Ngô Xuân Lịch lảm nhảm những gì ở Shangri-La

03 Tháng Sáu 20199:09 CH(Xem: 4738)

                       Ngô Xuân Lịch lảm nhảm những gì ở Shangri-La

62325040_343539283026098_2317320510448336896_n



TS. Nguyễn Ngọc Chu 



Suốt cả bài diễn văn, ông Ngô Xuân Lịch không có một lời phê phán Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông Nam Á, xua đuổi, đâm chìm thuyền cá ngư dân Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam. Trái lại, chỉ thấy Trung Quốc và Việt Nam đang “thống nhất duy trì” hòa bình, ổn định trên Biển Đông Nam Á.

ĐÃ KHÔNG LÊN ÁN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC BIỂN ĐẢO, SAO CÒN ĐỀ CAO “THIỆN CHÍ” CỦA TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀY?

1. Ai cũng biết Trung Quốc nói một đường làm một nẻo. Và mục tiêu chiếm đoạt BIỂN ĐÔNG NAM Á của Trung Quốc là không thay đổi và không khoan nhượng. Chỉ có áp lực quốc tế mới làm cho Trung Quốc phải thay đổi cách xâm chiếm và trì hoãn sự toàn thắng về mục tiêu xâm chiếm của Trung Quốc.

2. Việc Việt Nam và các nước ASEAN yêu cầu Trung Quốc ngồi đàm phán về BIỂN ĐÔNG NAM Á, đòi hỏi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) là điều cần thiết.

Thế nhưng phải xác định trước rằng, đàm phán chỉ là kế sách kéo dài thời gian của Trung Quốc. Và ý thức trước rằng, có thể phí thời gian cho Trung Quốc câu giờ, nhưng vẫn phải làm, vì đó là cách vạch mặt Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế.

Điều cần xác định trước một cách không nghi ngờ, là không bao giờ đạt được một thoả ước đúng nghĩa với Trung Quốc. Vì nếu Trung Quốc ký vào một thoả ước thì chỉ có hai điều kiện xảy ra: Một là thoả ước đó có lợi thế nhiều hơn cho Trung Quốc; Hai là, nếu không có lợi thế áp đảo, thì Trung Quốc sẽ tìm cách không thực hiện thoả ước.

Biết rõ điều đó để xác định đúng mục tiêu và âm mưu của Trung Quốc, rằng mọi đề nghị của Trung Quốc chỉ là một trò chơi ngoại giao và mỵ công luận.

3. Nhưng tướng Nguỵ Phương Hoà lại đã quá thâm mưu. Ngay trước diễn đàn Shangri-La (31/5/2019), Nguỵ Phương Hoà làm một cuộc viếng thăm Việt Nam (27-29/5/2019). Rồi đưa nhử Việt Nam một chiếc bánh vẽ - cùng Việt Nam duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông Nam Á – điều chưa bao giờ có và sẽ không bao giờ có trên thực tế.

Mũi tên của Nguỵ Phương Hoà nhằm vào 2 đích.

Đích thứ nhất: Việt Nam là nước bị Trung Quốc chiếm nhiều biển đảo nhất trong khu vực Asean. Đưa cho Việt Nam những hứa hẹn hoà bình ổn định ở Biển Đông Nam Á để Việt Nam không phê phán Trung Quốc ở Hội nghị Shangri-La.

Đích thứ hai: Shangri-La là diễn đàn mà các nước, trong đó nhất là Mỹ, chỉ trích mưu đồ và hành động càn rỡ của Trung Quốc ở Biển đông Nam Á. Nay Trung Quốc vừa đưa ra sáng kiến duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông Nam Á lại được Việt nam nhất trí ủng hộ. Việt Nam là nước bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo nhiều nhất mà không kêu thì các nước lấy cớ gì mà lên án Trung Quốc?

4. Trên thực tế, một cách vô tình, phát biểu của ông Ngô Xuân Lịch lại đề cao “sáng kiến” của tướng Nguỵ Phương Hoà tại diễn đàn Shangri-La. Và do đó, trở thành lá chắn chặn trước ý định của quốc tế phê phán hành động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á. Hãy nghe ông Ngô Xuân Lịch phát biểu:

"Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển".
"Cách đây vài ngày tại Hà Nội, tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất rằng Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt đối với vấn đề Biển Đông, nhưng duy trì hòa bình, hợp tác là lợi ích chung của hai nước và khu vực. Đó là nền tảng để biến Biển Đông thành vùng biển “Hòa bình - hợp tác - phát triển”. Trên cơ sở đó mà thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột” (Lao động, 02/6/2019).

5. Như vậy, thay vì phải lên án Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam thì ông Ngô Xuân Lịch lại đi quảng bá cho Trung Quốc đã có sáng kiến bảo vệ hoà bình ở Biển Đông Nam Á. Đã thế, ông Lịch lại còn ca ngợi và đặt lòng tin vào một tên đại bợm với sứ mệnh “Cộng đồng chung vận mênh”:

"Tôi tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, họ đang khởi xướng ý tưởng xây dựng 'Cộng đồng chung vận mệnh', sẽ ủng hộ, cùng Việt Nam và các nước biến điều đó thành hiện thực".

Tiếp theo, ông Lịch đặt Việt Nam vào cùng một bè chung chí hướng với Trung Quốc:

"Làm được như vậy, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp một “mô hình tốt” cho việc “Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình; Với tinh thần đối tác; Vì trách nhiệm cộng đồng.”
Như thế là đã loại thế giới ra khỏi lo lắng về Trung Quốc bành trướng xâm chiếm Biển Đông Nam Á. Vì Việt Nam và Trung Quốc “đóng góp một mô hình tốt cho việc giải quyết tranh chấp; Với tình thần đối tác; Với trách nhiệm cộng đồng”.

6. Suốt cả bài diễn văn, ông Ngô Xuân Lịch không có một lời phê phán Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông Nam Á, xua đuổi, đâm chìm thuyền cá ngư dân Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam. Trái lại, chỉ thấy Trung Quốc và Việt Nam đang “ thống nhất duy trì” hòa bình, ổn định trên Biển Đông Nam Á.

7. Một lần nữa phải khẳng định rằng, Việt Nam không có tranh chấp với Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Không hiểu tại sao nhiều quan chức Việt Nam luôn luôn nhầm lẫn.
--------
P/S: Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Ngô Xuân Lịch.


a (64)                                          Tàu đánh cá VN bị TQ đâm chìm - Hình Internet


Thưa Ngài Chủ tịch, Tiến sĩ John Chipman!

Thưa toàn thể các quý vị!
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Singapore đã mời tôi dự và chia sẻ với quý vị tại Đối thoại lần này. Qua 17 lần tổ chức, Đối thoại Shangri-La đã khẳng định được vị trí, vai trò cũng như sức hút của mình như một trong những diễn đàn hàng đầu về đối thoại an ninh khu vực và quốc tế, chia sẻ quan điểm để hướng tới hợp tác vì hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.

Tôi đánh giá cao chủ đề mà Ban Tổ chức đặt ra ngày hôm nay là “Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh”. Đây là vấn đề vừa mang tính thời sự, cấp thiết, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, nhằm tìm kiếm các giải pháp thu hẹp khác biệt, giảm thiểu nguy cơ xung đột, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng phát triển, thịnh vượng như nguyện vọng của tất cả chúng ta.

Thưa toàn thể các quý vị!

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh an ninh thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta thấy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và lợi ích chung của các nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức an ninh, những vấn đề phức tạp; trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn.

Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí địa - chiến lược ngày càng cao, sức hút ngày càng tăng thì sự cạnh tranh lợi ích chiến lược ngày càng quyết liệt hơn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức cao hơn, cả toàn cầu và khu vực; mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, tài nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng; sự khác biệt về lợi ích chiến lược; sự không nhất quán giữa lời nói và hành động; còn hành xử theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, không thừa nhận và tôn trọng lợi ích chính đáng hợp pháp của các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế...

Thưa toàn thể các quý vị!

Cạnh tranh là một tồn tại khách quan, là động lực cho phát triển xã hội, cạnh tranh đã, đang và sẽ tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, cạnh tranh với mục đích khuất phục nhau, giành giật lợi ích của nhau, bao vây kiềm chế nhau sẽ dẫn đến căng thẳng, đối đầu, thậm chí là xung đột và chiến tranh. Điều này đang tiềm ẩn nguy cơ không thể coi thường.
Trong thế giới toàn cầu hóa, liên kết ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nếu xung đột xảy ra sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia trực tiếp liên quan mà còn tác động đến cả khu vực và thế giới.

Vấn đề quan trọng là cách thức xử lý cạnh tranh. Dù có khác biệt về lợi ích, nhưng nếu mọi quốc gia đều đặt hòa bình, ổn định lên trên hết thì chúng ta có thể hợp tác, tìm cách thu hẹp khác biệt, xử lý tranh chấp.

Ngược lại, nếu áp đặt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết, thì càng làm cho mâu thuẫn, tranh chấp gia tăng, kéo dài, dẫn đến xung đột. Chúng ta phải cùng nhau quản lí bất ổn, ngăn ngừa từ sớm các vấn đề cạnh tranh có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh.

Muốn vậy, các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của mọi quốc gia; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình; tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, xây dựng lòng tin, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp.

Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và sự chung tay hành động của mọi quốc gia, chứ không thể thụ động chờ đợi.

Trước các thách thức an ninh phức tạp thì việc ứng xử và hành động của các nước lớn có vai trò rất quan trọng. Sự không nhất quán và thiếu trách nhiệm của các nước lớn đều gây ra hoài nghi, thậm chí là bất an cho các nước vừa và nhỏ; thay vì làm dịu tình hình lại thổi bùng khác biệt, mâu thuẫn thành điểm nóng, dẫn đến xung đột.

Vì vậy, các nước lớn cần gánh vác trách nhiệm cao hơn trong các nỗ lực chung của khu vực, hành xử gương mẫu trong quan hệ quốc tế. Việc các bên liên quan ngồi lại với nhau, đối thoại để cùng tìm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng là hành động tích cực, cần được ủng hộ, cổ vũ.

Thưa toàn thể các quý vị!

Việt Nam là quốc gia đã từng trải qua các cuộc chiến tranh, chịu nhiều đau thương, mất mát để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, không chỉ cho dân tộc mình mà còn làm tròn nghĩa vụ quốc tế; hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu được giá trị của hòa bình. Việt Nam luôn khát vọng sống trong hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển thịnh vượng.
Mục tiêu quốc phòng Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ nền hòa bình của đất nước; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước; tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực và thế giới. Những nội dung đó là định hướng để giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng.

Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng các quốc gia trong khu vực và quốc tế xây dựng và thực hiện các cơ chế hợp tác, tham gia các diễn đàn đa phương; tổ chức thành công Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai...

Chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp cho các cơ chế hợp tác đa phương, thúc đẩy hòa bình, hòa giải, ngăn ngừa xung đột. Đó là mục đích và trách nhiệm của Việt Nam khi đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Tinh thần đó thể hiện trong chính sách đối ngoại Việt Nam, mà một trong những văn kiện quan trọng là Sách Trắng quốc phòng. Việt Nam tiếp tục khẳng định rõ tính chất cơ bản của nền quốc phòng hòa bình, tự vệ; nêu rõ những thách thức quốc phòng, an ninh, những điều chỉnh chiến lược, cơ chế lãnh đạo, quản lí quốc phòng, tổ chức quân đội; xây dựng tiềm lực; đồng thời, minh bạch chính sách và khả năng quốc phòng Việt Nam.

Thưa toàn thể các quý vị!

Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao..., tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Với vị trí địa - chính trị quan trọng, tiềm năng to lớn về nhiều mặt, nhiều quốc gia có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí, thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển.

Chúng tôi đánh giá cao những tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC); việc sớm xây dựng một COC thực chất, ràng buộc, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Việt Nam mong muốn các bên liên quan tăng cường đối thoại, tham vấn, cùng nhau quản lý rủi ro và ngăn ngừa xung đột. Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan, kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và các lợi ích chính đáng của Việt Nam theo luật pháp quốc tế”.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là: Các vấn đề liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, các vấn đề liên quan đến nhiều nước thì giải quyết đa phương; bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên và lợi ích chung của khu vực. Giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn ở Biển Đông trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng.

Tinh thần đó được đề cập trong các cuộc gặp, trao đổi giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc. Cách đây vài ngày tại Hà Nội, tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất rằng, Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt đối với vấn đề Biển Đông, nhưng duy trì hòa bình, hợp tác là lợi ích chung của hai nước và khu vực. Đó là nền tảng để biến Biển Đông thành vùng biển “Hòa bình - hợp tác - phát triển”. Trên cơ sở đó mà thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột.

Tôi tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, đang khởi xướng ý tưởng xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”, sẽ ủng hộ, cùng Việt Nam và các nước biến điều đó thành hiện thực. Làm được như vậy, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp một “mô hình tốt” cho việc “Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình; Với tinh thần đối tác; Vì trách nhiệm cộng đồng”.

Thưa toàn thể các quý vị!

Chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả do ASEAN dẫn dắt như: Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Biển ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng... và các cơ chế khác như Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh, Hội nghị An ninh quốc tế Mátxcơva..., góp phần quan trọng kiểm soát bất ổn, cạnh tranh, ngăn ngừa xung đột.
Được thiết lập năm 2010 tại Hà Nội, ADMM+ là cơ chế hợp tác quốc phòng quan trọng hàng đầu giữa ASEAN và các nước đối tác; là diễn đàn để lãnh đạo quốc phòng các nước thành viên chia sẻ quan điểm, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm, tìm kiếm tiếng nói chung, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột. Đồng thời, là cơ chế để lực lượng quân sự các nước thành viên triển khai hoạt động hợp tác thực chất, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp hành động và hỗ trợ nhau xây dựng năng lực thông qua các Nhóm chuyên gia.

Trong gần một thập kỷ qua, ADMM+ đã phát huy vai trò, hiệu quả trong cấu trúc an ninh khu vực đang định hình, gắn kết các thành viên, huy động sức mạnh cộng đồng để đối phó với những thách thức chung, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc các nước lớn đề xuất mong muốn tham gia ADMM+ là điều dễ hiểu, phù hợp với xu thế chung, cần được ủng hộ.

Kỷ niệm 10 năm thành lập ADMM+ là dịp để các quốc gia thành viên cùng nhìn nhận các kết quả đạt được, rút ra những bài học bổ ích và định hướng cho sự phát triển trong tương lai.
Là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn cùng các quốc gia thành viên ADMM+ xây dựng tầm nhìn tổng thể cho hoạt động hợp tác quốc phòng - an ninh của khu vực trong các thập kỷ tới, để ADMM+ phát huy vai trò ngày càng cao của một cơ chế mở và dung nạp, ngày càng đóng vai trò tích cực, trung tâm đối với những nỗ lực chung bảo đảm môi trường an ninh, hòa bình, ổn định tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Thưa toàn thể các quý vị!

Châu Á - Thái Bình Dương đang ở giai đoạn chuyển mình trong một thế giới đầy biến động. Thách thức nhiều, nhưng vận hội và tiềm năng rất lớn. Trách nhiệm đặt lên vai mỗi chúng ta. Châu Á - Thái Bình Dương có tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới, là khu vực hòa bình, ổn định hợp tác, phát triển thịnh vượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hành động của chúng ta hôm nay; trong đó có vấn đề “ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực cạnh tranh”.

Tôi lạc quan rằng với trách nhiệm trước cộng đồng, sự thiện chí và thực tâm của tất cả chúng ta nhằm tăng cường đối thoại, hợp tác, giải quyết bất đồng, khác biệt bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế thì những sóng gió, những khác biệt đang tồn tại không là và không thể ngăn cản bước tiến hướng tới mục tiêu cao cả là hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho mỗi quốc gia và cả khu vực.

Xin trân trọng cám ơn!
(Lao Động 02/6/2019)


nguồn FB. Cô Bé Cát Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20247:49 CH(Xem: 1157)
Tuy nhiên, sư Dương Khải, người bảo vệ an ninh - di sản của chùa Đại Thọ cho hay đây là cáo buộc nguỵ tạo. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/3: “Cáo buộc đó là sai sự thật, họ xuyên tạc vu cáo mình đó chứ mình không có vu cáo họ. Họ thường xuyên đến quấy rối, gây rối mất an ninh trật tự. Họ làm xáo trộn trong quần chúng cộng đồng người bản địa Khmer Krom... mình không có ngày yên ổn.” Ông đưa ra quan điểm về việc bắt giữ hai người: “Họ mà ghét ai là họ bắt à. Họ ghét ai dám lên tiếng nói sự thật về tội lỗi của họ là họ quy chụp mình là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ như thế.
26 Tháng Ba 20248:38 CH(Xem: 968)
Điều đó nói lên 2 vấn đề: 1. Đảng cs xem bệnh nhân là những con mồi để làm tiền, cho dù có BHYT thì cũng phải đóng tiền, làm cho người dân túng quẩn. 2. Đảng cs xem việc người dân đói khát là lẽ tự nhiên, do đó an sinh xã hội tại VN gần như không có, ngoài những cơ sở từ thiện tự phát mọc ra để giúp đỡ người dân. Vậy mà chúng mày còn gan họng ra mà nói phét thì điều đó chứng tỏ lũ dư lợn viên ngu lâu dốt bền chúng mày chỉ là những con chó, chỉ biết sủa theo lệnh chủ và được ban phát tý cơm thừa canh cặn mà thôi!
26 Tháng Ba 20248:37 CH(Xem: 1841)
Vì vậy, những hành vi tàn sát này cũng được lý giải do kết quả từ kế hoạch mà phe cộng sản trước đây đã gài người của họ trà trộn vào trong sinh hoạt dân chúng với ý đồ sau khi chiếm được thành phố Huế sẽ trấn đóng nơi đây một thời gian dài. Sau đó, một số trong hàng trăm người nằm vùng của phe cộng sản đã bị người dân Huế biết mặt nên khi sắp bị quân đội miền Nam và Hoa Kỳ đẩy lui ra khỏi Huế, phe cộng sản đã giết người diệt khẩu bằng cách không phân biệt trẻ già trai gái -kể cả trẻ em- đều bị họ dẫn đi hành quyết tại các vùng ven biển hoặc khu rừng núi với con số nạn nhân vượt quá 5000 người.
26 Tháng Ba 20248:36 CH(Xem: 1393)
Như VOA đã đưa tin, một số tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền hoặc tranh đấu cho tự do, dân chủ đã nhiều lần chỉ trích điều mà họ gọi là Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để dập tắt các tiếng nói phản biện, trái chiều. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và các nhà lãnh đạo cao cấp vào những dịp khác nhau đều nói rằng Việt Nam bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cho người dân theo Hiến pháp, nhà chức trách chỉ bắt giữ và trừng phạt những người vi phạm pháp luật.
26 Tháng Ba 20248:35 CH(Xem: 1262)
Một thành viên của trang này muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết việc cơ quan an ninh bắt giữ các quản trị viên của trang là nhằm trừng phạt những người đã “Tạo ra một diễn đàn có sức thu hút để mọi người thảo luận và chia sẻ thông tin đa chiều trên tinh thần tự do ngôn luận” và “Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, bảo vệ môi trường, chống luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu kinh tế.” Tuy không biết ông Lâm, nhưng người này phản đối việc truy tố ông.
25 Tháng Ba 20249:07 CH(Xem: 942)
“Anh trai của Đức với vợ Đức có đưa Đức lên đó để trình diện, lúc đi thì Đức hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật, không có bệnh lý gì hết. Tới 3 giờ chiều, điều tra viên gọi điện cho vợ Đức kêu vô ký một số giấy tờ. Vợ Đức tới thì điều tra viên thông báo là lúc lấy lời khai Đức bị ngất xỉu đưa vô bệnh viện đa khoa để cấp cứu rồi.” Một người em trai của nạn nhân kể với báo Pháp luật online rằng công an yêu cầu vợ ông Đức ký giấy "liên quan đến bệnh lý" nhưng không nói rõ văn bản này như thế nào.
15 Tháng Ba 20247:32 CH(Xem: 1669)
Tổ chức này cho biết đã trình báo tới Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR) và Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok về sự việc đang xảy ra. Vụ việc cơ quan an ninh Việt Nam qua tận Thái Lan để truy tìm người tị nạn xảy ra chỉ một ngày sau khi Báo Công an nhân dân online đưa tin Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura, khi ông này đến chào trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
12 Tháng Ba 20248:06 CH(Xem: 1475)
Trong buổi thăm gặp, gia đình được gửi thức ăn chế biến sẵn, một ít đồ dùng mua từ căng-tin của trại giam và tiền lưu ký. Ông cho biết con trai ông gầy yếu và xanh xao do bị giam lâu ngày trong phòng. Bên cạnh đó, ông Hùng còn bị bệnh đường ruột và đau đầu do tai nạn từ nhỏ. Ông Hùng bị cận thị nhưng trại giam không cho sử dụng kính gọng kim loại, mặc dù gia đình có gửi gọng kính nhựa nhưng trại giam nói không nhận được từ bưu điện, do vậy đến nay Hùng vẫn chưa có kính để đeo, gây bất tiện trong sinh hoạt.
11 Tháng Ba 20249:04 CH(Xem: 2436)
Cơ quan ANĐT cho rằng những thông tin, số liệu mà ông Đỗ Minh Hiền sử dụng được lấy từ các nguồn trên mạng Internet gồm BBC, Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam… Những thông tin này bị cho không được ông Đỗ Minh Hiền kiểm chứng; nhưng lồng ghép các quan điểm cá nhân bị cho cực đoan và chống đối đảng, Nhà nước Việt Nam. Cơ quan ANĐT thuộc Công an TP Hà Nội ủy thác điều tra cho cơ quan cùng cấp thuộc Công an 26 tỉnh, thành phố và cơ quan để thu thập các tài liệu bị cho do ông Đỗ Minh Hiền phát tán đi
09 Tháng Ba 20246:21 CH(Xem: 2611)
Một đại diện của MSFJ hôm 6/3 nói với VOA rằng các thành viên của nhóm này “không liên quan gì đến vụ xả súng” ở Đắk Lắk, vốn khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã. Đại diện này cũng phủ nhận bất kỳ liên quan gì tới nhóm MSGI và cho biết họ đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa cũng như không ủng hộ bạo lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong email gửi VOA, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “tiếp tục quan ngại sâu sắc và thẳng thắn lên án những cuộc tấn công” ở Đắk Lắk.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...