Có những nhà văn...g như thế đấy!

22 Tháng Tư 20169:22 CH(Xem: 10290)

Có những nhà văng (miểng)như thế đấy!*
HoAnhThai
Nhà văng (miểng) Hồ Anh Thái.

 


Huy Phương

Hồ Anh Thái, sinh năm 1960 tại Hà Nội, là một “nhà văn đương thời” của Việt Nam, từng là “chủ tịch Hội Nhà Văn” Hà Nội trong vòng 10 năm, tác giả của gần 30 tác phẩm và đoạt bốn giải thưởng “nội địa.” “Ông được xem thuộc thế hệ nhà văn thời hậu chiến và là một nhà ngoại giao, tiến sĩ Văn Hóa Đông Phương, hiện giữ chức vụ phó đại sứ Việt Nam tại Iran”.

 

Nói về Hồ Anh Thái, Anh Chi, trong “tạp chí Nghiên Cứu Văn Học” Hà Nội đã ca tụng: “Bây giờ nhìn nhận hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, chúng tôi nghĩ, anh đã và đang tiếp tục sáng tác những tác phẩm chứa đựng nhiều phẩm chất văn hóa,” hay “... “Với lao động sáng tạo liên tục và mang tính chuyên nghiệp, anh đã thể hiện bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam trong thời đại văn chương nước ta hội nhập với văn chương thế giới!” Nói chung Hồ Anh Thái được ca tụng như một “nhà văn lớn, có tầm cỡ quốc tế” của Việt Nam.

 

Như vậy, khi Bắc Việt chiếm miền Nam, Hồ Anh Thái mới 15 tuổi, chưa đến tuổi ra trận, trước 1975 chỉ mới là loại thiếu nhi khăn quàng đỏ, đánh trống ếch và thuộc lòng “ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng,” bị nhiễm độc bằng lối tuyên truyền xảo trá “Mỹ đang xâm lược miền Nam và lính ngụy là bọn ăn thịt người”. Thời nhỏ, có thể Hồ Anh Thái mục kích cảnh máy bay Mỹ dội bom xuống Hà Nội, thấy lửa cháy và những cái chết, muốn trở thành nhà văn, nhưng nếu muốn viết về chiến tranh, phải cần có kinh nghiệm sống, hay học hỏi, nghiên cứu, chứ không phải qua những câu chuyện kể của những người đi xâm lược miền Nam trở về sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.

 

Khi đã trở thành người “thắng cuộc”, ai cũng là “anh hùng”, người lính có bao nhiêu điều “phấn khởi”, hả hê, khoác lác để kể chuyện cho bọn trẻ đang ngóng tai nghe. Một trong những đứa trẻ ấy lớn lên trở thành một nhà văn viết về chiến tranh, mà kinh nghiệm sống là chỉ cần nghe những kẻ bốc phét, hoang tưởng, kể lại những chuyện không có được một phần nghìn sự thật.

 

Câu chuyện “lính ngụy ăn gan người, uống máu” có lẽ đã được mô tả trong nhiều tác phẩm của các nhà văn miền Bắc trong và sau chiến tranh, chỉ với mục đích gây lòng căm thù cho quần chúng, nhưng nhà văn mới lớn sau 1975, Hồ Anh Thái đã đi quá đà, thêm câu chuyện “moi gan, ăn tim bằng cách mô tả lính ngụy “quay” tử thi Việt Cộng”, rồi “róc thịt uống rượu!” như sau:

“Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị bằm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội.”

 

Trong một cảnh khác, “lính ngụy không quay Việt Cộng như quay heo, mà chỉ nổi lửa để nướng tim, gan ăn tại chỗ, đặc biệt trí tưởng tượng của nhà văn bắt đầu đi đến chỗ điên khùng khi viết: “Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn.”

 

“...Cuối cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn.”

 

Hồ Anh Thái có thể chỉ nghe kể lại qua một nhân vật “ngôi” thứ ba, với chuyện “lính ngụy quay người, moi tim gan uống rượu”, nhưng với Dương Thu Hương, như lời người kể chuyện thật với nhân vật “chúng tôi” nói về “lính thám báo miền Nam, hiếp dâm, xẻo vú và cửa mình thanh nữ xung phong miền Bắc:

“...Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.

 

Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đấy là những người con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo.

 

Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết! Những cái xác bầm đập méo mó! Da thịt con gái nõn nà tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phung lở hay một con cóc chết!” (tiểu thuyết Vô Đề)

 

Phải chăng vì “bọn ngụy ác độc, man rợ” như vậy nên miền Bắc có quyền vẽ lên hình ảnh “người lính cụ Hồ” đáp lễ với những cách người hả hê, khát máu, để làm gương cho cả một thế hệ sôi sục vì căm thù:

“Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ ngụy cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng ngụy bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo m...ỡ.” (Tạ Duy Anh, “Đi Tìm Nhân Vật,” tiểu thuyết, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2002.)

 

Tôi ở miền Nam, không biết ngoài mặt trận “con ngụy cái” này là ai, vì chúng tôi không có nữ quân nhân tham chiến, không lẽ đây là một người đàn bà trong ngôi làng, một cán bộ Xây Dựng Nông Thôn để lính Bắc Việt trút hết nỗi căm hờn và thỏa mãn thú tính lên cao độ như thế, một con chó cắn người hay một con cọp vồ mồi cũng không “thú” hơn” là chất “thú” của một người lính Việt Cộng?

 

- “Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế!”

 

Ở ngoài mặt trận, không giết người thì người giết. Nhưng giết người mà thấy khoái cảm thì nhân loại chỉ thấy có người lính Cộng sản Bắc Việt. Ngay cả ISIS cắt cổ người cũng không có cái hả hê như thế! Tạ Duy Anh còn không che đậy, nói rằng “niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình!” Thì ra thế là đấu tranh, không phải tạo hạnh phúc cho người khác, mà là nếu họ hạnh phúc hơn mình, hãy giết hết họ, chẳng qua vì lòng ganh ghét.

 

Đó là nguyên nhân rõ ràng của “cải cách ruộng đất,” vì họ giàu hơn mình, của “thảm sát Mậu Thân,” vì họ sướng hơn mình.

 

Với Tạ Duy Anh “giết người thấy sướng,” đối với Dương Thu Hương “với khoái cảm không che đậy”:

“...Hùng thường nghĩ ra những cách giết người đặc sắc trong các trận giáp lá cà. Và gã kể lại cho đồng đội nghe với khoái cảm không che đậy. Kẻ thì gã xọc lê từ họng xuống tim, kẻ gã chọc từ nách bên phải qua bên trái, kẻ gã lại đâm từ hạ bộ ngược lên ở bụng. Kỳ thú nhất là một lần đánh ấp, gã bò vào phòng riêng một tên sĩ quan ngụy, chờ tên này dính chặt với cô vợ trắng phôm phốp của y như một cặp cá thờn bơn, gã mới phóng lê từ trên xuống. 'Một xọc xuyên hai, bảo đảm là sướng mắt...'“ (TTVĐ- chương 11)

 

Một sự thèm khát đầy dục vọng, ở đây Dương Thu Hương rất giống Tạ Duy Anh hay Tạ Duy Anh rất giống Dương Thu Hương, ở chỗ “niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực.”

 

Đó là chưa nói đến chuyện bừa bãi, vô lý trong tình tiết một tên bộ đội bò “vào phòng riêng một tên sĩ quan ngụy,” “bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò,” thám báo “hoạt động trong lòng địch mà nổi lửa quay người hay hiếp dâm, xẻo vú!”

 

Chuyện căm thù, dã man của người lính miền Bắc đã để lại trong một câu chuyện có thật, đó là cái chết của nhà văn Y Uyên, người sĩ quan của TK Bình Thuận năm 1966.

 

“Trên thân xác của Uy, khi chở về quân y viện, có những dấu đạn thừa, những dấu dao vô lối. Những dấu đạn, vết dao không thể cắt nghĩa được. Nếu không phải là chúng có từ những thù hận ghê gớm, những chất ngất căm hờn, thì không thể làm sao tìm ra lý do giải thích sự hiện diện của chúng trên thân hình một người đã chết.”

 

Tôi xin nhường sự phê phán ấy cho một nhà văn miền Nam:

“Tôi không hiểu bằng cách nào, trong cuộc chiến tương tàn, ròng rã hơn 20 năm này, những người lãnh đạo Cộng Sản đã dạy cho binh lính của họ như thể nào để lòng thù hận chất ngất mênh mông đến thế? Tôi chấp nhận những viên đạn thứ nhất là hợp lý - Ừ, thì cứ cho là hợp lý. Nhưng những viên đạn bắn bồi, những nhát dao đâm thêm trên một xác thân đã chết là những viên đạn, những nhát dao không thể cắt nghĩa, không thể chấp nhận được. Những người Cộng Sản Việt Nam đã làm những điều dã man như thế, khởi đi từ lòng thù hận, từ sự cuồng tín.” (“Núi Tà Dôn và Dấu Chân Uy” của Lê Văn Chính -Tạp Chí Văn, số 129, phát hành ngày 1 Tháng Năm, 1969).

 

Bốn mươi năm đã trôi qua, bây giờ người ta đang nói chuyện “hòa hợp hòa giải,” “khép lại quá khứ,” nhưng sau 40 năm cũng là lúc đã nhìn rõ mặt nhau. Có những nhà văn như thế đấy! Nếu có một cuộc xét lại, những nhà văn miền Bắc sẽ nghĩ gì về những tác phẩm hoang tưởng như thế? Và dù sao thì nó cũng đã để lại những vết dơ của “nền văn hóa XHCN”, còn ảnh hương lâu dài đến những nhận thức của những lớp người mới lớn lên sau khi Sài Gòn đổi tên.


 

Để kết luận bài này tôi xin ghi lại những câu thơ đầy lương tri của miền Nam viết trong chiến tranh:

 

“...Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.

Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước

Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.”

(Nguyễn Bắc Sơn)

 

“...Trời ơi, những xác thây la liệt

Con ai, chồng ai, anh em ai?”

(Tô Thùy Yên)

 

* TTỰ

Tựa bài viết đã được Quyền Được Biết sửa lại, xin chân thành cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc!

ựa đề bài viết đã được Quyền Được Biết sửa lại, xin chân thành cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc!

nguồn:http://hon-viet.co.uk/HuyPhuong_CoNhungNhaVanNhuTheDay.htm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Ba 201512:41 CH(Xem: 11006)
Đặc biệt ngày nay dựa vào thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, các thế lực thù địch sử dụng mạng Internet, các mạng xã hội, các blog để tán phát rất nhanh, hữu hiệu quan điểm của họ vào Việt Nam và trên khắp thế giới.
20 Tháng Ba 201512:29 CH(Xem: 11179)
“Tổng biên tập báo Nhân Dân ông Đinh Thế Huynh, tờ báo cơ quan phát ngôn của Đảng CSVN phát biểu trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11 rằng:Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng..”
15 Tháng Ba 201510:42 CH(Xem: 11436)
“Từ cướp ở đây phải đặt trong ngoặc kép, là ‘cướp’ có văn hóa. Nhiều người bảo tại sao không phát lộc kiểu như phát ấn đền Trần. Vấn đề ở đây là phải ‘cướp’, có sự cố gắng, có dấu ấn cá nhân chứ không phải tự nhiên lộc thánh đến với mình”- Tờ Người Đô Thị dẫn lại lời lý giải của ông Long.
15 Tháng Ba 20156:42 CH(Xem: 11924)
15 Tháng Ba 20156:28 CH(Xem: 19285)
sự thật về Nguyễn văn Trỗi
14 Tháng Ba 201510:58 CH(Xem: 11222)
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...