Lịch sử trong tay nhà sản: Nguyễn Trung Trực có phép mọc đầu!

01 Tháng Mười 20228:30 CH(Xem: 2827)
  • Tác giả :

Lịch sử trong tay nhà sản:
Nguyễn Trung Trực có phép mọc đầu!


4056b575-3e07-41e9-a485-a90cc7b2777aĐền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Kiên Giang - 
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang.




Gió Bấc
   RFA






Sử sách ghi nhận anh hùng Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém năm 1868, mới 30 tuổi. Chính quyền Pháp úy kỵ đến mức dấu biệt hài cốt ông không còn tông tích. Dân gian tôn sùng kính ngưỡng ông tạo ra bao huyền thoại, tôn thờ ông như vị thần linh. Hơn trăm năm qua, đình đền thờ ông dựng khắp miền Nam, không cần sắc phong. Hậu duệ của ông ở xóm Nghề Bến Lức, Long An cũng thờ cúng hương khói không đòi hỏi ân sủng, thậm chí còn bị giải tỏa đất đai mồ mả tổ tiên. Ấy thế mà từ năm 1988, chính quyền Kiên Giang đã tìm ra bộ hài cốt cho rằng của anh hùng Nguyễn Trung Trực với đầy nghi vấn từ nơi chốn mồ mả đến hình thể, tuổi tác, đặc biệt, đầu cổ của hài cốt còn nguyên vẹn. Bộ hài cốt ấy được đưa vào đền thờ xây mộ và phong danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia làm điểm nhấn cho lễ kỷ niệm khơi khơi không trúng ngày sinh cũng chẳng trúng ngày mất.

Cụ Nguyễn Trung Trực bị Pháp bắt và chém đầu tại chợ Rạch Giá. Người ta còn biết rõ đao phủ hành quyết là người Khmer tên Bòn Tưa. Ngày hành quyết, dân làng Tà Niên chuyên nghề dệt chiếu đã đem chiếu trải trên mặt đất quanh nơi xử chém. Khi đầu cụ Nguyễn rơi xuống máu tuôn ra thành hình chữ Thọ. Sau này, người dân Tà Niên theo đó dệt chiếu bông chữ Thọ màu đỏ.

Truyền thuyết cho rằng Pháp đã bêu đầu ông tại chợ để thị uy nhưng đang đêm có người bí mật cướp mất. Không tài liệu nào xác định thi thể Nguyễn Trung Trực được chôn ở đâu. Ông Trương Thanh Hùng- nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn Nghệ Dân Gian, nguyên Chủ tịch Hội Văn Nghệ Kiên Giang viết trên báo Văn Nghệ TP.HCM rằng:

“Vào năm 1970, trong một lần trùng tu dinh Nguyễn Trung Trực và dựng tượng cụ trước nhà lóng chợ Rạch Giá, tượng bán thân trước dinh tỉnh trường, viên trung tá tỉnh trường (chính quyền Sài Gòn) tên là Nguyễn Văn Tài có treo giải thưởng một triệu đồng (trên 10 lượng vàng) và một vé di du lịch Đài Loan cho ai tìm ra mộ cụ Nguyễn. Sau khi hành quyết cụ Nguyễn Trung Trực, thực dân Pháp bêu đầu cụ mấy ngày, sau đó đem chôn (theo ông Hai Khoa ở Rạch Giá). Có người đem thây cụ Nguyễn Trung Trực về chôn ở Rạch Gióng (theo ông Cà Chánh ở Tà Niên).

Nhưng, dù có nhiều người ra công nghiên cứu mà không có ai có thể biết được mộ cụ Nguyễn ở đâu.”

Tập san Sử Địa của Đại Học Sư Phạm Sài Gòn đã dành trọn số 12 chuyên đề về anh hùng Nguyễn Trung Trực quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, truy tìm trong văn khố có dịch thuật được cả bản hỏi cung cụ Nguyễn nhưng cũng không làm rõ được chi tiết này. Nguyên do là một sô tài liệu về cụ Nguyễn bị mất, trong đó có thư của Huỳnh Công Tấn gửi Thống đốc Nam Kỳ và những tài liệu sau khi xử tử.

Ấy vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, năm 1986, tỉnh Kiên Giang bỗng dưng tìm ra hài cốt của anh hùng Nguyễn Trung Trực và rầm rộ làm mộ trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Trung Trực nơi vốn là ngôi đình thờ cá ông được người dân mượn làm nơi thờ cúng cụ Nguyễn Trong thời Pháp thuộc và đến thời Việt Nam Cộng Hòa chính thức lập thành đền thờ.

Thiết nghĩ, việc tôn vinh một nhân vật lịch sử điều quan trọng nhất là nghiên cứu tìm hiểu và đúc kết đầy đủ, chính xác, chân thật nhất về nhân vật đó làm tấm gương, bài học cho đời sau chứ đâu nhất thiết là phải có hài cốt bằng mọi giá để xây mồ xây lăng. Nếu có hài cốt thì hài cốt ấy phải xác tín, thuyết phục để người ta chiêm bái chứ đâu thể như các nhà ngoại cảm dỏm lấy xương trâu bò làm hài cốt. Bộ hài cốt mà tỉnh Kiên Giang đã tìm ra được thì có đầy yếu tố bất minh.

Căn cứ duy nhất để tỉnh Kiên Giang khẳng định bộ hài cốt đang được thờ cúng là của Nguyễn Trung Trực là sự chỉ dẫn và lời cam kết của cố nhà văn Sơn Nam viết năm 1986, nội dung như sau: “Năm 1943-1944, tôi có làm thư ký ở Tòa Bố Rạch Giá. Vì tò mò, tôi có tìm hiểu về Nguyễn Trung Trực, nhất là nơi chôn hài cốt. Tên Phó Tham biện bấy giờ là Roger Lucas, có nhà riêng ở khuôn viên Tòa Bố, nói nhiều lần với tôi rằng xác của Nguyễn Trung Trực chôn ở sát bên Tòa Bố, tức là chỗ mà tôi đã chỉ rõ để khai quật. Tòa Bố thời Pháp, từ năm 1880 về sau xây không chính xác đúng nền Tòa Bố cũ. Vì vậy Tòa Bố sau có vách đá kiểu đồn lính, lại sát kề bên mộ….”.

Tuy nhiên, đây không phải là lần duy nhất nhà văn Sơn Nam nói về nơi Pháp chôn cát Cụ Nguyễn Trung Trực mà trước đó ông đã hai lần viết về sự việc này với nội dung hoàn toàn khác.

Lần thứ nhất trong quyển Người Anh Hùng Dân Chài viết chung với Ngọc Linh in năm 1959, Sơn Nam viết “Xác cụ Nguyễn chôn sau lầu ông Chánh (tức dinh Tỉnh trưởng, ngày nay là nhà Văn hóa thiếu nhi-NV), dưới gốc cây đa, cách lầu 70 mét, lâu ngày rễ đa phủ mất không còn thấy mộ”.

Lần thứ hai trên tập san Sử Địa số 12 năm 1968 Sơn Nam viết: “Tình cờ được nghe tên chủ tỉnh Maxime Vialar nói với người thơ ký phụ trách việc cơ mật “Mộ Nguyễn Trung Trực ở sát gốc cây đa đàng kia. Đừng cho lính mã tà dẩn tội tới làm cỏ gần đó”. Cây đa này ở sau tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa tòa Bố và dinh chủ tỉnh”.

Cũng trên tập san này, tác giả Phù Lãng Trương Bá Phát hỏi chi tiết về ngôi mộ: “Tôi hỏi thêm Sơn Nam:

- Mả Nguyễn Trung Trực nằm trong tòa bố mà cụ thể là ở chỗ nào?

 - Ở nơi mấy cây đa trong vòng rào tòa Bố.

 - Có bia hay dấu gì khác cho người ta biết?

- Không có gì hết, tôi chỉ nghe nói trong khoảng đất trống giữa mấy cây đa, vậy thôi”

Như vậy, về vị trí ngôi mộ, hai lần trước Sơn Nam viết mộ nằm sát cây đa, cây đa này ở sau tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa tòa Bố và dinh chủ tỉnh cách lầu 70 mét. Nhưng trong cam kết và hướng dẫn cho tỉnh Kiên Giang lại chỉ vào ngôi mộ chôn ở sát bên Tòa Bố.

Theo nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng, có thời làm Chủ tịch Hội Văn Nghệ Kiên Giang am hiểu về khu vực này thì hai vị trí Sơn Nam viết trước đây và nơi chỉ mộ, cam kết với tỉnh Kiên Giang cách nhau rất xa về phương hướng tọa độ

Về hình dạng ngôi mộ, trước đây Sơn Nam viết rằng “lâu ngày rễ đa phủ mất không còn thấy mộ”,“Không có gì hết, tôi chỉ nghe nói trong khoảng đất trống giữa mấy cây đa, vậy thôi”. Thế nhưng qua thực tế hình ảnh của Bảo Tàng Kiên Giang chụp lại khi khai quật thì ngôi mộ nhà văn Sơn Nam chỉ cho tỉnh Kiên Giang khai quật làm bằng đá vôi, có bia, có bình phong.

Điều này vừa mâu thuẫn với những ý kiến trước đó của nhà văn Sơn Nam vừa mâu thuẫn, phi logic thực tế. Trong một văn bản trả lời đơn xin tha mạng cho cụ Nguyễn của Huỳnh Công Tấn, Thống Đốc Nam Kỳ khẳng định đầy căm hận “Không thể tha chết cho một người đã giết quá nhiều sĩ quan và binh lính Pháp”. Lẽ nào chính quyền Pháp thời ấy lại ban ân xây mộ khang trang như lăng tẩm trong khuôn viên dinh Tham Biện (tỉnh trưởng)?

Một trong những người phản ứng mạnh mẽ việc vội vã xác định ngôi mộ và hài cốt của cụ Nguyễn là ông Nguyễn Tấn Thanh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nay đã mất) và con trai là Nguyễn Tiến Dũng (lúc đó là cán bộ Công an tỉnh Kiên Giang). Sau 30-4-1975, ông Thanh được cấp nhà trong khuôn viên dinh tham biện cũ của Pháp và ngôi mộ được khai quật nằm sát cạnh ngôi nhà của ông. Ông đã có văn bản gởi lãnh đạo tỉnh, không chỉ với tư cách một lãnh đạo địa phương mà còn với tình cảm của người ngưỡng mộ cụ Nguyễn Trung Trực. Trong văn bản, ông Thanh viết: “Khi rõ lại (xem lại) ngôi mộ kế nhà tôi, tôi phản đối vì ngôi mộ này trước khai quật tôi có đến xem, là ngôi mộ hòm rương cây danh mộc tốt, có đầu, mình tay chân đủ, chôn cất đàng hoàng. Hỏi bà con lão thành người ta nói là một người tay sai làm nhà đoan Tây có công, khi chết nó có chính sách chôn cất đàng hoàng”.(1)

Không chỉ như vậy, hồ sơ về bộ hài cốt này cũng rất mâu thuẫn bất nhất. Khi tiến hành khai quật, tỉnh có mời tiến sĩ khảo cổ Lê Trung Khá tham dự để giám định đánh giá nhưng trong tất cả biên bản giám định đều không có chữ ký của Tiến sĩ Lê Trung Khá. Cùng một bộ hài cốt nhưng lại có đến hai biên bản giám định nội dung y hệt chỉ khác nhau về tuổi người chết. Một ghi nhận hài cốt của người chết 50 tuổi, một ghi nhận là 30 tuổi.

Qua ý kiến của Tiến Sĩ Lê Trung Khá và đơn khiếu nại của ông Nguyễn Tấn Thanh - nguyên Chủ Tịch UBND tình Kiên Giang thì hài cố này còn đầu cổ nguyên vẹn. Lẽ nào sau khi chết anh hùng Nguyễn Trung Trực đã hiển thánh nổi cái đầu bị chém đứt lìa?

Nhà báo độc lập Hà Văn Thùy có thời gian là cán bộ văn hóa tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận như sau:

Ông Đinh Sơn Hoàng, sinh năm 1927 tại ấp Tà Niên gần thị xã Rạch Giá, hồi nhỏ học tiểu học Rạch Giá, từng sống ở Pháp nhiều năm, nay làm trang trại ở Bình Phước, cho biết: “Tháng Tám năm 1927, một người Pháp, đốc học trường Rạch Giá, mượn ca-nô của chủ hiệu thuốc tên Bính, du ngoạn trên sông bao quanh chợ Rạch Giá, không may bị tai nạn chết. Nguyên do nước chảy xiết quá mạnh, ca-nô kẹt gầm cầu Quay. Xác không thể đưa về Pháp được, phải đem chôn phía sau Tòa Bố gần nhà tỉnh trưởng người Pháp, cận bờ tường, có cọc thép cột dây lòi tói bao quanh, theo thông lệ mộ một người phương Tây.”

Việc đưa bộ hài cốt lạ, có khả năng của một người thực dân vào mộ vị anh hùng cứu nước để cả dân tộc thờ phụng kính ngưỡng là tội ác không thể tưởng tượng được! Nhiều người dân Kiên Giang vô cùng bức thúc nhưng không được nói. Năm 2011, tạp chí Xưa & nay của Hội Sử học Việt Nam, trong mục ý kiến bạn đọc có đăng bài viết ngắn của bạn đọc phản ánh việc này. Nhưng ngay sau đó, các nhân viên của tạp chí bị kiểm tra lý lịch gắt gao để truy tác giả bài viết. (2)

Ông Trương Thanh Hùng cho rằng: “Căn cứ vào những dữ kiện có dược như trên, chúng ta có thể tạm kết luận: Hài cốt thật sự của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực còn chưa tìm ra.

Từ hơn 100 năm nay, nhân dân Kiên Giang đã tôn thờ cụ Nguyễn và chấp nhận việc không rõ thi hài của người ở đâu. Không vì việc có hài cốt hay không mà người dân giảm hay tăng lòng tôn kính cụ. Nhưng, chẳng thà không hài cốt, không có mộ hay chỉ xây mộ tượng trưng như những ngôi mộ gió tưởng niệm nhũng chiến binh Trường Sa - Hoàng Sa ở Lý Sơn - Quảng Ngãi vân còn hơn dể vào dấy bộ hài cốt mà ta chưa biết rõ đó là của ai? Biết dâu, đó là hài cốt của một người không tốt thì sao?”

Trước thực trạng quá rõ ràng ấy, Thường Vụ Tỉnh Ủy Kiên Giang vẫn dùng quyền lực của mình lấy mù xoa che lấp mặt trời và kết luận ngắn gọn là “về mộ và hài cốt của Nguyễn Trung Trực: Đây là vấn đề thiêng liêng và rất nhạy cảm; cần có điều kiện, thời gian tiếp tục tìm hiểu, làm rõ thêm. Vì vậy nên giữ nguyên, không thay đổi hiện trạng”.

Thật sự vụ nhạy cảm này đơn giản chỉ chiêu trò của Trần Lam thời điểm 1986 đứng đầu ngành văn hóa tỉnh Kiên Giang. Nhờ thành tích tìm ra hài cốt Nguyễn Trung Trực mà thăng tiến lên Phó Chủ Tịch UBND tỉnh dưới cái ô che của anh Ba X - Bí Thư Tỉnh Ủy. Trần Lam còn đình đám trong vụ tranh chấp tác quyền bức ảnh Mặt Trời Đi Qua Trong Lăng Bác được bán đấu giá triệu đô (3). Năm 2014, dư luận một lần nữa bùng nổ nhiều bài viết phản ứng về bộ hài cố giả nhưng đó lại là thời cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị trị vì trên đất Kiên Giang.

Với nhà sản, không có lịch sử, không có tiền nhân, không có tôn vinh, tất cả đều là quân bài vụ lợi, là canh bạc bán mua.

____________

Tham khảo:

http://vanhoamientay.com/tin-tuc/thi-hai-duoi-mo-anh-hung-nguyen-trung-truc-la-ai/

https://thanggianhome.wordpress.com/2014/05/02/hai-cot-trong-mo%CC%A3-nguye%CC%83n-trung-tru%CC%A3c-la-ai/

https://tuoitre.vn/khep-lai-tranh-cai-ve-buc-anh-trieu-do-457972.htm

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20247:38 CH(Xem: 1351)
Bọn truyền thông giẻ rách hải ngoại luôn mồm ca tụng quê hương giàu đẹp, bọn dư luận viên láo toét về con đường đi lên XHCN, bọn Vịt kiều thân cộng, ở xứ người no cơm ấm cật thích về thăm VN khoe mẽ, nói chung tất cả những đứa nào hay ca ngợi VN hôm nay giàu đẹp thì hãy chống mắt lên mà nhìn, nhìn xong rồi ngọng luôn chứ hùng biện, ngụy biện, xảo biện gì nổi nữa?! Sự thật đằng sau những tòa nhà cao tầng, những hào nhoáng giả tạo thì đời sống người dân trong nước vẫn mãi nghèo hèn, nhà cầm quyền csVN hoàn toàn ngó lơ, nếu có trợ cấp thì chỉ vài ba trăm ngàn tương đương 2, 30 chục đô la một tháng...
14 Tháng Ba 20247:33 CH(Xem: 785)
Đang yên, đang ổn trong rừng Nó đào, nó bới, nó bưng về thành Nó chặt, nó tỉa bớt cành Nó chôn xuống đất, ghi danh... sếp trồng Bu đầy, cả một đám đông Vỗ tay tán thưởng, nức lòng ngợi ca Một rừng cờ phướng, áo hoa Có cả bóng áo cà sa niệm bùa Mỗi năm có biết bao mùa Mùa chặt, mùa đốt... và mùa trồng cây Chặt phá loang lổ, tầy huầy Muốn đốt cho sạch phải xây nhiều lò Muốn trồng, phải trồng cây to Chóng thành củi gộc thồn lò cháy ngon Ngu gì trồng mớ cây con Hết nhiệm kỳ, nó chả còn sống đâu
13 Tháng Ba 20248:03 CH(Xem: 1282)
Ôi, có gì không rõ mà phải làm rõ, ông Phó Chủ tịch ơi! Lý do chắc là tại họ làm biếng, không chịu về nước xây dựng CNXH cho mấy ông đó thôi. Có lẽ ai đó đã làm cho họ hoang mang, dao động, khi nói rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“. Nhân loại đã đi được gần ¼ đoạn đường trong thế kỷ này. Còn hơn ¾ đoạn đường nữa mới hết thế kỷ, nhìn đoạn đường hơn 76 năm còn lại, có lẽ họ ngẫm nghĩ: Chẳng biết mình có sống được chừng tới đó hay không mà về đó để xây dựng, cho dù đến hết thế kỷ này có xây CNXH thành công đi nữa...
12 Tháng Ba 20248:07 CH(Xem: 1970)
Bà Lan vừa chỉ cho đàn em từng kỷ vật, vừa thuyết minh: “Đây là bác Trọng tặng nhé, bác Nguyễn Phú Trọng tặng cho em bút bằng vàng với kim cương để ký các quyết định lớn. Đây, chính đích thân bác Trọng ký, em có hình ảnh luôn. Đây, chữ ký của bác Nguyễn Phú Trọng”. “Đây, cái này là của bác Phạm Minh Chính… Em có hết, tứ trụ triều đình em có hết, không có thiếu cái gì hết…” “Tay sờ mắt thấy…”; “Tiền không có thiếu đâu”; “Đừng có phát tán nhé…” “Tặng cho em trai một cái nè. Bằng vàng thật đấy nhé!” Phía trên là những lời của bà Lan, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, một khúc củi tươi mới vào lò. Bác Cả chống tham nhũng kiểu này thì …
11 Tháng Ba 20249:08 CH(Xem: 1634)
- Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi: Mời Bác nghỉ - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Hàng bác cứ... lòng thòng Thì phải làm... kách mệnh Em Xuân nằm chân gác, Em Ngát ngủ tê hê Em Lạc cùng em Khai vẫn còn chờ ở đó... Đường kách mệnh gian khó Bác phải gắng cho xong Đầu gối bác muốn long Toàn thân thì uể oải Nhưng bác không trễ nãi Nhiệm vụ... đảng đã giao Bác phải cố cho mau.
11 Tháng Ba 20249:03 CH(Xem: 792)
Phản động không rao giảng đạo đức Không việc làm táng tận lương tâm. Phản động không bao giờ bán nước Quỳ dưới chân bọn giặc ngoại bang. Phản động biết bạn, thù rành rẽ Không gộp chung như mớ bòng bong. Phản động không bao giờ chạy án Không ăn tiền cả triệu đô la. Phản động không chơi gôn, đánh bạc Không giống như tướng cướp côn đồ. Phản động không nhà lầu, xe hơi , gái gú Không thẻ xanh, mua chức, mua quyền . Phản động chỉ nói lên sự thật Không nói lời nịnh hót , bưng bô. Vậy phản động không theo ý đảng Nên phản động "xứng đáng" vào tù.
09 Tháng Ba 20246:24 CH(Xem: 1842)
Ví dụ B: (1) Thanh niên phải yêu nước. (2) Láng giềng thì phải bảo bọc, tối lửa tắt đèn có nhau. (3) Anh em phải kính trọng nhường nhịn nhau đó là đạo lý Á Đông. Cả (1), (2), và (3) đều có lý. Giờ thì (4) Việt Nam nhỏ hơn nên là em, Trung Quốc lớn nên là anh (5). Em phải kính trọng anh. Kaka, (4) và (5) thì bắt đầu xàm. Ở đâu ra cái so sámh quan hệ hai quốc gia, hai thể chế chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp như quan hệ anh em? Ai bảo nhỏ hơn về diện tích, dân số thì là em? Mà em thì phải kính trọng anh, nghĩa là gì? Là nó đưa quân đánh mình hàng ngàn năm thì mình đứng yên cho nó đánh và kính nó à?
09 Tháng Ba 20246:21 CH(Xem: 2614)
Một đại diện của MSFJ hôm 6/3 nói với VOA rằng các thành viên của nhóm này “không liên quan gì đến vụ xả súng” ở Đắk Lắk, vốn khiến 9 người thiệt mạng, gồm 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã. Đại diện này cũng phủ nhận bất kỳ liên quan gì tới nhóm MSGI và cho biết họ đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa cũng như không ủng hộ bạo lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong email gửi VOA, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “tiếp tục quan ngại sâu sắc và thẳng thắn lên án những cuộc tấn công” ở Đắk Lắk.
08 Tháng Ba 20248:12 CH(Xem: 1688)
Ủa, nếu không biết không đến được, hay thời gian để đến được nó dài nhiều thế hệ thì sao không quăng cái CNXH đó vào thùng rác đi và đi theo con đường dân chủ của các quốc gia văn minh giàu có? Dĩ nhiên là đảng biết chắc về con đường XHCN vô vọng của mình sẽ chẳng đi được tới đâu, nhưng ngu gì mà nói? Ngu gì mà từ bỏ, cứ hô hào toàn dân kiên định, còn chúng ta cứ tiếp tục cai trị, bốc hốt, làm giàu, hy sinh đời bố củng cố đời con, của nã ăn mười đời còn không hết, còn lũ dân đen thì chúng mày cứ ngóng cổ lên mà chờ, khi nào đến được cái thiên đường XHCN đó thì hẳng biết…
07 Tháng Ba 20247:17 CH(Xem: 944)
Nó bảo rằng điện thoại Sản xuất ở nước ta Chính là của Hàn Quốc Chỉ thuê mình lắp ra. Còn tiền xuất khẩu ấy Thì Hàn Quốc nó thu Ta chỉ thu tiền thuế Khoe khoang là quá ngu. Này cái bọn phản động Đừng có nói ba sàm Điện thoại của Hàn Quốc Nhưng mà do ta làm. Ông đếch biết nhà máy Của thằng gần thằng xa Cứ nằm trên đất việt Có nghĩa là của ta. Phen này thằng Hàn Quốc Sẽ tức hộc máu ra Vì điện thoại của nó Bị xếp hàng sau ta.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...