Cái chết của một giòng sông.

28 Tháng Sáu 20207:43 CH(Xem: 6879)

                               CÁI CHẾT CỦA MỘT GIÒNG SÔNG.

75375672_4529919553688712_805212963823333345_n


Giao Thanh Pham

     Facebook


 

    Giòng sông Cửu Long khởi nguồn từ Tây Tạng, trên con đường dài 4,350 cây số qua 6 quốc gia. Nó bị chặn lại bởi 11 cái đập khổng lồ được Trung Quốc xây từ thập niên 1990s. Sau khi rời đất Trung Quốc, giòng sông Mekong chảy sang Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia với gần một chục cái đập lớn nhỏ khác của các quốc gia này, trước khi chảy sang Việt Nam rồi đổ ra biển. Những sự tàn phá xảy ra bởi những con đập của 5 quốc gia trên thượng nguồn, đã làm biến đổi nguồn lương thực, nguồn nước ngọt cho ruộng đồng và nguồn nước ngọt cần thiết để xử dụng, của hơn 20 triệu người dân Việt sinh sống ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, mà ai trong chúng ta cũng đã nghe nói đến trong thời gian gần đây. Nhất là khi thời tiết biến đổi, mưa nhiều thì xả đập dẫn đến ngập lụt. Hạn hán thì giữ nước dưới dẫn đến cạn queo ở khu vực hạ nguồn.

Không, bài viết này tôi không có ý viết về giòng sông Cửu Long vì trong quá khứ, tôi đã nhiều lần viết về nó rồi. Ở bài viết này, tôi cũng không viết về đập Tam Hiệp ở Trung Quốc mà thiên hạ nhốn nháo trong những ngày gần đây. Tôi muốn nói về cái chết của giòng sông Colorado, có tên tiếng Tây Ban Nha là Río Colorado, ở bên kia biên giới phía Nam nước Mỹ, trên đất của Mễ Tây Cơ.

106199073_4529918487022152_2635994550806368678_o


Giòng sông Colorado khởi nguồn từ La Poudre Pass của rặng núi Rocky Mountains, cao hơn 3 ngàn mét, nó gom tụ nước chảy ra từ những vùng cao nguyên và các rặng núi tuyết phủ quanh năm. Từ đó, giòng sông này uốn khúc chạy suốt chiều dài hơn 2,330 cây số, qua 7 tiểu bang và qua 11 công viên quốc gia ở Mỹ. Giòng sông này còn cung cấp nước cho khoảng gần 50 triệu dân sống trong các thành phố và những cánh đồng nông nghiệp bao la, trước khi nó chảy vào Lake Mead ở biên giới của 2 tiểu bang Arizona và Nevada. Sau cùng, nó vượt qua bên kia biên giới sang Mễ Tây Cơ dài độ 160 cây số trước khi đổ ra biển.

Câu chuyện về giòng sông Río Colorado nó cũng dẫn đến những đau thương không khác câu chuyện của giòng sông Cửu Long của Việt Nam là mấy nếu không muốn nói còn tàn tệ hơn. Từ khởi nguồn xuống tới thành phố Yuma sát biên giới Mỹ - Mễ, người Mỹ đã cho xây tất cả là 15 cái đập khổng lồ, nhằm chặn, trữ và chuyển hướng nước chảy của giòng sông này đi khắp nơi, bao phủ diện tích gần 640 ngàn cây số vuông. Bên cạnh 15 cái đập khổng lồ chặn và trữ nước đó, lại còn có cả trăm con đập nhỏ chi chít của những nhánh sông con, rẽ ngang xẻ dọc. Khi giòng sông Colorado chạy qua tới được bên kia biên giới Mễ thì nó đã gần cạn khô, chẳng còn tí gì để đổ ra biển, mặc dù nó chỉ đi chưa tới 160 cây số. Tính từ năm 1998 đến nay, giòng sông Colorado rất hiếm khi còn lại ít nước để chảy ra biển.

Vào năm 1901, người Mỹ khởi công xây dựng kênh đào Alamo Canal chuyển nước của giòng sông Colorado đến những nông trại khổng lồ ở California. Vào năm 1942 người Mỹ lại khởi công xây dựng kênh đào All American Canal chạy vòng biên giới Mỹ - Mễ mang nước thẳng đến Imperial Valley và các thành phố lân cận. Người Mỹ đã tích trữ gần như tất cả lượng nước còn lại, trước khi nó chảy vào đất Mễ. Lưu lượng nước chảy đang từ 1,200 mét khối trước năm 1900 nay xuống còn 0.5 (nửa) mét khối mỗi giây đồng hồ trước khi vào biên giới Mễ.

Qua mấy trận lụt lội và hạn hán, từ năm 1920 đến năm 1965, chính quyền tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ đã bác bỏ tất cả những lời kêu gọi của những chuyên gia nghiên cứu môi trường về sự tàn phá và ảnh hưởng đến cây cối, thú vật hoang dã phải dựa vào giòng sông Colorado để tồn tại. Họ cũng hủy bỏ luôn những hứa hẹn giữa Mỹ - Mễ trước đây, về việc xây thêm đập để người dân cũng như nông dân Mễ dưới hạ nguồn còn chút hi vọng. Với khả năng và kỹ thuật xây cất rất cao, chỉ trong chưa đầy nửa thế kỷ, người Mỹ đã hoàn tất việc xây dựng 15 con đập lớn và 122 con đập nhỏ trong hệ thống chia cắt sông ngòi tinh vi và xử dụng tối đa nguồn nước một cách hữu hiệu nhất thế giới. Ai ở Mỹ đã có cơ hội thăm viếng Hoover Dam và Lake Mead hoặc Parker Dam và Lake Havasu mới thấy sự vĩ đại và khủng khiếp của những công trình xây đập do người Mỹ tạo ra. Trung Quốc không có cửa để so sánh.

106075066_4529919027022098_2723922594796846465_n

Nếu so sánh giữa 2 giòng sông, thì giòng sông Mekong ở Việt Nam hiện được coi như một người bệnh, tuy sức khỏe đã yếu kém đi rất nhiều nhưng vẫn còn đủ hơi sức để làm việc, trong khi giòng sông Colorado ở Mễ Tây Cơ, thì không khác gì một xác chết chưa được chôn. Đối với những người Mễ và những người dân bản xứ (indigenous) lớn tuổi thì giòng sông Río Colorado chỉ còn lại trong họ như một ký ức xa xôi. Họ kể về những tháng ngày đi câu cá, những lễ lớn được các cha tổ chức mang con dân ra sông rửa tội, như là những câu chuyện cổ tích huyền thoại.

Những ai nghiên cứu nhiều về lịch sử thế giới, thì nhận ra một điều là, những gì Trung Quốc đang cố gắng thực hiện trong 30 năm qua, thì người Mỹ đã hoàn tất và giữ vững từ hơn một thế kỷ trước. Cứ so sánh sức mạnh trong việc bá chủ hoàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì người ta mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ tham vọng:

- Hoa Kỳ chi ra 689 tỷ cho Quốc Phòng vào năm ngoái. Số tiền này được xử dụng cho các thứ vũ khí hiện đại, và việc chi tiêu cho 800 căn cứ quân sự của Mỹ hiện có mặt ở 70 quốc gia trên thế giới, trong khi Trung Quốc chi ra 178 tỷ cho Quốc Phòng và có chỉ MỘT, đúng vậy, Trung Quốc có duy nhất chỉ 1 căn cứ quân sự ở Djibouti thuộc miền Đông của Phi Châu trên “con đường One Road One Belt”.

- Hoa Kỳ có 15 cái đập khổng lồ trên chiều dài 2,230 cây số của giòng sông Colorado trên đất Mỹ chảy xuống hạ nguồn trên đất Mễ có chiều dài 160 cây số. Hạ nguồn của giòng sông Río Colorado ở Mễ hơn 4 thập niên qua gần như đã cạn khô, trơ đất. Trong khi Trung Quốc hiện có 11 cái đập trên chiều dài 1,955 cây số của giòng sông Mekong trên đất Trung Quốc, phần còn lại có chiều dài là 2,665 cây số chảy qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia trước khi đến Việt Nam. Hạ nguồn của giòng sông Cửu Long trên đất Việt Nam vẫn còn lưu lượng nước để chảy ra biển mặc dù hiện nay được coi là có mực nước thấp nhất trong gần một thế kỷ qua.

Những con số so sánh ở trên quá khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, qua hành vi Cá Lớn Nuốt Cá Bé, Mạnh Được Yếu Thua. Thế thì tại sao đại đa số “nạn nhân” của các quốc gia này và thông tin ở khắp nơi trên thế giới lại chỉ thấy cái “Dã Tâm Bành Trướng” của Trung Quốc mà không thấy cái “Dã Man Cưỡng Đoạt” của Hoa Kỳ?

Trong cuộc họp cuộc của các quốc gia Đông Nam Á ở Bangkok vào ngày 1 tháng 8 năm 2019, ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Pompeo, lên án mạnh mẽ về việc Trung Quốc xây dựng những đập nước trên thượng nguồn của giòng sông Mekong, đã ảnh hưởng trực tiếp đến nạn hạn hán ở các quốc gia hạ nguồn:

“The river is at its lowest levels in a decade, a problem linked to China’s decision to shut off water upstream,” (Giòng sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong thập niên này, đây là lỗi của Trung Quốc khi họ quyết định chặn nguồn nước ở thượng nguồn,) ông Pompeo đã tuyên bố.

105427176_4529919993688668_7404968433414667806_n

Trong khi đó, tiếng nói yếu ớt của gần 4 triệu người dân Mễ sinh sống dưới hạ nguồn của giòng Río Colorado, chỉ như tiếng thều thào của kẻ hấp hối, không ai nghe thấy:

“The Gabachos (Americans) should leave some water for us” (Người Mỹ, làm ơn chừa lại cho chúng tôi một ít nước).

Sư Tử ăn thịt sống bằng cách giết những con vật yếu đuối hơn nó. Linh Cẩu cũng ăn thịt sống cũng bằng cách giết những con vật yếu đuối hơn nó, nhưng “khán giả” lại thấy hình ảnh dũng mãnh của Sư Tử với thân hình hiên ngang trong bộ lông đẹp đẽ, và họ trầm trồ khen ngợi. Cùng một lúc, “khán giả” chỉ thấy bộ lông nham nhở và thân hình bẩn thỉu của Linh Cẩu, thật đáng ghê tởm.

Chính sách quảng cáo che đậy, bóp méo sự thật và hệ thống tuyên truyền của Mỹ luôn đứng đầu thế giới suốt hơn 100 năm qua, có tác dụng rất rõ ràng. Báo chí Mỹ và báo chí của một số nước ở Đông Nam Á lên án kịch liệt tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không đề cập bất cứ gì về 800 căn cứ quân sự của Hoa Kỳ bao trùm ở 70 quốc gia trên thế giới. Báo chí Mỹ và báo chí của một số nước ở Đông Nam Á lên án kịch việc xây đập trữ nước của Trung Quốc trên giòng sông Mekong nhưng lại không đá động gì về việc Hoa Kỳ xây đập vắt sạch nguồn nước của giòng sông Colorado.

Sự bất công ở bất cứ đâu, cũng cần phải được đem ra và lên án.

Hình như có ai đó đã nói: LỊCH SỬ là VĂN BẢN ĐƯỢC VIẾT bởi KẺ CÓ SỨC MẠNH.


Tài liệu tham khảo thêm:

[ https://www.theguardian.com/…/the-lost-river-mexicans-fight… ]

[ https://www.worldatlas.com/…/how-many-dams-are-there-on-the… ]

[ https://foreignpolicy.com/…/science-shows-chinese-dams-de…/…. ]

[ https://www.youtube.com/watch?v=Kt0Pty_uraA ]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13700)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11140)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13406)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10686)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11887)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...