BBC ngày càng xuống cấp trầm trọng vì sử dụng những phóng viên thiếu i ốt!

04 Tháng Bảy 20177:08 CH(Xem: 11788)

NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI VIẾT VỀ ĐẢO TRI TÔN CỦA BBC
images (1)



FB.Nhan Tuan Truong




Đ
ể ý thấy lúc này BBC viết bài sai khá nhiều, nhứt là các bài về chuyên môn. Lý do bị VOV định hướng hay thiếu người vậy ?

Bài viết về đảo Tri Tôn, tôi đọc còn nóng hổi vì mới ra lò, là điển hình tiêu biểu.

Vụ tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, các chuyên gia, nhà báo người Mỹ xem đó là thông điệp Mỹ “không công nhận tuyên bố chủ quyền” của tất cả các nước có yêu sách (VN, TQ và Đài loan), hay là “thách thức đường cơ sở” của TQ. Tôi không có ý kiến. Ai muốn hiểu sao hiểu.

Theo tôi, chiếu theo điều 17 luật Quốc tế về Biển, “quyền qua lại không gây hại”, thì tàu khu trục của Mỹ, hay của bất kỳ nước nào, đều có quyền qua lại lãnh hải của đảo Tri Tôn, (hay lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào đó).

Chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP của Mỹ là phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế.

Vấn đề là luật Biển của TQ buộc các tàu qua lại trong lãnh hải nước họ (tức trong vòng 12 hải lý) thì phải xin phép trước.


Theo tôi, hợp lý thì việc tàu chiến Mỹ đi qua vùng hải phận đảo Tri Tôn là thách thức bộ luật biển của TQ. Đơn giản vì bộ luật này không phù hợp với luật quốc tế.


Điểm sai thứ nhứt của bài viết, trong đoạn dẫn sau đây:

“Năm 1932, Pháp tuyên bố đưa quần đảo Hoàng Sa vào thuộc Liên bang Đông Dương và lập một trạm khí tượng tại đây.”

Sai là vì Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào Việt Nam chớ không phải vào Liên bang Đông dương.


Thoạt tiên vào tháng 8 năm 1925 Toàn quyền Đông dương tuyên bố quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratleys) là những lãnh thổ thuộc Pháp.

Năm 1931, nhân lúc nhà cầm quyền Trung Hoa cho đấu thầu khai thác phân chim (guano) trên các đảo Hoàng Sa, chính phủ Pháp gởi công hàm phản đối đồng thời tuyên bố chủ quyền tại quần đảo này (ngày 4 tháng mười hai năm 1931).

Ngày 13 tháng tư năm 1932 Pháp gởi công hàm minh thị VN có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa. Pháp tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa với tư cách là nhà nước bảo hộ. Cùng thời kỳ Pháp yêu cầu nhà cầm quyền Trung Hoa giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế nhưng TH từ khước.


Điểm sai thứ hai, trong đoạn dẫn sau đây:

“Sau năm 1954, khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam (tạm thời), con số quốc gia tuyên bố chủ quyền tăng lên gấp đôi.

Sai vì không hề có việc “số quốc gia tăng gấp đôi”.

Theo hiệp định Genève 1954, hai bên nam và bắc VN là “hai miền” thuộc về một quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền bắc trung nam, độc lập và có chủ quyền.

Hai bên Trung hoa, lục địa và Đài Loan, từ khi Tưởng Giới Thạch thua trận Mao Trạch Đông và chạy ra cát cứ Đài loan, năm 1949 đến nay, luôn giữ nguyên tắc “một quốc gia duy nhứt”.

Đài loan và TQ cùng tuyên bố chủ quyền ở HS. Nhưng hai bên có chung nền tảng là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Hoa.

Điểm sai khác, không thành vấn đề như cũng ghi vô. Là phe Mao không hề “tiếp quản” HS từ tay phe Tưởng, như bài báo đã ghi. Quân Quốc dân đảng (thấy giữ không được) nên rút bỏ.


Điểm sai thứ ba, trầm trọng nhứt, đó là đoạn dẫn sau đây:

“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nói họ mới là bên có chủ quyền chính đáng từ tất cả những gì người Pháp trao trả lại.”

Hoàn toàn sai.


VNDCCH chưa hề có một tuyên bố bất kỳ nào về chủ quyền HS và TS, ngoại trừ công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký tên. Nhưng nội dung công hàm này VNDCCH lại nhìn nhận chủ quyền các đảo HS và TS thuộc về TQ.

Còn về ý kiến VNDCCH có “quyền chính đáng”, ở “tất cả những gì người Pháp trao lại”, theo tôi, có lẽ tác giả đã nằm mơ, hay tự “sáng tác” ra thêm.


“Kế thừa” di sản chính đáng, được sự nhìn nhận của quốc tế, từ các thời vua chúa xa xưa, cho đến các chúa nhà Nguyễn, sau đó triều đình nhà Nguyễn, rồi đến nhà nước thuộc địa… là “Quốc gia Việt Nam” của ông Bảo Đại (thành lập theo Hiệp ước Elysée 1948). Sau đó là hai nền đệ nhứt và đệ nhị VNCH.


Nhà nước Pháp đã tuyên bố “caduc - vô hiệu lực” tất cả các kết ước giữa Pháp và VN, sau 1975, vì sự im lặng của VNDCCH (sau khi chiếm được miền Nam).

"Xù" hết, phủi sạch trơn, kế thừa cái gì ?

***********

Tin từ BBC

Về đảo Tri Tôn và thông điệp của tàu chiến Mỹ
3-7-2017


Tàu USS Stethem hôm 02/07/2017 áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, khiến Bắc Kinh gọi đây là "khiêu khích quân sự".

Vậy thông điệp từ hoạt động của tàu USS Stethem là gì và lịch sử tranh chấp tại vùng này có gì liên quan đến hòn đảo nhỏ này?

BBC Tiếng Việt điểm qua năm vấn đề cơ bản:

1. Không công nhận đường cơ sở quanh Hoàng Sa

Đài Fox News ở Hoa Kỳ nói đi vào phạm vi 12 hải lý cách đảo Tri Tôn là thông điệp "Hoa Kỳ không công nhận" chủ quyền của Trung Quốc tại đây.

Lucas Tomlinson trên trang Fox News, kênh truyền hình "yêu thích" của Tổng thống Trump, trích dẫn một quan chức quốc phòng Mỹ nói USS Stethem cũng "thách thức cả tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Đài Loan" về đảo này.

"Phạm vi 12 dặm biển là biên giới lãnh hải bao quanh mọi quốc gia có biển, và đi tàu vào bên trong phạm vi này chính là cách gửi ra thông điệp Hoa Kỳ không công nhận tuyên bố chủ quyền đó."

Cùng lúc, trang Independent ở Anh trích lời bà Mira Rapp-Hooper, chuyên gia về Biển Đông tại Center for a New American Security, nói:

"Khác với Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo mấy năm qua, tại Hoàng Sa, nước này trên thực tế đã kiểm soát toàn bộ từ 1974."

Bà giải thích mục đích của Hoa Kỳ sử dụng quyền tự do hàng hải (freedom-of-navigation operation, gọi tắt là FONOP) là nhằm thử thách "đường cơ sở bất hợp pháp của Trung Quốc quanh vùng Hoàng Sa".

2. Trump bắt đầu nản về Trung Quốc

Nhưng động thái mới nhất của Hải quân Mỹ còn được thực hiện trong bối cảnh "có vẻ như chính quyền Trump hết kiên nhẫn với Bắc Kinh về các công tác tiếp tục xây đắp quân sự ở Biển Nam Trung Hoa", tác giả Tomlinson viết.

Bên cạnh đó, "Hoa Kỳ cũng thất vọng rằng Bắc Kinh không kiềm chế được Bắc Hàn về chương trình nguyên tử và hỏa tiễn".

Hôm 1/7, báo The Guardian ở Anh cũng nhận định rằng "tuần trăng mật của hai ông Trump và Tập Cận Bình đã chấm dứt".

Hoa Kỳ cố ý chọn ngày ông Tập Cận Bình sang duyệt binh ở Hong Kong tuần qua để kêu gọi "thêm dân chủ cho Hong Kong và rằng Trung Quốc phải tôn trọng các quyền tự do, gồm cả tự do báo chí".

3. Vì sao Tri Tôn quan trọng?

Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) gồm 130 đảo san hô, bãi đá và đá ngầm, cách miền Trung Việt Nam 250 hải lý (400 km) về phía Đông và đảo Hải Nam của Trung Quốc 220 hải lý (350 km) về phía Nam, theo Britannica.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, là nhóm đảo Lưỡi Liềm ở phía Tây, và nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông.

Đảo Tri Tôn - có tên theo chiếc tàu của Anh HMS Triton, nằm riêng lẻ ra về phía Nam và thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm. Trung Quốc gọi đây là đảo Trung Kiến.

Khoảng cách từ Tri Tôn vào đảo Lý Sơn của Việt Nam lại chỉ có 123 hải lý.

Khoảng cách từ Tri Tôn đến mũi Ba Làng An trên đất liền Việt Nam chỉ có 135 hải lý, gần hơn khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến đảo Lăng Thuỷ thuộc Hải Nam của Trung Quốc (140 hải lý).

Cũng vì vị trí nằm ngoài hẳn nhóm đảo chính, Tri Tôn có ý nghĩa phòng thủ, chặn lối vào các đảo còn lại.

Trước lần vào gần đảo Tri Tôn hôm đầu tháng 7 mới đây, một chiến hạm của Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2016 cũng đi vào gần đảo này.

Để thách thức chủ quyền của bất cứ nước nào đang kiểm soát Hoàng Sa, Hoa Kỳ không cần phải vào sâu trong nhóm đảo An Vĩnh và Lưỡi Liềm mà chỉ cần đến gần đảo Tri Tôn là đủ.

4. Lịch sử chủ quyền và quyền kiểm soát

Năm 1932, Pháp tuyên bố đưa quần đảo Hoàng Sa vào thuộc Liên bang Đông Dương và lập một trạm khí tượng tại đây.

Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier ra Nghị định đặt Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và Hoàng Sa tách khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào Thừa Thiên.

Trong Thế Chiến 2, Nhật Bản chiếm một số đảo nhưng rút đi để rồi đến năm 1951 tuyên bố từ bỏ chủ quyền tại đây.

Năm 1947, quân đội Trung Hoa Dân quốc chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo lớn nhất trong nhóm An Vĩnh (phía Đông).

Cùng thời gian, trên đảo Hoàng Sa (Prattle Island), là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (phía Tây), người Pháp vẫn vận hành trạm khí tượng và sau đó, Quốc gia Việt Nam tiếp tục công tác này.

Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Sau năm 1954, khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam (tạm thời), con số quốc gia tuyên bố chủ quyền tăng lên gấp đôi.

Sau khi tiếp quản từ Trung Hoa Dân quốc, Trung Quốc cộng sản và Việt Nam Cộng hòa là hai nước kiểm soát trên thực tế một số đảo, bên giữ nhóm đảo phía Đông, và bên giữ nhóm phía Tây.

Nhưng hai nước khác cũng nói họ là bên tiếp nhận chủ quyền đã nêu.

Trong trường hợp Đài Loan thì họ vẫn tiếp tục coi mình là Trung Hoa Dân quốc cùng mọi chủ quyền tại quần đảo này trước khi mất về tay Bắc Kinh.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nói họ mới là bên có chủ quyền chính đáng từ tất cả những gì người Pháp trao trả lại.

5. Khai thác dầu khí và căn nguyên xung đột

Theo Bách khoa Toàn thư Anh, xung đột ở Biển Đông bùng lên năm 1974 sau khi Việt Nam Cộng hòa bắt đầu ký các hợp đồng khai thác dầu khí với công ty nước ngoài, khiến Trung Quốc có phản ứng.

Trung Quốc đã tấn công các đảo ở Quần đảo Hoàng Sa bằng không quân và hải quân, chiếm trạm khí tượng (trên đảo Phú Lâm), và kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa từ đó.

Nhưng kể từ đó đến nay, chủ quyền các hòn đảo ở đây vẫn là cốt lõi của tranh chấp, theo Britannica.

Các vấn đề lại bùng nổ năm 2014 khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được kéo xuống khu vực gần Quần đảo Hoàng Sa, khiến Việt Nam phải đối.

Tin tức về một giàn khoan khác mà Trung Quốc đưa ra Biển Đông gần đây dù không được nước này xác nhận, đang tiếp tục làm nóng lên bầu không khí xung quanh các vùng đảo ở đây.


http://www.trinhanmedia.com/…/nhung-sai-lam-trong-bai-viet-…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 201510:37 CH(Xem: 11220)
Nhưng cũng cần lưu ý, chữ ‘cướp’ ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa, cướp theo tục lệ giống như tục cướp vợ của người Mông,” ông Long khẳng định.
20 Tháng Ba 201512:41 CH(Xem: 11017)
Đặc biệt ngày nay dựa vào thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, các thế lực thù địch sử dụng mạng Internet, các mạng xã hội, các blog để tán phát rất nhanh, hữu hiệu quan điểm của họ vào Việt Nam và trên khắp thế giới.
20 Tháng Ba 201512:29 CH(Xem: 11184)
“Tổng biên tập báo Nhân Dân ông Đinh Thế Huynh, tờ báo cơ quan phát ngôn của Đảng CSVN phát biểu trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11 rằng:Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng..”
15 Tháng Ba 201510:42 CH(Xem: 11441)
“Từ cướp ở đây phải đặt trong ngoặc kép, là ‘cướp’ có văn hóa. Nhiều người bảo tại sao không phát lộc kiểu như phát ấn đền Trần. Vấn đề ở đây là phải ‘cướp’, có sự cố gắng, có dấu ấn cá nhân chứ không phải tự nhiên lộc thánh đến với mình”- Tờ Người Đô Thị dẫn lại lời lý giải của ông Long.
15 Tháng Ba 20156:42 CH(Xem: 11933)
15 Tháng Ba 20156:28 CH(Xem: 19289)
sự thật về Nguyễn văn Trỗi
14 Tháng Ba 201510:58 CH(Xem: 11225)
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...