Gạc Ma tức tưởi

14 Tháng Ba 201711:40 SA(Xem: 4621)

HÒA HỢP & HÒA GIẢI: BỌN NÓI LÁO KHÔNG BIẾT NGƯỢNG MỒM!
LIỆT SỸ CS MÀ NHƯ THẾ NÀY THÌ TỬ SỸ VNCH SẼ NHƯ THẾ NÀO?
GẠC MA TỨC TƯỞI

tuong-niem-1974




Nguyễn Tường Thụy



Ngày hôm nay, những người yêu nước tưởng niệm 29 năm giỗ đảo Gạc Ma và 64 tử sĩ Gạc Ma.

Tại Hà Nội, nhiều người bị canh, chặn không cho ra khỏi nhà: Lê Anh Hùng, Hà Thanh, Hoàng Công Cường, Nguyễn Tường Thụy…

Khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ tổ chức Lễ hội hoa anh đào. Những người đến thắp hương cho các tử sĩ Gạc Ma bị những chiếc loa điện xua đuổi, chửi họ là phản động, chống phá nhà nước. Một số tên nam có, nữ có đã quen mặt gây sự, chửi bới những người đi tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma.

Một số người bị bắt về đồn: Trương Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Phương Bích, Huỳnh Ngọc Chênh, Trần Thị Thảo, Dung Thế Phụng, Trịnh Bá Phương, Đào Tiến Thi…

Một nhóm khoảng 10 người ra Sông Hồng làm lễ tưởng niệm để tránh bị phá. Sau khi tưởng niệm xong, Nguyễn Việt Dũng, Đỗ Thanh Vân bị đánh trả thù gần đồn công an phường Bách Khoa khi các bạn đi đòi chị Trần Thị Thảo bị bắt.

Những lễ tưởng niệm trước đây cũng đều trong tình trạng tương tự.

Nguyễn Viết Dũng và Đỗ Thanh Vân bị đánh sau khi tham gia lễ tưởng niệm Gạc Ma. Ảnh: fb Dương Đại Triều Lâm

Sau nhiều năm im lặng do nhà cầm quyền cố tình che giấu lịch sử, cách đây gần 10 năm, sự kiện Gạc Ma mới được những người yêu nước nhắc lại. Từ đó, mỗi năm, họ đều tìm mọi cách tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân những người lính đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Tuy nhiên, năm nào, việc tưởng niệm ấy cũng bị ngăn cản từ phía nhà cầm quyền.

Không chỉ Gạc Ma, việc tưởng niệm Hoàng Sa 19/1, Chiến tranh biên giới 17/2 cũng đều chung tình trạng như thế.

Lịch sử chưa bao giờ ghi nhận việc người dân đi tưởng niệm những người lính vị quốc vong thân bị nhà cầm quyền ngăn cản, bắt bớ, đánh đập. Chuyện này mới chỉ thấy ở Việt nam.

*

Ngày 14/3/1988, Cộng sản Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. Những người lính Gạc Ma đứng thành hàng như những cột mốc xác định chủ quyền, mặc cho đạn pháo của Trung Cộng nã vào mà không có sự chống trả. Tại sao vậy? Vì họ được lệnh không được nổ súng. Vũ khí chỉ có vài khẩu AK nhưng cũng không được sử dụng

Sự kiện này được tướng Lê Mã Lương xác nhận tại hội thảo Minh Triết Biển Đông ngày 14/6/2014. Tướng Lương cho biết một lãnh đạo cấp cao “đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”.

Tướng Lương nói tiếp “trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”

Lãnh đạo cấp cao đó là ai? Mặc dù tướng Lê Mã Lương không nói ra nhưng ai cũng đều hiểu đó là Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng quốc phòng và sau này làm chủ tịch nước.

Những người lính ngã xuống vì chủ quyền của đất nước trước quân xâm lược Trung Quốc đều có nỗi đau chung là bị nhà cầm quyền cố lãng quên. Các cuộc chiến tranh này không được đưa vào sách giáo khoa. Các lễ tưởng niệm đều bị ngăn cản, cấm đoán.

Các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh Biên giới phía Bắc dù sao cũng đã nổ súng tiêu diệt kẻ thù trước khi nằm xuống.

Tử sĩ Hoàng Sa có nỗi đau riêng. Các Anh đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc nhưng không được nhà cầm quyền công nhận. Nói thế, có lẽ tôi cũng nhầm. Nói Các Anh không cần nhà cầm quyền công nhận, mà chỉ cần nhân dân công nhận mới đúng.

Liệt sĩ Gạc Ma, còn đau hơn. Các Anh đã chết tức tưởi vì không được phép nổ súng mà chết. Lực lượng Trung Quốc hôm ấy không đông. Theo tướng Lê Mã Lương, chúng “chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào”. Nếu Các Anh được phép đánh trả như lẽ thường trong bất cứ một cuộc chiến nào khác thì Tổ quốc có mất Gạc Ma không? Các Anh có chết đến 64 người không và nếu hy sinh tất cả thì trước khi hy sinh, các anh đã bắt quân thù trả giá ít nhất cũng là tương xứng.

Wikipedia và một số trang báo khác gọi sự kiện 14/3/1988 là Hải chiến Trường Sa. Điều này cần phải xem lại. Đánh nhau là phải có kẻ đánh, người đánh lại. Nếu không đánh lại thì cũng phải chống đỡ làm tiêu hao sức mạnh hoặc vô hiệu hóa sức mạnh đối phương thì mới gọi là đánh nhau. Trong sự kiện Gạc Ma, chỉ có một bên tấn công, nổ súng, còn một bên chịu trận thì có gọi là hải chiến được không. Vậy nên cần phải gọi sự kiện Gạc Ma sao cho đúng bản chất chứ không thể gọi là hải chiến. 

Đó là cái chết tức tưởi.

Sau đó, sự kiện Gạc Ma không được nhắc lại, không được ghi vào sách giáo khoa môn lịch sử. Báo chí cũng không được phép nhắc đến. Không có một lễ tưởng niệm, tôn vinh nào từ phía nhà cầm quyền. Chỉ có những người dân uống nước biết nhớ nguồn nhớ đến các anh.Tất cả các hoạt động tưởng niệm Các Anh đều bị phá, có cả đổ máu. 

Lính đánh thuê cũng không đến nỗi bị đối xử như thế.

Thêm một lần tức tưởi nữa. 

Cái tức tưởi của 64 liệt sĩ Gạc Ma là như vậy.

 

Ngày giỗ Gạc Ma lần thứ 29

NTT

RFA Blog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20175:35 CH(Xem: 4514)
Nói đến Formosa là nói đến hồ sơ đen đầy tai tiếng về môi trường. Tập đoàn Formosa bị cả thế giới căm ghét và tẩy chay! Ngay cả đất mẹ Đài Loan cũng xa lánh nó, bởi Formosa là kẻ nguy hiểm xấu xa, đi đến đâu nó gây ra ô nhiễm môi trường đến đó! Cả thế giới đều rõ điều này và ghẻ lạnh, lánh xa nó! Thế nhưng Việt Nam lại mời bằng được, bất chấp mọi hậu quả, và còn ưu ái cấp phép đến 70 năm cho nó, quả là điều cực kỳ khó hiểu!
11 Tháng Tư 20177:49 CH(Xem: 3141)
Trại cuối khi tôi được tha là trại Gia Trung, ngay chân đèo Mang Giang, Pleiku, trên đường về cứ ngỡ rằng sẽ lại được ghé Nha Trang… Nhưng chuyện hội ngộ dù chỉ một thoáng chốc, thì sự tương phùng cũng cần một cái duyên, cái mệnh biệt ly đã định thì dù chỉ trong gang tấc, cũng không thể đến được với nhau…
11 Tháng Tư 20173:14 CH(Xem: 3902)
Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Đôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi. Ngẩng mặt lên bắt gặp tôi đang nhìn anh trân trối, anh vụt bỏ đi.
11 Tháng Tư 20172:24 CH(Xem: 11543)
Sự lãnh đạo của đảng cho đến nay chỉ thấy theo một đường là "hèn với giặc, ác với dân". Do đó, con số 7 triệu côn an chủ yếu là để bảo vệ sự sống còn của đảng. Nhiệm vụ chính của lực lượng côn đồ này là canh chừng, bao vây, trấn áp, đàn áp, khủng bố và bắt bớ người dân.
11 Tháng Tư 20174:45 SA(Xem: 3681)
Chuyện con ruồi xanh Trịnh Xuân Thanh, đầu dây mà Trọng Lú nghĩ rằng từ đó sẽ tóm được đứa Lú ghét ở cuối sợi dây là Xà Mâu, đứa mà trận thắng lớn hội nghị 12 Lú đã loại ra khỏi cuộc chơi. Nhưng do chủ quan lẫn tự kiêu, là có cây gươm, lá chắn (công an) trong tay, mà Lú để vuột con ruồi Trịnh Xuân Thanh...
11 Tháng Tư 20174:34 SA(Xem: 13197)
Tô Lâm đã gian manh tách chuyện Formosa và bồi thường ra khỏi đoàn biểu tình, và "gắn" chuyện đó vào việc người dân công bố những dữ kiện, hình ảnh lên mạng... đồng thờivu khống quyền tự do thông tin của người dân là tuyên truyền xuyên tạc nhà nước...
10 Tháng Tư 20175:04 CH(Xem: 4922)
Tư mặc đồ rách rưới như một nông dân lần đến thăm nhà thờ Kim B và khu vực trận địa. Tư lựa một góc nhà khuất, dựa lưng nhìn chiếc T54 và xác chiếc jeep nằm tan nát bên cạnh. Tư được biết một sĩ quan cấp đại tá và hai người lính truyền tin đã tử thương trong trận phục kích, số thương vong trên các chiếc Molotova và đoàn quân phía sau không rõ...
09 Tháng Tư 20174:27 CH(Xem: 17347)
khi họ nói những thế lực thù địch phản động thì chính những kẻ phản động đó lại là những nhà yêu nước, họ vụ vạ với những luận điệu bẩn thỉu như nhận tiền của thế lực này, tổ chức nọ thì thực tế hoàn toàn không nhận được đồng nào hoặc nếu có thì chỉ là từ những tấm lòng ngưỡng mộ tự nguyện.
08 Tháng Tư 20174:58 SA(Xem: 4910)
Nếu thực sự CSVN cảm thấy bị bế tắc chính trị thì chẳng cần hỏi đâu xa, chính họ cũng biết rất rõ, rõ hơn tất cả 93 triệu người dân sống trong nước. Nhưng vì họ là một đảng độc tài đảng trị, chọn cơ chế chuyên chính vô sản làm kim chỉ nam, cho nên dù có bế tắc chính trị đi nữa... họ vẫn bám chặt quyền bính, nếu cần sắt máu, họ cũng không từ nan.
06 Tháng Tư 20173:41 CH(Xem: 5229)
Thật ra, truyền thông đất nước chúng tôi họ thừa biết bọn người bắn ngư dân đó là ai. Chúng nó không đơn thuần cướp biển như các anh mà chúng còn cướp cả đảo, cả đất liền, cả giang sơn gấm vóc người Việt. Bọn nó cướp từ đời tổ tiên, cụ kỵ, ông cha và bây giờ đến đời chúng nó. Truyền thông chúng tôi biết hết, nhưng vì bọn họ sợ mất niêu cơm nên đành ngậm miệng đó thôi!
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...