Giấc mơ Hoa Kỳ của dân da màu…

26 Tháng Sáu 202010:50 CH(Xem: 9785)

                             GIẤC MƠ HOA KỲ CỦA DÂN DA MÀU…

49997948_401                                                                 Source images from DW



Giao Thanh Pham
     Facebook


  

     Vào đầu thế kỷ 17, sau khi những người "di dân đến từ Âu Châu”, sau này họ đổi thành một cái tên hoa mỹ hơn, những “người định cư”, nhưng thực tế đó chỉ là bọn giết người, cướp đất của người dân bản xứ, từ tay người “Mọi Da Đỏ” ở miền đất trù phú có cái tên là America này.

Họ mau mắn nhận thấy là, với đất đai trù phú và mênh mông ở đây, chỉ cần mang súng ống và vũ khí đến, tiêu diệt những người dân hiền lành ở bất cứ vùng đất nào họ muốn, là lập tức trở thành những chủ nhân ông với những vùng đất đai phì nhiêu xa tít tắp đến tận chân trời. Nhưng cũng chỉ sau một thời gian ngắn, những "người định cư" này, liền nhận thức ra được rằng, họ cần phải có lao động mà không phải trả lương, để phụ với họ hoặc làm cho họ, hoặc phục vụ cho họ, trong những công việc nặng nhọc về đồng áng và chăn nuôi, thì những vùng đất ấy mới có giá trị.

Thế là cái tư tưởng bắt cóc, mua bán dân lao động từ Châu Phi về làm … NÔ LỆ, những “con vật người” làm nhiều, hưởng ít, để các chủ nhân Da Trắng được … làm ít, hưởng nhiều, và đặc biệt là có toàn quyền sinh sát trên những “con vật người” nô lệ đó, coi họ như gia súc nuôi trong nhà, bắt đầu trở thành... Sứ Mạng.

Thời đó, làm gì có máy móc như bây giờ, do đó mồ hôi, nước mắt và máu của người nô lệ, chính là nguồn lợi lao động cần phải có và duy nhất để mang về đến 99% lợi tức cho các chủ nhân ông người Da Trắng trong ngành nông nghiệp. Từ vỡ đất khai hoang đến gieo trồng, từ chăm bón đến thu hoạch, từ các việc chăn nuôi gia súc ở những nông trại đến các việc hầu hạ như con sen con ở trong nhà, ngay cả đến việc bị ép buộc phải hầu hạ tình dục cho những ông chủ da trắng từ những người phụ nữ da đen nô lệ là chuyện rất bình thường.


Chuyến tàu mang 20 người thanh niên trẻ da đen bị bắt sống ở Phi Châu, đến bến cảng Jamestown, tiểu bang Virginia vào năm 1619 là nhóm NÔ LỆ đầu tiên được mang vào Mỹ. Sau thời điểm đó, còn có một số người da đen ở Phi Châu bị lừa gạt, ký vào những "bản hợp đồng" mang tên “indentured servant contracts”, dạng hợp đồng nô lệ lao động có thời hạn lâu dài, thường là cả chục năm. Trên nguyên tắc, sau thời gian "lao động được trả lương theo hợp đồng" kia thì họ sẽ được trả Tự Do không còn là Nô Lệ nữa. Nhưng trên thực tế, ngay sau khi những người da đen Phi Châu này đặt chân đến đất Mỹ, thì những bản hợp đồng này bị tước đoạt, hủy bỏ và hết hiệu nghiệm, khiến họ trở thành NÔ LỆ CHO TỚI CHẾT. Đã có vô số những người nô lệ này, chết vị bị đối xử tàn nhẫn hơn con vật, và chết dưới những ngọn roi đòn, đánh đập, tra tấn của những người chủ Da Trắng và bọn cai nô lệ.

Bạn có biết, con cái của những người nô lệ khi được sanh ra trên cõi đời này thuở đó, là ngay lập tức được đóng dấu làm nô lệ thuộc quyền sở hữu của ông chủ X, bà chủ Y, chủ nhân của cha mẹ chúng, y như những con bò trong trang trại không?

Chỉ trong hai thế kỷ 17 và 18, đã có khoảng 6.5 triệu người da đen nam nữ trai tráng khỏe mạnh bị cướp sống và mang ra khỏi Phi Châu đến Mỹ cộng với khoảng 6.5 triệu người da đen khác, được đem tới khu vực quần đảo Carribean và các quốc gia ở châu Mỹ la tinh làm NÔ LỆ. Chẳng những thế, còn có khoảng 2 triệu người da đen khác vì bị đánh đập, bị tra tấn và bệnh tật đã phải bỏ mạng trước khi đặt chân được tới “miền đất hứa”. Đây là con số khoảng trên dưới 15 triệu người trai tráng khỏe mạnh, rường cột của đất nước, thuộc các quốc gia ở vùng bờ biển và trung tâm Châu Phi. Thử tưởng tượng, 15 triệu dân ưu tú nhất trên tổng số 55 triệu dân có mặt ở Châu Phi vào thời điểm đó bị cướp đi, đủ để giải thích lý do tại sao, các quốc gia ở Châu Phi không ngóc đầu lên nổi, vì không còn ai để xây dựng đất nước qua nhiều thế kỷ sau này.

Con số 6.5 triệu người NÔ LỆ DA ĐEN đó, chính là những người CÓ CÔNG ĐÓNG GÓP RẤT LỚN vào việc XÂY DỰNG CÁI NỀN TẢNG KINH TẾ, tạo dựng nên nước Mỹ hùng cường từ thời điểm đó. Nhưng mãi tới đầu năm 1863 sau khi ông Abraham Lincoln tuyên bố “bãi bỏ chế độ nô lệ” thì cái giống dân nô lệ da đen ở Mỹ, mới được thoát ra khỏi cái ách nô lệ... Trên Văn Bản, những văn kiện không có nhiều giá trị kéo dài qua mãi sau thập niên 1960.

 

Đầu năm 1864, công ty Central Pacific mang vào Mỹ nhóm “nô lệ da màu” thứ hai gồm 21 người đến từ Trung Quốc. Họ được mang đến đây trong công việc làm đường sắt cho xe lửa, xuyên qua những vùng đất hoang sơ do Mỹ cướp được, chủ yếu là bên miền “Viễn Tây Hoa Kỳ” đất đai chiếm được của Mễ Tây Cơ. Sau vài năm, khi thấy rằng những người Tàu này có khả năng cao trong việc làm đường rầy xe lửa, và đào hầm mỏ, nên con số “nhập cảng” người Tàu vào Mỹ tăng vọt. Mặc dù số nhân công làm 2 thứ công việc này luôn thiếu hụt và khan hiếm vào thời đó, nhưng người Da Trắng không muốn làm, vì nó nặng nhọc, vất vả và lại vô cùng nguy hiểm đến tánh mạng. Người Da Trắng chỉ nhận làm những công việc liên quan đến đường sắt và hầm mỏ với chức vụ cai phu, chỉ tay và sai bảo… (Có khác thời nay mấy đâu).

Người Tàu, ngoài những công việc liên quan đến đường sắt, công việc đào hầm mỏ, thì họ cũng kiêm luôn một số công việc liên quan đến nghề nông. Ngay từ thuở đó, người Tàu mặc dù không bị đối xử tàn tệ như người nô lệ da đen, nhưng họ cũng chịu nhiều luật lệ giới hạn khắt khe khác mà chủ yếu là để kềm chế và đè nén họ, thua xa những quyền lợi của người “Da Trắng Định Cư”. Con số người Tàu di dân đến Mỹ làm những công việc này thời đó là khoảng 15 ngàn người, hầu hết đến từ tỉnh Quảng Đông qua ngã Hồng Kông. Người Tàu cũng đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế phát triển trong 3 thế kỷ đầu lập quốc của Hoa Kỳ.

Bạn có biết, danh từ Coolie được chuyển âm sang tiếng Việt là Cu Li xuất phát từ đâu, khi nào và ý nghĩa là gì không?

 

Đến cuối thế kỷ thứ 19, khoảng năm 1868 thì người Nhật là nhóm dân "lao động" thứ 3 đến Mỹ. Và đến năm 1903, lại có 2 nhóm khác, người Korea, và người Phi Luật Tân đến Mỹ cũng trong dạng lao động cho chủ nhân ông da trắng. Tính đến năm 1920 thì con số người Nhật ở Mỹ vào khoảng 180 ngàn, người Tàu khoảng 110 ngàn, đây là những con số người lao động đến từ Á Châu lớn nhất vào thời đó.

Tưởng cũng cần nhắc lại là vào tháng 5 năm 1892 chính quyền Hoa Kỳ thông qua đạo luât “The Chinese Exclusion Act” nghiêm cấm không cho người Tàu được nhập cư vào Mỹ ở bất cứ dạng nào. Riêng những người Tàu đã định cư ở Mỹ hơn 3 thập niên trước, phải luôn mang trong mình một loại “chứng minh thư đặc biệt” dành cho người Tàu.

Bạn có biết, mãi đến năm 1943, lúc này Hoa Kỳ đang chìm sâu trong cuộc chiến của Thế Chiến Thứ 2, và để kêu gọi “lòng yêu nước”, chính phủ Mỹ thông qua đạo luật Magnuson Act, cho phép người Trung Quốc định cư ở Mỹ và con cái họ hơn 2/3 thế kỷ trước đó … ĐƯỢC VÀO QUỐC TỊCH.

 

Sau cùng, trong những đóng góp vào việc xây dựng nước Mỹ, không thể không kể đến các giống dân Latino, những người nói tiếng Spanish ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ, nhất là người Mễ Tây Cơ. Nhiều tiểu bang ở miền Tây và Tây Nam Hoa Kỳ ngày nay, xưa kia thuộc về Mễ Tây Cơ. Bởi thế, nạn nhân bị cướp đất ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, không chỉ là người Mọi Da Đỏ và người bản xứ, nhưng có cả người Mễ nữa.

Sau cuộc chiến Mỹ - Mễ từ 1846 đến 1848 đã có khoảng từ 75 ngàn tới 100 ngàn người Mễ ở lại trên vùng đất mà ngày xưa thuộc về họ và nay thuộc về Mỹ, sau khi người Mỹ cướp được nhờ thắng trận. Kể từ đó, con số người Mễ qua Mỹ làm lao động tăng dần một cách nhanh chóng, dựa trên nhu cầu do những công việc nông nghiệp mà các chủ nhân Da Trắng cần. Đến mùa hè năm 1942, giữa hai quốc gia Mỹ - Mễ, có những ký kết cho nhập cư nguồn lao động này một cách chính thức, trong đó có những đòi hỏi từ phía Mễ, cho dân lao động của mình những quyền lợi cần thiết và chính đáng.

Cũng vì những đòi hỏi này đã ảnh hưởng trực tiếp lên cái giá phải trả cho người lao động, dẫn đến giá nông phẩm tăng cao, thế là việc mướn người Mễ ở lậu, làm lậu thành hình không cần văn bản kể từ đó, ngõ hầu các chủ nhân người Da Trắng có thêm lợi nhuận, và giá thành của nông phẩm thấp đi, để có thể cạnh tranh với những nông phẩm nhập cảng từ các quốc gia khác ở quanh vùng.

BỞI THẾ, NẾU NÓI RẰNG CHÍNH QUYỀN MỸ, KHÔNG THỂ NGĂN CHẶN NẠN NHẬP CƯ LẬU, là MỘT ĐIỀU VÔ CÙNG PHI LÝ – BỞI HỌ KHÔNG MUỐN, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG THỂ LÀM.

Từ thập niên 1950s đến nay, sự đóng góp của người Latino vào việc phát triển kinh tế của Hoa Kỳ thực là không hề nhỏ. Thế thì tại sao lại có những vụ lùm xùm về những người “nhập cư lậu” này từ chính quyền ông Trump gần đây, mặc dù trước giờ vẫn luôn có dân nhập cư lậu, vẫn có những chính sách ngăn chặn người nhập cư lậu? Thưa là chính sách chặn đứng người nhập cư của ông Trump là tàn nhẫn hơn, vô nhân đạo hơn bao giờ hết, so với những đời tổng thống trước, chỉ vì 2 lý do sau đây:

1- Lấy phiếu dựa trên nền tảng kỳ thị vốn sẵn có trong việc vận động của ông Trump, vì trên thực tế, KHÔNG AI MUỐN LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC VẤT VẢ, NẶNG NHỌC MÀ NGƯỜI MỄ ĐANG LÀM cả mấy chục năm qua, và nhất là KHÔNG AI CHẤP NHẬN GIÁ LƯƠNG MÀ NGƯỜI MỄ ĐANG BỊ BÓC LỘT, do những chủ nhân Da Trắng đã quen bóc lột sức lao động của dân Da Màu mấy thế kỷ qua.

2- Dân số người Latino, người nói tiếng Spanish ngày nay ở Mỹ đã chiếm tỷ lệ quá cao, chỉ đứng sau người da trắng ở con số hơn 55 triệu người. Trong số đó, có khoảng 49 triệu người mang quốc tịch Mỹ, với tỷ lệ gần 19% trên tổng dân số, nhất là sự tăng trưởng mau và mạnh qua việc có nhiều con trong mỗi gia đình. Đó là một điều không chỉ đáng lo ngại, nhưng còn là một mối nguy đe dọa đến QUYỀN LÃNH ĐẠO, QUYỀN CAI TRỊ và QUYỀN LỰC của người da trắng qua việc nắm đa số phiếu. Thử tưởng tượng, đến một ngày mà người da trắng ở Mỹ trở thành nhóm dân thiểu số và mọi đạo luật được làm ra và được quyết định bởi những người lãnh đạo da màu với đa số phiếu …

Nói tóm lại, lịch sử của Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng của người nhập cư, cả lậu lẫn chính thức.

Nếu nói rằng, cái nền móng xây dựng lên đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh từ thời lập quốc đến nay là NHỜ Ở NGƯỜI NHẬP CƯ THÌ CŨNG KHÔNG CÓ GÌ SAI.

Đó là chưa kể đến con số hàng chục triệu người nhập cư đến từ các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đã và đang đóng góp to lớn vào việc xây dựng lên nền kinh tế hùng mạnh suốt 75 năm qua sau Đệ Nhị Thế Chiến.

CHỦ THUYẾT DÂN TÚY (populist) NGĂN CẤM NGƯỜI NHẬP CƯ CỦA ÔNG TRUMP VÀO MỸ, SỚM MUỘN GÌ CŨNG PHẢI GÃY …

(Bài viết dựa trên kiến thức, tìm hiểu của tác giả. Nó phản ảnh suy nghĩ của cá nhân, không phải là một bài dịch thuật. Bài này được viết vào tháng 6 năm 2017.)

 

Tài liệu tham khảo thêm:

[ https://www.khanacademy.org/…/african-societies-and-the-beg… ]

[ https://www.history.com/topics/black-history/slavery ]

[ https://www.history.com/…/immigr…/chinese-exclusion-act-1882 ]
.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13703)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11145)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13407)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10692)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11911)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...