến trúc và cơ năng) và nhân sự cũng hầu như không có hay có mà không biết làm gì ngoài việc tranh giành chức vụ trong chính quyền chứ không phải phục vụ người dân hay nâng cao dân trí.
Sinh hoạt này tiếp tục cho khối người Việt hải ngoại và đưa đến tình trạng hôm nay.
Trở lại tổ chức cách mạng đòi hỏi lý thuyết (tư tưởng chỉ đạo, sách lược, tham mưu); tổ chức các cơ cấu để đối phó với bạo quyền và nhân dân; chiêu mộ nhân sự để huấn luyện và vận động ngoại giao. Nếu hoạt động trong nước sẽ phải đối đầu với sự đàn áp của bạo quyền. Có được sự ủng hộ của người dân là yếu tố chính để sống còn. Nếu là hoạt động tại hải ngoại thì sự đe dọa của bạo quyền giảm bớt nhưng mất đi sự liên hệ trực tiếp với quần chúng.
Vì đặt nặng trọng tâm là lật đổ bạo quyền, đảng cách mạng thường bỏ sót phần kiến thiết sau cách mạng. Nhất là giai đoạn tổ chức cách mạng trở thành tổ chức chính trị, sinh hoạt nghị trường chứ không còn là bí mật. Mọi bất đồng ý kiến với các tổ chức bạn phải được tranh luận công khai, qua luật lệ, nguyên tắc chứ không còn là bạo động, thủ tiêu, ám sát...
Đó là trở ngại lớn nhất của các tổ chức cách mạng vì nhân sự đã được huấn luyện và hoạt động theo tiêu chuẩn đấu tranh có xung đột. Khi con người đã có quán tính trong suy nghĩ và hành động thì khó mà thay đổi trong thời gian ngắn để chuyển từ bạo động sang ôn hòa. Khối nhân sự tham dự từ đầu có thể có công với cách mạng nhưng liệu có thích hợp với giai đoạn kiến thiết (sau cách mạng)?
Đối với các tổ chức có kế hoạch, lý thuyết thì lại khó khăn hơn. Họ phải duy trì nhân sự để tiếp tục thực hiện giai đoạn kiến thiết như đã chủ trương. Nhưng nếu không có hiệu quả thì sao?
Quan trọng hơn hết là mặt tinh thần: đạo đức. Sau một thời gian đấu tranh, hy sinh mọi mặt thì sau khi thành công thì lớp nhân sự đó sẽ được phần thưởng như thế nào? Còn đối với lớp người mới thì mức độ tu dưỡng bản thân sẽ như thế nào để có thể tiếp tay thực hiện phần kiến thiết nếu không chọn lựa kỹ thì sẽ phá hoại thành quả cách mạng.
TCL
Tháng 2 năm 2021
(Việt lịch 4900)