Hồ tùng Mậu bị giết vì hiểu rõ hồ chí minh

13 Tháng Ba 20168:14 SA(Xem: 10631)

HỒ TÙNG MẬU BỊ GIẾT VÌ HIỂU RÕ HỒ CHÍ MINH



Năm 1920 Hồ Tùng Mậu, 24 tuổi; cùng với Lê Tán Anh, 21 tuổi;  từ Nghệ An sang Trung Hoa sinh sống. Mới đầu hai người sống tại Hàng Châu với chú của Mậu là ông Hồ Học Lãm.  Ông Hồ Học Lãm ( Tên hiệu là Hồ Chí Minh ) là một sĩ quan cán bộ của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, cựu đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội của Cường Để và Phan Bội Châu.

Năm 1923 Mậu và Anh tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã của Phan Bội Châu do Nguyễn Hải Thần cầm đầu, là một tổ chức đấu tranh bạo động chống Pháp tại Hoa Nam.  Năm 1924 Tâm Tâm Xã bị chính quyền Trung Hoa giải tán sau vụ Lê Tán Anh và Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Pháp Berlin tại thành phố Sa Điện,  tỉnh Quảng Đông.

Tới đầu năm 1925, được sự giúp đỡ của Quốc Dân đảng Trung Hoa, Phan Bội Châu giao cho Hồ Tùng Mậu vận động tổ chức thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hoa Nam.

Ân oán giữa Hồ Tùng Mậu và Nguyễn Tất Thành:

Tháng 11 năm 1924 Nguyễn Tất Thành từ Nga tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy để làm việc cho phái bộ Nga tại Trường võ bị Hoàng Phố.  Trước tiên Thành tìm đến tiệm chụp hình của Lâm Đức Thụ ( Nguyễn Cống Viễn ) để xin việc làm thêm ( NTT có nghề rửa hình tại Paris ).  Thụ từ chối nhận NTT vào làm nhưng cũng được biết Thành là con của cụ Nguyễn Sinh Sắc, bạn đồng khóa Tiến sĩ với cha của Thụ là cụ Nguyễn Hữu Dân.

Sau đó Thụ biết Thành từng hoạt động cách mạng với Phan Chu Trinh tại Pháp nên giới thiệu Thành với Hồ Tùng Mậu là người cùng quê Nghệ An đang hoạt động cách mạng với Phan Bội Châu.  Sau khi đã rõ thân thế của NTT, Mậu rủ Thành và Thụ tham gia tổ chức VNQDĐ sắp sửa được thành lập.  Tuy nhiên trước ngày khai diễn đại hội thành lập đảng thì Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải.  Đại hội vẫn tiến hành, và lập ra “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội”.  Mậu giữ chức Ủy viên Huấn luyện, NTT giữ chức Tổng thư ký.

Cũng trong năm 1925 NTT giới thiệu Mậu , Lâm Đức Thụ, Lê Tán Anh, Lê Hồng Phong và Lê Quang Đạt gia nhập ĐCS Trung Hoa.  Đến năm 1927 VNTNCMĐCH bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải tán vì Quốc Dân đảng Trung Hoa quay ra đối nghịch với Cọng sản.

Năm 1928 Hồ Tùng Mậu bí mật gom góp đảng viên dựng lại thành An Nam Cọng sản Đảng tại Hoa Nam.  Khoảng 100 hội viên là cựu đảng viên Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, trong số này có 20 cựu học viên sĩ quan của trường Hoàng Phố.  Nhưng chỉ 2 tháng sau thì tất cả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt vì cảnh sát có hồ sơ, hình ảnh đảng viên đã nộp cho Tổng thư ký Nguyễn Tất Thành ( Lý Thụy ).

Vì vậy khi ra khỏi tù vào cuối năm 1929 Hồ Tùng Mậu cùng các đồng chí của mình đi tìm Lâm Đức Thụ và Nguyễn Tất Thành để thanh toán nhưng lúc đó Nguyễn Tất Thành trốn biệt ở Thái Lan còn Lâm Đức Thụ đã bán nhà dời đi xứ khác.

Tại khu phố Cửu Long thuộc thành phố Hồng Kông, Mậu gặp đại diện xứ Nam Kỳ của Việt nam TNCMĐCH là Châu Văn Liêm, Phan Trọng Quảng và một đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ là Dương Hạc Đính;  bèn xúi các ông này trở về Nam Kỳ thành lập An Nam Cọng sản Đảng tại Nam Kỳ. Trong khi đó HTM cũng tái lập lại ANCSĐ tại Hồng Kong ( Hồ sơ lưu trữ quốc gia Pháp; lời khai của Dương Hạc Đính khi ông này bị Pháp bắt ).

Tại Nam Kỳ ANCSĐ của Châu Văn Liêm lại hục hặc với Đông Dương CSĐ của Ngô Gia Tự. Do đó Lê Tán Anh, Lê Duy Điếm và Trương Văn Lệnh quyết định mời NTT từ Thái Lan về Hồng Kông để giải hòa hai đảng bởi vì các ông đinh ninh NTT là đại diện của CSQT.

Hồ Tùng Mậu cương quyết phản đối nhưng Lê Tán Anh và Trương Văn Lệnh vẫn còn tin tưởng NTT cho nên Mậu bất mãn;  cùng với Lê Quang Đạt, Lý Phương Đức trở lại hoạt động cho Văn phòng CSQT tại Thượng Hải.  Năm 1931 Mậu cùng với Nguyễn Huy Bồn bị cảnh sát Hồng Kông bắt vì tội cư trú bất hợp Pháp, sau 2 tháng thì thả và trục xuất khỏi Hồng Kông, ông trốn về Thượng Hải thì bị cảnh sát Pháp tại Thượng Hải đón bắt và giải về Việt Nam.

Tại nhà tù Sơn La, Mậu kết thân với Nguyễn Hữu Cần là một người từng tốt nghiệp học viện Stalin nhưng bất hòa với Hà Huy Tập nên ly khai khỏi ĐCSĐD. Sau khi ly khai khỏi ĐCSĐD, Nguyễn Hữu Cần đã hội với Hồ Học Lãm, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh lập ra Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội ( Việt Minh ) vào năm 1936.  Sau đó Cần về Việt Nam hoạt động và bị bắt.

Nguyễn Hữu Cần bị giam vào nhà tù Sơn La, tại đây ông gặp Hồ Tùng Mậu.  Tháng 5 năm 1945, sau khi quân Nhật đảo chánh Pháp thì chính quyền Trần Trọng Kim thả những tù chính trị không phải là Cọng sản ( Cọng sản Nga đang là kẻ thù của Nhật ). Mậu và Cần được thả vì hồ sơ thụ án ghi là hoạt động chống Pháp chứ không phải là đảng viên Cọng sản.

Hai ông được thả về Hà Nội, sống nhờ tại một trụ sở của Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội của ông Nguyễn Hải Thần tại ô Cầu Giấy ở Hà Nội.  Đến tháng 8 năm 1945 Trần Quốc Hoàn dẫn quân của HCM từ Tuyên Quang tràn về tấn công trụ sở Việt Cách và giết Nguyễn Hữu Cần, còn Hồ Tùng Mậu chạy thoát.

Sau khi chạy khỏi Hà Nội, Mậu trở về quê là làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.  Đến khi Tướng Lê Thiết Hùng, em rễ của Mậu, về làm Tư lệnh Khu 4 thì Hồ Tùng Mậu ra trình diện và gia nhập Việt Minh. ( Hùng là con rễ của Hồ Học Lãm ).  Năm 1946 Mậu gặp lại Tướng Nguyễn Sơn, hai ông quen biết nhau khi cùng hoạt động cho ĐCSTrQ năm 1927.  Qua năm 1947 Nguyễn Sơn thay thế Lê Thiết Hùng làm Tư lệnh kháng chiến Khu 4, Sơn giao cho Mậu giữ chức vụ Tổng thanh tra nhà nước tại Khu 4.

Năm 1951 Hồ Tùng Mậu tham dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, tức là đại hội thành lập Đảng Lao Động Việt Nam.  Sự xuất hiện của ông tại đại hội Đảng Cọng sản đã bùng nổ lên nhiều kinh ngạc, nhất là các đại biểu Nam Kỳ, các cựu tù Côn Sơn và  Sơn La.

Thời 1945-1950 việc liên lạc giữa Khu 4 và Nam Kỳ hay Bắc Kỳ rất khó khăn cho nên ít người biết chuyện HTM còn sống và trở lại ĐCS.  Nay thì mọi người đều vui mừng được gặp lại ông và bầu ông vào Trung ương Đảng.  Sự hiện diện của Hồ Tùng Mậu trong ủy ban chấp hành Trung ương Đảng khiến cho có ít nhất là 3 người không được vui;  đó là Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Trần Quốc Hoàn.

Đối với Hồ Chí Minh thì Hồ Tùng Mậu là một oan gia, Hồ Tùng Mậu giúp đỡ ông rất nhiều khi ông mới chân ướt chân ráo tới Trung Hoa vào năm 1924.  Sau đó Mậu được HCM giới thiệu vào làm đảng viên Đảng Cọng sản Trung Quốc, cả hai ông cùng lập ra một chi bộ Cọng sản trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Và khi Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch đuổi chạy về Nga thì để lại rất nhiều nợ đời cho Hồ Tùng Mậu;  nào là chi bộ Cọng sản, nào là đảng viên Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, nào là tay mật thám Lâm Đức Thụ, nào là chuyện bán cụ Phan Bội Châu và cuối cùng là chuyện Hồ Chí Minh đã quẳng lại hồ sơ cá nhân của các nhà ái quốc Việt Nam để rơi vào tay nhà cầm quyền Trung Hoa.  Rất nhiều bí mật mà Hồ Chí Minh muốn giấu có thể sẽ bị phanh phui dần dần bởi Hồ Tùng Mậu.

Người thứ hai không được vui là Trường Chinh, ông ta đổi tên là Trường Chinh là để lấy lòng Mao Trạch Đông. Thế nhưng trong khi ông ta đang hí hửng với sự thành lập trở lại Đảng Cọng sản dưới áp lực của Mao thì lại xuất hiện một cây cổ thụ xuất thân từ Đảng Cọng sản Trung Quốc, mà cây cổ thụ này lại có “tay trong” là tướng Nguyễn Sơn đang làm việc tham mưu cho Mao Trạch Đông về vấn đề Việt Nam.

Mặc dầu Trường Chinh và HCM bàn với nhau không gởi giấy mời Hồ Tùng Mậu tham dự đại hội nhưng La Quý Ba bắt phải thêm Hồ Tùng Mậu vào danh sách đại biểu tham dự đại hội.  Và rồi thân tình giữa Hồ Tùng Mậu với La Quý Ba cũng như uy danh của Hồ Tùng Mậu trong thời gian diễn ra đại hội đã khiến Trường Chinh thực sự lo ngại cho vị trí Tổng bí thư của ông ta.

Người thứ ba là Trần Quốc Hoàn, ông này cũng là người Nghệ An, cùng ở chung trại tù Sơn La với Hồ Tùng Mậu từ năm 1940 đến 1945.  Trong trại tù Hồ Tùng Mậu được trọng nể bao nhiêu thì Trần Quốc Hoàn bị lánh dè bấy nhiêu vì tư cách rẻ tiền của ông ta cũng như lý lịch của ông ta có nhiều mờ ám.  Hơn nữa, tháng 8 năm 1945 Hoàn giết hụt Mậu tại Ô Cầu Giấy cho nên ông ta biết nếu Mậu được làm lớn trong Trung ương thì ông ta khó được an toàn.

Sau khi đại hội giải tán ngày 19-2-1951 thì Hồ Tùng Mậu trở về làm việc tại Thanh Hóa.  Đến ngày 23-7-1951 ông bị ám sát bằng lựu đạn.  Lúc này Liên Khu 4 hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Cọng sản, không có một tổ chức đối kháng nào trong khu vực.  Ngoài ra cũng không có một tổ chức nào nhận trách nhiệm về cái chết của ông.

Tài liệu của mật thám Pháp ghi nhận ông bị ám sát bằng lựu đạn nhưng không rõ ai chủ mưu.  Riêng báo Cứu Quốc của ĐCSVN thì loan báo rằng Hồ Tùng Mậu đã bị chết vì bị bỏ bom. Thời trước tiếng Việt dùng chữ “bỏ bom” ( Bombing ) để nói đến việc ném lựu đạn hay chất nổ. Thí dụ như nói “Tiếng bom Sa Điện” là nói tới hành động của Phạm Hồng Thái ném lựu đạn vào Toàn quyền Pháp tại thành phố Sa Điện ở Quảng Châu Loan.

Sau này hồi ký của Võ Nguyên Giáp xuất bản năm 2.000 lại viết là Hồ Tùng Mậu bị “máy bay Pháp bỏ bom” trên đường công tác tại Khu 4. Tuy nhiên, nếu đọc lại bài điếu văn của HCM đăng trên báo Nhân Dân ngày 9-8-1951 thì không có một chữ nào cho thấy Mậu chết vì bom máy bay Pháp, cũng chẳng có một dòng nào căm thù giặc Pháp đã gây ra cái chết cho Mậu :

Mất chú, đồng bào mất một người lãnh đạo tận tuỵ, Chính phủ mất một người cán bộ lão luyện, Đoàn thể mất một người đồng chí trung thành, và tôi mất một người anh em chí thiết. Mấy nguồn thương tiếc, cộng vào trong một lòng tôi!…  Chú Tùng Mậu ơi!  Đành rằng sự mất, sự còn là luật chung của tạo hoá. Nhưng gặp lúc sinh ly tử biệt, thì khó mà ngǎn mối xót thương…”

Tôi lại hứa với chú: toàn thể đồng sự và đồng chí sẽ cố gắng noi gương đạo đức cách mạng của chú…”

Câu : “Đành rằng sự mất sự còn là quy luật chung của tạo hóa” cho thấy HCM né tránh nói tới tại sao HTM bị chết.  Đơn giản là vì HTM bị ám sát, nhưng không phải là Pháp ám sát hay phe Quốc gia ám sát.  Và HCM cũng chỉ hứa noi gương đạo đức của HTM chứ không hứa “biến đau thương thành căm thù” giặc Pháp, bởi vì Mậu không chết vì máy bay Pháp.

Sau cái chết của Mậu thì Trần Quốc Hoàn được đề cử giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an và qua năm 1953 thì lên chức Bộ Trưởng Bộ Công an, rồi giữ luôn chức này cho tới năm 1980;  tức là 27 năm làm trùm mật vụ trên toàn quốc.

Mặc dầu Trần Quốc Hoàn được Hồ Chí Minh và Trường Chinh tin cậy nhưng qua tố cáo của ông Nguyễn Minh Cần, cựu Phó chủ tịch Thành phố Hà Nội;  và qua tố cáo của ông Vũ Thư Hiên thì Trần Quốc Hoàn coi HCM không ra gì.  Thậm chí coi khinh HCM.

Sở dĩ Trần Quốc Hoàn lộng hành như vậy là bởi vì ông ta biết rõ những việc ác của Hồ Chí Minh và Trường Chinh, việc ác nào cũng đều do ông ta thực hiện. Trong số những việc ác đó có việc giết các cán bộ CSQT như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ, Trương Văn Lệnh, Trần Đình Long, Nguyễn Thế Vinh…, và cả việc giết người vợ hờ của HCM ( Theo tố cáo của Nguyễn Minh Cần và Vũ Thư Hiên ).

BÙI ANH TRINH

http://baotoquoc.com/2015/12/08/ho-tung-mau-bi-giet-vi-hieu-ro-ho-chi-minh/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20155:45 CH(Xem: 23470)
Những bức hình đầu tiên cho thấy mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ xịch trước một ngôi nhà mới kính cổng cao tường ở số 7/36 C1 Lý Nam Đế, Hà Nội. Rồi từ trong xe bước ra bảy, tám người mặc veston thẳng nếp– và cả quân phục, khệ nệ khiêng những thùng quà hiếm quý biếu Tết để tặng cựu lãnh tụ đảng CSVN từng cho rằng mình là lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng.
13 Tháng Ba 201510:34 CH(Xem: 10510)
Năm 2005, khi còn là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Truyền từng khẳng định rằng: Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn. "Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi", ông nói.
13 Tháng Ba 201510:27 CH(Xem: 17587)
Ngay trong ngày đầu năm mới, tư dinh của cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh đã bị lộ một số hình ảnh xa hoa với bộ ngai vàng đầu rồng hoành tráng.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...