Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hợp Quốc ra quyết định về trường hợp Nguyễn Bảo Tiên – Người giao sách của NXB Tự Do

28 Tháng Năm 20228:50 CH(Xem: 4716)

Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hợp Quốc ra quyết định về trường hợp Nguyễn Bảo Tiên – Người giao sách của NXB Tự Do

_118384249_a23e5071-81bf-4cff-9784-d2e1bb7344ed
                                                           Nguồn hình Internet





   NXB Tự Do
Báo Tiếng Dân




Ngày 07/04/2022, Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hợp Quốc đã thông qua quyết định về vụ bắt giữ anh Nguyễn Bảo Tiên, người giao sách của Nhà xuất bản Tự Do, đã bị công an Việt Nam bắt giữ và bị Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên 6 năm 6 tháng tù giam.

Trong quyết định này, Nhóm Công tác khẳng định: “Việc tước quyền tự do của anh Nguyễn Bảo Tiên là trái với điều 3, 6, 8, 9, 19, 20 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và các điều 2, 9, 14, 16, 19, 22 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị là tùy ý và thuộc loại I, II và III.

Nhóm Công tác đề nghị Chính phủ Việt Nam phải thực hiện sớm các bước cần thiết nhằm khắc phục tình trạng của anh Tiên, áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan, bao gồm những chuẩn mực được nêu trong Tuyên ngôn chung về Quyền con người và Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Nhóm Công tác cho rằng, biện pháp khắc phục thích hợp là trả tự do cho anh Tiên ngay lập tức và bồi thường cho các tổn thất của anh phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhóm Công tác cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải đảm bảo điều tra đầy đủ và độc lập về các tình tiết xung quanh việc tự ý tước đoạt quyền tự do của anh Tiên và thực hiện các biện pháp thích hợp đối với những người chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của anh ta”.

Những kết luật trên được Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hợp Quốc thông qua sau một quá trình tiếp nhận và xem xét các đệ trình từ Nhà xuất bản Tự Do và Chính phủ Việt Nam.

Phía Chính phủ Việt Nam cho rằng anh Tiên bị bắt do đã tàng trữ và phát tán 108 cuốn sách có nội dung xuyên tạc thông tin về đường lối, chính sách của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kích động lật đổ chính quyền nhân dân. Tuy nhiên Nhà xuất bản Tự Do bác bỏ đệ trình của Chính phủ rằng việc bắt và giam giữ anh Tiên là phù hợp với pháp luật trong nước và luật quốc tế và cho rằng Chính phủ không chứng minh được điều này khi tranh biện. NXBTD cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ đã không thiết lập được mối quan hệ nhân quả liên kết giữa việc anh Tiên sở hữu 108 cuốn sách và việc anh tìm cách lật đổ Chính phủ.

Điều đặc biệt nghiêm trọng trong vụ bắt giữ anh Tiên là việc anh bị mất tích trong thời gian khoảng 18 tháng. NXBTD cáo buộc rằng, anh Tiên bị bắt từ ngày 5/10/2019 khi đang đi gửi 21 bưu kiện là sách của NXBTD, nhưng mãi đến ngày 20/04/2021, Công an tỉnh Phú Yên mới ra lệnh tạm giam đối với anh, như vậy anh không rõ tung tích trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2021. Chính phủ Việt Nam không bác bỏ nội dung đệ trình này cũng như không giải thích về nơi ở của anh Tiên trong khoảng thời gian này. Vì lý do này, Nhóm Công tác xác định rằng anh Tiên đã bị cưỡng bức biến mất trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2021, Nhóm lưu ý rằng sự biến mất này có biểu hiện cấu thành một hình thức giam giữ tùy tiện đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm điều 6 của Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người.

Quyết định này cũng cho biết anh Tiên không hề được gặp gia đình và không có luật sư bảo vệ. Chính phủ Việt Nam nêu lý do vì đại dịch Covid nên hạn chế việc thăm nuôi, chỉ cho gia đình gửi quà cho anh. Tuy nhiên, Nhóm Công tác nhận thấy rằng các hạn chế đặt ra đối với việc tiếp xúc của anh Tiên với gia đình đã vi phạm quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài của anh và điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng được hỗ trợ pháp lý của anh ta. Việc thăm nuôi hoàn toàn có thể thực hiện mà vẫn bảo đảm sức khoẻ cho các bên khi thực hiện các quy tắc về giãn cách và đeo khẩu trang.

Nhóm Công tác nhận xét thêm rằng các hoạt động của anh Tiên không đủ cơ sở để đưa ra tố tụng trước tòa án theo các điều 3, 8 và 9 của Tuyên ngôn chung về Quyền con người, điều 2 và 9 (4) của Công ước, và các nội dung số 11, 32, 37 và 38 của nguyên tắc. Các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản của Liên Hợp Quốc về các biện pháp và thủ tục pháp lý nhằm bảo đảm Quyền của bất kỳ ai khi bị tước đoạt quyền tự do và khởi kiện trước tòa án, khẳng định rằng quyền phản đối đối với tính hợp pháp của việc bị giam giữ trước tòa án là một quyền cơ bản của quyền con người. Việc người bị bắt giữ không có quyền này cấu thành hành vi vi phạm nhân quyền và là điều cần thiết để bảo vệ tính hợp pháp trong một xã hội dân chủ. Quyền này, trên thực tế là một quy phạm bắt buộc của luật quốc tế, áp dụng cho mọi hình thức và tình huống bị tước quyền tự do.

Anh Nguyễn Bảo Tiên sinh năm 1986, thường trú tại số nhà 22, đường Nguyễn Hồng Sơn, khu B Bích Hợp, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Anh là tài xế cho một doanh nghiệp ở tỉnh Phú Yên. Anh có vợ và 2 con nhỏ. Là một công dân có trách nhiệm, một người quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước, anh thường chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan đến công cuộc đấu tranh dân chủ, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, tình hình Biển Đông… những thông tin mà nhà cầm quyền Việt Nam gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Việc anh Nguyễn Bảo Tiên giúp Nhà xuất bản Tự Do phát hành sách là một việc làm nhằm thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin một cách ôn hoà, hoàn toàn không phải là một hoạt động tội phạm. Đồng thời, việc anh Tiên dám nhận công việc phát hành sách trong hoàn cảnh nhà cầm quyền đang ráo riết truy bức Nhà xuất bản Tự Do và những người liên quan đến Nhà xuất bản là một hành động rất can đảm.

Xem thêm: Letter to source – Op. No. 35 2022  —— AUV Op. 35 2022 WGAD 07042022 —— Nguyen-Bao-Tien-_-The-UN-Working-Group-on-Arbitrary-Detention-1-VIETNAM_compressed

______

Bản tiếng Anh:

THE UN WORKING GROUP ON ARBITRARY DETENTION HAS MADE A DECISION ON THE CASE OF NGUYEN BAO TIEN – LIBERAL PUBLISHING HOUSE’S BOOK DELIVERER

On April 7, 2022, the UN Working Group on Arbitrary Detention decided on the case of Mr. Nguyen Bao Tien, the book delivery man of Liberal Publishing House, who was arrested by the Vietnamese police and sentenced to 6 years and 6 months in prison by the People’s Court of Phu Yen province.

In this decision, the Working Group affirmed: “The deprivation of liberty of Nguyen Bao Tien, being in contravention of articles 3, 6, 8, 9, 19 and 20 of the Universal Declaration of Human Rights and articles 2, 9, 14, 16, 19, and 22 of the International Covenant on Civil and Political Right is arbitrary and falls within categories I, II, and III.

The Working Group requests the Government of Viet Nam to take the steps necessary to remedy the situation of Mr. Tien without delay and bring it into conformity with the relevant international norms, including those set out in the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights. The Working Group considers that, taking into account all the circumstances of the case, the appropriate remedy would be to release Mr. Tien immediately and accord him an enforceable right to compensation and other reparations, in accordance with international law.

The Working Group urges the Government to ensure a full and independent investigation of the circumstances surrounding the arbitrary deprivation of liberty of Mr. Tien and to take appropriate measures against those responsible for the violation of his rights.”

The above conclusions were adopted by the United Nations Working Group on Arbitrary Detention after a process of receiving and reviewing submissions from the Liberal Publishing House and the Government of Vietnam.

According to the Government, Mr. Tien possessed and spread 108 books containing distorted information about the directions and policies of the Socialist Republic of Viet Nam, which incites overthrowing the people’s government. However, Liberal Publishing House rejected the Government’s submission that Mr. Tien’s arrest and detention were in accordance with domestic and international law and argued that the Government could not prove this during the argument. Liberal Publishing House also emphasized that the Government has failed to establish a causal relationship between Mr. Tien’s possession of 108 books and his attempt to overthrow the Government.

What is particularly serious about Mr. Tien’s arrest is the fact that he has been missing for about 18 months. Liberal Publishing House alleges that Mr. Tien was arrested on October 5, 2019, while sending 21 parcels that were books of Liberal Publishing House, but it was not until April 20, 2021, that the Phu Yen Provincial Police issued a temporary detention order for him. Thus, his whereabouts are unknown during the period from October 2019 to April 2021. The Vietnamese government does not rebut this submission nor does it account for Mr. Tien’s whereabouts during this period. For this reason, the Working Group determined that Mr. Tien was forcibly disappeared between October 2019 and April 2021, noting that this disappearance has manifested as a form of Arbitrary detention is particularly serious, violating article 6 of the Universal Declaration of Human Rights.

The decision also stated that Mr. Tien was unable to communicate with his family, he was not able to hire a lawyer. The Vietnamese government stated that because of the Covid pandemic, he should be limited visits and only allow his family to send him gifts, however, the Working Group found that the restrictions placed on Mr. Tien’s contact with his family violated his right to access the outside world and adversely affected his ability to obtain legal assistance. Visiting could be done while ensuring the health of the parties when following the rules on distance and wearing masks.

The Working Group further observes that Mr. Tien was not afforded the right to bring proceedings before a court so that the court may decide without delay on the lawfulness of his detention, in accordance with articles 3, 8, and 9 of the Universal Declaration of Human Rights, articles 2 and 9(4) of the Covenant, and principles 11, 32, 37, and 38 of the Body of Principles. The United Nations Basic Principles and Guidelines on Remedies and Procedures on the Right of Anyone Deprived of Their Liberty to Bring Proceedings Before a Court affirms that the right to challenge the lawfulness of detention before a court is a self-standing human right, the absence of which constitutes a human rights violation, and is essential to preserve legality in a democratic society. This right, which is in fact a peremptory norm of international law, applies to all forms and situations of deprivation of liberty.

Mr. Nguyen Bao Tien was born in 1986, permanently residing at house number 22, Nguyen Hong Son street, area B Bich Hop, Phu Dong Ward, Tuy Hoa city, Phu Yen province. He is a driver for a business in Phu Yen province. He has a wife and 2 small children. As a responsible citizen, someone who cares about the political situation of the country, he often shares and publishes information related to the struggle for democracy, human rights protection, environmental protection, and the situation in the East Sea… such information that the Vietnamese government calls “propaganda against the state”.

The fact that Mr. Nguyen Bao Tien helps the Liberal Publishing House to publish books is an act to peacefully promote freedom of speech and information and is not a criminal activity at all. At the same time, the fact that Mr. Tien dared to accept the job of delivering books in the context that the authorities were aggressively persecuting the Liberal Publishing House and those related to the Publishing House was a very courageous act.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Tám 20167:34 CH(Xem: 11209)
Còn “quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; thì bất kể một người bình thường nào, cũng đều thấy, những cảnh đấu tố nhau giữ những người thân yêu ruột thịt, bỏ tù những người yêu nước, tranh đấu cho tự do, dân chủ, gây ra những cảnh vợ chồng mất nhau, con cái phải lìa xa cha mẹ, đau khổ mỗi ngày càng thêm chồng chất, thì làm sao có “quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”?!
31 Tháng Tám 20168:47 SA(Xem: 11764)
Đất nước xơ xác tiêu điều vì tập đoàn lãnh đạo đảng tham nhũng từ trên xuống dưới. Dân chúng từ nông thôn tới thành thị đói khổ lâm than bởi nạn cướp bóc của công an cán bộ và thiên tai bảo lụt nhưng trên hết là nạn hải tặc Trung Cộng đang hoành hành tác quái cướp của giết hại ngư dân khắp biển Đông. Tất cả im re lặng ngắt, coi đó là chuyện nhỏ...
31 Tháng Tám 20168:21 SA(Xem: 4645)
Chủ trương kéo dài chiến tranh của Mao phát xuất từ ba lý do: (1) Mao muốn tiếp tục làm tiêu hao khả năng của Mỹ, (2) chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Mao trong thế giới thứ ba, (3) dùng chiêu bài chống đế quốc xâm lược để củng cố vai trò cai trị của Mao tại lục địa Trung Quốc.
29 Tháng Tám 201610:11 CH(Xem: 20848)
Đảng cử tội phạm Formosa Võ Kim Cự ra ứng cử và lùa dân đi bầu đưa tội phạm Formosa Võ Kim Cự vào Quốc hội! Ngang ngược hơn nữa, theo lệnh đảng, Quốc hội lại đưa tội phạm Formosa Võ Kim Cự vào thành viên ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nơi giám sát những hoạt động kinh tế đất nước trong đó có hoạt động kinh tế gian dối của Formosa!
08 Tháng Năm 20157:22 SA(Xem: 4838)
Hậu quả nhỡn tiền là sau ký kết thì TQ càng thêm trắng trợn hơn tỏng xâm lấn. Giàn khoan Hưng Vượng nói trên là một „cú tát trời giáng“ cho VN ngay trong dịp lễ VN đang hỉ hả ăn mừng 40 năm 30/4. Thông điệp ấy có thể phiên dịch ra ý nghĩa nào khác hơn: „Không có độc lập cho mi đâu, VN! „?!
31 Tháng Ba 201511:41 CH(Xem: 5448)
Các người đã giết hại hàng triệu sinh mạng, phá tan hàng triệu gia đình, chia cắt hàng triệu cuộc hôn nhân, gây nên cảnh cha xa con, vợ chồng chia cách, người già sống bất an, trẻ nhỏ không có tương lai, người dân lành phải sống cuộc sống đói khổ, nhục nhằn, uất ức! Hàng trăm ngàn người phải lao tù vì yêu nước, vì tranh đấu cho tự do dân chủ! Hàng triệu cô gái phải bán thân nhục nhã, hàng triệu thanh niên nam nữ phải đi “xuất khẩu lao động” có khi bỏ cha mẹ già, vợ dại con thơ, và cả bỏ mạng sống nơi xứ người! Ngay cả người CS đồng chí đồng đảng với nhau, cũng tiêu diệt, thanh toán nhau rất dã man tàn bạo, không còn nhân tính, như trường hợp Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh!
23 Tháng Ba 201510:53 CH(Xem: 5940)
"Cái vụ đặt bom khủng bố, tàn sát già cả lớn bé .... khủng bố Hồi giáo - phải gọi khủng bố Việt cộng là sư phụ, ngay từ đầu thập niên 60', Saigon và cả miền Nam VN đã nếm mùi máu của khủng bố Việt cộng rồi !!! "
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...