“Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?

01 Tháng Mười Hai 202110:21 CH(Xem: 5340)

       “Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?


0-4                                                                 Tư liệu từ bài chủ




  Đan Thanh

Báo Tiếng Dân




Tuần trước, nhân vật Trần Huy Đức đã được bổ nhiệm vào ghế Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, có hiệu lực kể từ hôm nay. Trần Huy Đức là ai? Có tài cán gì để nắm giữ trọng trách này?

Trần Huy Đức sinh năm 1975, tại Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Cha của Đức là Trần Mẫn, sinh năm 1951, từng là Thẩm phán cấp cao, cựu Chánh tòa Phúc thẩm Tối cao ở Đà Nẵng.

Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thuỷ, cựu Phó Trưởng phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bà Thủy là vợ Nguyễn Văn Chi, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 10, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hai khoá 9, 10.

Dây mơ rễ má như vậy, nên từ anh cán bộ toà án vô danh, Trần Mẫn được anh rể đẩy lên đến tột đỉnh. Trong một thời gian ngắn, Trần Mẫn lần lượt nắm giữ ghế Chánh án huyện Hoà Vang, Chánh án TP Đà Nẵng, rồi Chánh án Toà Phúc thẩm Tối cao tại Đà Nẵng, quyền lực bao trùm cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tháng 4/2000, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc CA Đà Nẵng chỉ đạo bắt giam Phạm Minh Thông, kẻ đưa hối lộ 4,4 tỷ đồng cho Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và tuyên chiến, muốn bứng trọn “ổ tham nhũng” do Bá Thanh cầm đầu. Tiếc thay, Trần Văn Thanh “chọi” phải đá, khi Bá Thanh có đàn anh là Nguyễn Văn Chi bảo kê.

Cái giá mà Trần Văn Thanh phải trả khá đắt. Dù được chuyển về Bộ Công an, mang lon Thiếu tướng, Chánh Thanh tra Bộ Công an, nhưng tướng Thanh vẫn bị dàn cảnh, cài bẫy để lôi vào vụ án hình sự, bị khởi tố điều tra và truy tố trước toà. Ngồi ghế chủ toạ phiên toà xét xử và ra lệnh áp giải tướng Trần Văn Thanh hầu toà khi hôn mê trên cáng cứu thương năm 2009, chính là Trần Mẫn.

Phe nhóm chính trị của Nguyễn Bá Thanh thời đó là “bất khả chiến bại”. Ở Đà Nẵng, Bá Thanh có trong tay quân bài Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công an, cùng đàn em do đích thân Nam tuyển dụng và giới thiệu với Tổng cục Tình báo Bộ Công an là Vũ “nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ.

Bên Viện Kiểm sát thành phố, Bá Thanh thu nạp được Viện trưởng Trần Thanh Vân và Nguyễn Hữu Linh (sau Linh lên Viện phó và vướng vô kỳ án “Dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi”, chấn động cả nước vào năm 2019).

Phía toà án thì đã có Trần Mẫn “bao thầu”, Bá Thanh muốn tuyên ai bao nhiêu năm tù, đề nghị khởi tố ai thì cứ lập trình sẵn rồi trao cho Trần Mẫn, để ông ta “nhân danh nước Cộng hoà XHCN” mà tuyên án.

Ngoài Trung ương, Bá Thanh có đại ca Nguyễn Văn Chi và “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an hiệp sức, nội công, ngoại kích. Tướng Trần Văn Thanh bị cô lập, phế bỏ binh quyền và ra toà là vậy.
Quay lại câu chuyện Trần Huy Đức, Trần Mẫn đã lo cho con trai từ A đến Z, từ chuyện kiếm cho “cậu ấm” tấm bằng chuyên tu Đại học Luật, cử nhân tại chức ĐH Kinh tế, thạc sĩ Luật, Cao cấp Chính trị…
Trước khi nghỉ chế độ, về vườn đuổi gà, Trần Mẫn đã kịp kéo con trai Trần Huy Đức từ cán bộ toà án cấp huyện về Toà án Thành phố để “quy hoạch” làm lãnh đạo. Tháng 3/2014, Trần Huy Đức được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án TP Đà Nẵng.
Tháng 9/2016, sau khi yên vị trên ghế Uỷ viên Trung ương khoá 12, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã điều động Trần Huy Đức, là em họ, con cậu ruột của Xuân Anh, rời Toà án về nắm giữ trọng trách Chánh Thanh tra UBND TP Đà Nẵng. Mục đích của Xuân Anh là trao cho Đức gươm lệnh để “chặt chém” tất cả những cán bộ sở ban ngành dưới quyền, làm trái ý chỉ đạo hoặc chung chi không đủ theo yêu cầu.

Dư luận Đà Nẵng cho rằng, những buổi yến tiệc sơn hào hải vị do Vũ “nhôm” tổ chức tại nhà riêng 82 Trần Quốc Toản, hoặc ở những nhà hàng sang trọng, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng Trần Huy Đức và Viện phó Viện Kiểm sát Nguyễn Hữu Linh. Đức và Linh cũng là “bộ đôi” chạy án khét tiếng miền Trung. Ai bị bắt giam hay muốn tại ngoại, muốn án treo hay án tù… từ hình sự, kinh tế, đến hôn nhân gia đình, chia chác tài sản thừa kế… tất tật đều cứ tìm đến bộ đôi Trần Huy Đức – Nguyễn Hữu Linh.

Giai đoạn này quan chức ở Đà Nẵng chia làm hai phe, đối đầu tranh giành quyền lực: Phe đảng do Xuân Anh và Thượng tá tình báo Vũ “nhôm” cầm đầu được ví là “du côn chính trị” và phe còn lại là “phe chính quyền”, tập hợp xung quanh Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.

Hai phe đều tung ra hết những đòn phép, thủ đoạn, đánh nhau một mất một còn. Đỉnh điểm, Nguyễn Xuân Anh quyết tâm tiêu diệt ông Mai Đăng Hiếu, sinh năm 1971, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ, một người xem thường và không chịu chung chi cho Nguyễn Xuân Anh, nhắm đánh “bắc cầu” phe Huỳnh Đức Thơ.

Một đoàn thanh tra liên ngành do bà Lương Nguyệt Thu, Uỷ viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ làm trưởng đoàn, các uỷ viên trong “bè lũ bốn tên” gồm:

– Trần Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy;

– Trần Huy Đức, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra thành phố;

– Lê Thị Thu Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố;

– Trần Văn Chung, Bí thư Chi bộ, đại tá, Trưởng phòng An ninh Kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng.

Vốn xuất thân cán bộ ngoại giao chính trực, Mai Đăng Hiếu hoàn toàn không biết vòng vây đang siết chặt và các chỉ đạo triệt hạ đang nhắm vào mình. Rất may, trưởng đoàn Lương Nguyệt Thu không đồng ý với đề nghị của “bè lũ bốn tên” về việc khai trừ đảng, mở đường cho việc khởi tố và bắt giam Mai Đăng Hiếu.

Mưu sự không thành, “bè lũ bốn tên” đã quay sang ký tên tập thể, sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị đóng vào văn bản có nội dung tố cáo, vu khống bà Lương Nguyệt Thu. Hành động của “bè lũ bốn tên” vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và cái kết là cả Trần Thị Kim Oanh, Trần Huy Đức, Lê Thị Thu Hạnh và Trần Đình Chung đều nhận án kỷ luật “khiển trách” cả về mặt đảng và chính quyền.

Nhiều cán bộ đảng viên tại Đà Nẵng cho rằng, “bè lũ bốn tên” đã tốn khá nhiều tiền để… chạy án, vì lẽ ra mức kỷ luật dành cho các nhân vật này, công cụ của phe nhóm thao túng chính trị, phải là khai trừ ra khỏi đảng.

Tháng 10/2017, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị cách tất cả các chức vụ, bị đuổi ra khỏi Ban Cchấp hành Trung ương. Dư luận lại rộ lên thông tin “bè lũ bốn tên”, trong đó có Trần Huy Đức vẫn tại vị, nhờ đã “chung chi” đầy đủ cho Trương Quang Nghĩa, tân Bí thư Đà Nẵng, được Trung ương điều về thay Nguyễn Xuân Anh.

Không hổ danh cha nào con nấy, khi có chỗ dựa mới, Chánh thanh tra Trần Huy Đức lại bắt đầu đi “thu xâu” các sở ban ngành có dấu hiệu tham nhũng, làm trái các quy định nhà nước. Các công ty đầu tư kinh doanh nhà, công ty công trình công ích, các Ban quản lý dự án… là những nơi phải cống nộp tiền tỷ cho quan thanh tra Trần Huy Đức.

Có một nơi sai phạm ngút trời đó là Sở Y tế thì không thấy quan thanh tra Trần Huy Đức sờ vào. Nơi đây từ quan chức cấp sở, đến lãnh đạo các bệnh viện công lập, Trung tâm Y tế quận huyện “ăn” rất dày. Gần nửa tỷ đồng cho một suất tuyển viên chức y tế, nâng khống vật tư thiết bị y tế để rút ruột ngân sách nhà nước, lập công ty “sân sau” để đấu thầu thuốc, gian lận trong các hợp đồng mua bán trang thiết bị đắt tiền, đẻ ra đủ các kiểu hút máu bệnh nhân… là những điều gây phẫn nộ, nhức nhối trong dân chúng Đà Nẵng!

Ấy thế mà con “kền kền” đầu đàn Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến không hề hấn gì, ngược lại còn được Thanh tra thành phố nhắm mắt làm ngơ, để rồi tái cử Thành uỷ viên, đại biểu HĐND TP và nhảy tót lên chức Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Trách nhiệm này thuộc về Chánh thanh tra Trần Huy Đức, vì Ngô Thị Kim Yến là người cùng phe nhóm chính trị với Đức và cũng là cháu ruột ông Nguyễn Văn Chi.
Tại Đại hội lần thứ 22 đảng bộ Đà Nẵng, khi chuẩn bị cơ cấu nhân sự, người ta gạt bỏ nhân vật được xem là “du côn chính trị” Trần Huy Đức. Vì vậy tháng 3/2020, Đức nhanh chân xin rút khỏi ghế Chánh Thanh tra, để “chạy” cho được về vị trí Chánh Văn phòng Toà án Cấp cao ở Đà Nẵng.

Ngày 22/11/2021, ông Nguyễn Hòa Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tối cao, đã trao quyết định bổ nhiệm Trần Huy Đức giữ chức Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, kể từ hôm nay, ngày 1/12/2021.

Như vậy cha con Trần Mẫn – Trần Huy Đức sắp hoàn thành “cuộc đua kỳ thú” đầy toan tính, rằng vài năm ngồi ghế Chánh án Phú Yên, Đức sẽ gom đủ “cả vốn lẫn lời” để quay về nắm trọng trách Phó Chánh tòa Cấp cao tại Đà Nẵng, thậm chí có thể ngoi lên tranh ghế Chánh án Toà án cấp cao Đà Nẵng.

Vùng đất Phú Yên nghèo, xếp hạng 39/63 toàn quốc, thu nhập bình quân đầu người khoảng 3 triệu đồng/ tháng nhưng quan chức thì giàu nứt đố đổ vách, vì chúng “ăn của dân không chừa bất cứ thứ gì”.

Năm 2019, Lê Văn Phước, cựu Chánh án TAND tỉnh Phú Yên bị tuyên phạt 15 năm 6 tháng tù về tội “Tham ô tài sản”. Năm 2020, Toà phúc thẩm giảm xuống còn 12 năm 6 tháng tù. Không biết rồi đây bao nhiêu tài sản, ngân sách nhà nước sẽ chảy vào túi tham và bao nhiêu dân nghèo Phú Yên sẽ lãnh oan án dưới bàn tay của “du côn chính trị” Chánh án Trần Huy Đức?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 20209:10 CH(Xem: 11444)
Qua phiên tòa xét xử 29 bị cáo vụ Đồng Tâm cho thấy, nó không phải là một bộ máy bảo vệ công lý mà đúng hơn thì nó là một cỗ máy giết người. Không phải vụ án Đồng Tâm mà nhiều vụ án khác nó vẫn vận hành như thế mà điển hình là vụ án Hồ Duy Hải. Cáo trạng bịa đặt, vật chứng dàn dựng là những nguyên liệu dùng để hại người chứ không phải là thứ làm nên công lý. Đã vậy, mức độ táo tợn trong cách làm án khống ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhìn vào bộ máy tư pháp CS, có lẽ chúng ta không nên nghĩ đó là nơi bảo vệ công lý nữa mà chúng ta hãy suy nghĩ khác, nó là...
09 Tháng Chín 20209:09 CH(Xem: 8245)
Có những công an nghe vậy cũng chạy đến hỏi thật ngô nghê, “Này chị Khương chị bảo chúng tôi sai thì chúng tôi sai gì nào?” Tôi đáp ngay, “Chúng mày đánh người tàn ác như thế, vậy chúng mày không sai thì đúng ở đâu, điều luật nào cho phép chúng mày đánh người? Chúng mày đưa tao coi để tao hết chửi, tao sẽ chửi mãi mỗi khi thấy chúng mày vi phạm pháp luật, đánh đập đàn áp tù nhân trong này. Chúng mày vừa phải thôi chứ nếu cứ để cho họ vui vẻ, thoải mái tư tưởng thì chỉ dễ điều tra sự việc phá án thôi, vậy mà sao lại không hiểu ra chuyện đơn giản như thế.”
08 Tháng Chín 202010:23 CH(Xem: 15243)
Trờ lại chuyện thằng Lú, nhiều người bảo hắn Lú vì nói ra những câu ngu ngốc, câu sau chửi cha câu trước; ví dụ hắn hô hào cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và sau đó chính hắn cũng thú nhận trước toàn dân là chính hắn cũng không biết khi nào mới tới cho dù có đi hết thế kỷ này: Tức là vào năm 2.100! Lạ nhỉ? Không biết thì cũng như mù, mà đã không thấy con đường đó ở đâu, không tin chắc rằng mình có thể đến được thì sao lại bắt cả một dân tộc gần 100 triệu con người phải tin theo một cách dại khờ mù quáng?!
08 Tháng Chín 202010:21 CH(Xem: 9620)
Vụ án Đồng Tâm đã xảy ra làm chết 4 nhân mạng, dân Đồng Tâm chết 1 và công an chết 3. Về bản chất, kẻ gây ra cái chết của cụ Kình là cố sát. Bởi vì cụ đang ở nhà và chính công an vào nhà giết cụ. Hành động tấn công vào nhà cụ Kình là hành động phạm pháp cho dù có lý giải dưới bất kỳ góc độ nào. Còn 3 công an bị chết kia thì rõ ràng chính họ là kẻ mang nhiệm vụ giết người một cách phi pháp nhưng lại bị chết. Phải gọi chính xác 3 cái chết của công an kia là 3 hung thủ bị chết.
08 Tháng Chín 202010:19 CH(Xem: 8232)
Con tin ở Bố, dân Đồng Tâm tin bố , dân oan cả nước tin bố. Một cán bộ về hưu nghèo xác sơ. Một đảng viên từ bỏ lối sống của đảng. Một anh thương binh, cống hiến cả tuổi xuân để đổi lại bình yên cho đất nước. Vậy mà lại bị chính quyền nhà nước tiêu diệt. Chỉ vì bất đồng chính kiến, vì giúp dân đòi lại đất đai mà chính quyền đã cướp. Xã hội này tàn ác lắm, họ sẽ tiêu diệt hết những người tài giỏi, và bố cũng không phải là ngoại lệ. Bố đã từng nói, đời người chỉ có một lần chết, hãy để cho bố chết vì dân vì làng, thà chết Vinh còn hơn sống nhục...
07 Tháng Chín 202010:18 CH(Xem: 17441)
Được sự bảo kê của quyền lực chính trị, EVN được độc quyền luôn cả hai đầu mua và bán: Ở đầu vào họ độc quyền áp giá mua đối với nhà sản xuất điện, từ đó EVN muốn cho ông nào chết thì ông đó phải chết. Bởi các nhà sản xuất điện không bán cho EVN thì chẳng bán được cho ai; Ở đầu ra, EVN lại độc quyền áp giá bán điện cho dân. Trước đây họ ra giá điện bậc thang, dân thấy phi lý kêu ca, thế nhưng không những họ không giảm mà còn đề xuất điện một giá nhưng lại chọn giá cao nhất để tính cho tất cả. Tức là dân càng la, họ càng siết cổ...
07 Tháng Chín 202010:18 CH(Xem: 10717)
Câu chuyện 3 em bị cổng đè chết hôm nay là một câu chuyện thật tang thương. Nhưng, nó cũng là điều bình thường ở xã hội nơi được gọi là thiên đường Xhcn Nhìn cái trụ cổng gãy đổ thì biết những kẻ xây đã rút ruột công trình, thay xi-măng bằng vôi trộn bùn non, không làm trụ bằng thép và không xây móng đá, chỉ làm qua loa. Có lẽ các em sinh nhầm đất nước, nơi mà một trong những quốc gia còn thứ chủ nghĩ quái thai đang nắm quyền cai trị.
07 Tháng Chín 202010:18 CH(Xem: 10562)
Đây cũng là câu hỏi mà RFA đưa ra, theo cái cách đố vui để chọc ta vẫn thường thấy, của cái đài ‘cực kỳ’ phản động này. Còm góp ý lẫn phản hồi đã lên con số ngàn, đọc mà mỗ tôi cứ cười bò, và xin phép được nhặt ra vài câu mua vui cùng bạn đọc. Để đối với vali hạt nhân nguyên thủ Mỹ, (Dung Tran Anh) đáp vali của Lú là: Vali hạt le. Và câu của bạn (Khoa Tran) thì: Đựng tả lót. Câu của (Khoa Tran) được ghi nhận có tới 33 phản hồi, trong đó bị bò đỏ văng tục cũng không là ít, riêng mỗ tôi đồng ý với (Minh Le) về (Khoa Tran): Một comment chính xác 100%.
07 Tháng Chín 202010:16 CH(Xem: 6417)
...Bích Khương mà cứ tiếp tục hát nữa thì cán bộ hỏi cung không tha mô. Bích Khương đã được nếm thử roi sắt Phù Đổng chưa?” Tôi nghe thấy vậy nên cười thật to cho cả mấy dãy nghe, tôi cười thật hả hê thoải mái. Sau đó tôi đập cửa sắt sầm sầm hát to hơn, làm mọi người im thin thít. Công an coi tù nghe thấy tiếng động mạnh nên chạy ập đến quát tháo đe dọa tôi và bắt ngừng hát. Tôi bảo bọn công an, “Chúng tao cứ hát đấy chúng mày làm gì tao thì cứ làm, đánh đập tao không sợ, chung thân tao không sợ, tử hình tao cũng không sợ nhé...”
06 Tháng Chín 20209:58 CH(Xem: 9652)
Chính vì thế, tại các nước dân chủ tiến bộ người ta tạo ra một loại tòa án chuyên phán quyết chuyện đúng sai của một đạo luật hay một sắc lệnh hành pháp, đó chính là Tòa Bảo Hiến. Tòa bảo hiến nó như một anh chàng gỡ rối cho luật pháp, có nó những bộ luật mang tính chất bổ trợ nhau, nếu không có nó thì trong luật lắm thứ rối rắm cản chân nhau. Việc viết luật chặt chẽ không chồng chéo, không mâu thuẫn, không cản trở nhau chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho một nhà nước pháp quyền. Điều kiện đủ đó là sự chuẩn mực trong thi hành luật pháp...
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...