Phục hồi Hiệp định Paris là một việc hoang tưởng

15 Tháng Ba 20208:49 CH(Xem: 5791)

Phục hồi Hiệp định Paris là một việc hoang tưởng

49644109602_46f78f219c


Nguyễn Quốc Khải
   Thông Luận



   
      Cách đây hơn một thập niên có một phong trào vận động phục hồi Hiệp định Paris 1973 do các ông Nguyễn Bá Cẩn, Nguyễn Văn Chức, Lý Tòng Bá, Nguyễn Ngọc Bích chủ xướng. Sau khi các vị này qua đời, một vài nhân vật khác đã tiếp tay thổi phồng vấn đề này lên như các ông Lê Trọng Quát, Lâm Chấn Thọ, Lê Đình Thông, Trần Thanh Hiệp, Phạm Đăng Sum và Hồ Văn Sinh.

Theo thiển ý của tôi, đây là một việc hoang tưởng như tôi đã trình bầy từ 2012. Thêm 8 năm trôi qua, không có thêm một bằng chứng nào cho thấy phong trào phục hồi Hiệp định Paris đạt một kết quả dù là nhỏ bé. Trong hai năm vừa qua, ở hải ngoại lại dấy lên một vài tiếng nói yếu ớt để cứu vãn phong trào phục hồi Hiệp định Paris 1973. Đó chính là lý do tôi cập nhật hóa một bài báo mà tôi đã viết trước đây. 


Những sáng kiến phục hồi Hiệp định Paris 1973

Sáng kiến phục hồi Hiệp định Paris 1973 đã có từ cuối thập niên 1970. Sau khi Giáo sư Vũ Quốc Thúc được chính phủ Pháp can thiệp cho di cư sang Pháp vào 1978, ông đã nhận thấy những nhân vật chủ chốt cũ của Việt Nam Cộng Hòa cần thành lập một chính phủ lưu vong để phục hồi Hiệp định Paris và tiếp tục tranh đấu chống cộng sản. Nhưng mãi đến cuối 1986, ý kiến này mới được thảo luận nghiêm chỉnh trong một cuộc hội thảo tại Paris để bàn về vấn đề thuyền nhân. Luật sư Vương Văn Bắc, cựu bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận định rằng Hiệp định Paris vẫn còn có giá trị và có những điều khoản giúp thiết lập hòa bình ở Việt Nam và như vậy sẽ chấm dứt được thảm cảnh vượt biển và quốc tế sẽ không nhìn những thuyền nhân như những người tị nạn kinh tế.

Các tham dự viên của cuộc hội thảo đã quyết định thành lập Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 (Comité de Juristes vietnamiens pour la remise en vigueur des Accords de Paris de 1973) do Giáo sư Vũ Quốc Thúc làm chủ tịch. Ủy ban Luật gia Việt Nam (tức Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 viết tắt) soạn thảo bạch thư "Chiến tranh và Hòa bình ở Đông Dương" (Guerre et Paix en Indochine) và chính thức kêu gọi Chánh phủ Pháp đứng ra hòa giải vì Pháp đã tổ chức cuộc hòa đàm đưa đến Hiệp định Paris 1973. 

Tiếp theo sáng kiến của Ủy ban Luật gia Việt Nam vãn hồi Hiệp định Paris 1973, một vài nhân vật và một số tổ chức khác đã theo đuổi việc phục hồi Hiệp định Paris 1973.

Trước và sau khi Ủy ban Luật gia Việt Nam vãn hồi Hiệp định Paris 1973 được thành lập, cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tiếp xúc với tổ chức này thường xuyên, vì ông ủng hộ việc vãn hồi Hiệp định Paris. Chính cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc về vấn đề này vào năm 1993. 

Đến năm 2008, nghĩa là hơn 20 năm sau cuộc vận động của Giáo sư Vũ Quốc Thúc và Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 bất thành, ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu chủ tịch Hạ Viện và cựu thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, thành lập Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa lưu vong tại Hoa Kỳ. Ông Cẩn cũng chủ trương phục hồi Hiệp định Paris 1973. Sau khi ông đột ngột từ trần vào năm 2009, hai ông Nguyễn Văn Chức và Lý Tòng Bá của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa lưu vong tiếp tục công việc vận động này. Người ta không rõ chính phủ lưu vong này đã đạt những kết quả cụ thể nào. 

Sau khi ông Nguyễn Bá Cẩn qua đời, Ủy ban Lãnh đạo lâm thời Việt Nam Cộng Hòa của ông Nguyễn Ngọc Bích thành lập vào tháng 10/2012 cũng gửi thỉnh nguyện thư gồm trên 30.000 chữ ký, kêu gọi Liên Hiệp Quốc tái nhóm một Hội nghị quốc tế khẩn cấp về Việt Nam để "phục hồi Hiệp định Paris 1973 nhắm trả lại danh dự và công bằng cho 40 triệu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa". 

Theo ông Nguyễn Ngọc Bích, sau khi lấy lại miền Nam Việt Nam, ông Bích sẽ tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam để tái lập Việt Nam Cộng Hòa. Những người di cư từ miền Bắc vào Nam sau 30/4/1975 được phép ở lại miền Nam, nhưng họ không có quyền đi bầu. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa được tái lập, lấy danh nghĩa này ông Bích sẽ đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. 

Thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc gián tiếp xác nhận Ủy ban Lãnh đạo lâm thời Việt Nam Cộng Hòa là một chánh phủ lưu vong và có một "quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ngoài lãnh thổ". Việc phục hồi Hiệp định Paris 1973 và thành lập chính phủ lưu vong Việt Nam Cộng Hòa chỉ là phương tiện. Mục tiêu của Ủy ban Lãnh đạo lâm thời Việt Nam Cộng Hòa là phục hoạt chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết những nhân vật chính của Việt Nam Cộng Hòa từ ngày ra nước ngoài sống ẩn dật hoặc ngày nay đã quá lớn tuổi hoặc đã qua đời.

Luật sư Lâm Chấn Thọ, một người chủ trương trở lại Hiệp định Paris 1973, phân tách rằng "Vì không có một tổ chức nào ở hải ngoại hoặc quốc nội có đủ tầm vóc để được các thành phần không cộng sản tín nhiệm, chính phủ lưu vong là chất keo kết nạp tất cả các tổ chức không cộng sản lại". Người ta muốn biết tất cả bốn chính phủ Việt Nam lưu vong ở Hoa Kỳ vào thời điểm đó (nay con số này đã lên tới bẩy) có được người Việt trong và ngoài nước ủng hộ hay không, cho đến nay đã kết nạp được bao nhiêu đoàn thể, có bao nhiêu thành viên, thành lập được bao nhiêu cơ sở. 

Trở ngại chính cho việc phục hồi Hiệp định Paris 1973

Việc làm của Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 được một phần chính giới Pháp ủng hộ. Tuy nhiên, quan điểm chính thức của Pháp đã được Dân biểu Georges Mesmin trình bầy tại cuộc hội thảo 1986 tại Paris rằng : 

"Khi chính phủ Pháp chính thức yểm trợ Việt Nam (cộng sản) gia nhập Liên Hiệp Quốc [1977], thì mặc nhiên Pháp đã xí xóa việc Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris 1973".

Ủy ban Luật gia Việt Nam cũng không nhận được sự tiếp tay của Hoa Kỳ. Trước cuộc hội thảo một ngày, ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của Thượng nghị sĩ Daniel Moynihan, đến gặp Giáo sư Vũ Quốc Thúc và cho biết rằng Hoa Kỳ không muốn cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu công khai tham gia hội thảo mà nên đứng sau hội trường. Ông Steinman cũng khuyến cáo rằng : 

"Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài".

Vào năm 1989, cựu Thượng nghị sĩ Phạm Nam Sách và cựu Dân biểu Nguyễn Hữu Thống gửi đơn lên Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại The Hague, Hòa Lan để kiện chính quyền cộng sản Việt Nam vi phạm Hiệp định Paris 1973. Tòa án Công lý Quốc tế không thụ lý được trường hợp này vì cơ quan này chỉ sử tranh chấp giữa các quốc gia hội viên thuộc Liên Hiệp Quốc mà thôi. 

Hoa Kỳ không đưa ra một quan điểm chính thức nào về việc vãn hồi Hiệp định Paris 1973 cho đến năm 1990. Sau khi cuộc vận động tại Tòa án Công lý Quốc tế không thành công, Luật sư Nguyễn Hữu Thống nhân danh Ủy ban Luật gia Bảo vệ Dân quyền vận động thẳng với chánh phủ Hoa Kỳ và được Tổng thống George H. W. Bush phúc đáp rằng Hoa Kỳ không trở lại Hiệp định Paris 1973 nữa. 

Ủy ban Luật gia bảo vệ dân quyền được thành lập vào 1990 gồm có Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Luật sư Nguyễn Văn Chức, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Luật sư Phạm Nam Sách, Luật sư Nghiêm Xuân Hồng, và Giáo sư Nguyễn Cao Hách. 

Không có quốc tế yểm trợ, kế hoạch vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 do Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 chủ xướng từ năm 1986 đã thất bại. Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ cảm nghĩ của ông về sự kiện này như sau : 

"Dù biết trước những sự khó khăn này, ngay từ năm 1986, chúng tôi đã tìm cách nêu vấn đề trở lại Hiệp định Paris. Mục đích của chúng tôi, lúc bấy giờ, là kích thích tinh thần đấu tranh của cộng đồng Việt Nam tại Pháp, phần nào đã suy giảm sau khi thấy chính quyền cộng sản Việt Nam rầm rộ ăn mừng "mười năm tái thống nhất đất nước… Tóm lại, vấn đề trở lại Hiệp định Paris, coi như đã bị các đồng minh cũ của Việt Nam Cộng Hòa gạt bỏ hẳn".

Sau khi công cuộc phục hồi Hiệp định Paris bất thành và Hoa Kỳ bình thường hóa ngoại giao với Hà Nội, Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã hợp tác Tiến sĩ Nguyễn Bá Long, rút kinh nghiệm của những cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản ở Đông Âu, thiết lập Phong trào Hiến chương 2000 để đấu tranh với chính quyền cộng sản Việt Nam và vận động cho một thể chế tự do dân chủ tại Việt Nam. Bản Hiến chương 2000 được công bố vào ngày 25/11/2000 tại Paris.

Kể từ năm 1977, khi Việt Nam được gia nhập Liên Hiệp Quốc, tức là đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận, ngày càng có thêm trở ngại cho việc vãn hồi Hiệp định Paris 1973 và đến nay có thể nói không còn một hi vọng nào cả. Đối với quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận, Hiệp định Paris không còn giá trị nữa.

Hoa Kỳ chính thức công nhận Việt Nam khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận với Việt Nam vào năm 1994 và tái lập bang giao với Việt Nam vào năm 1995. Kể từ thời điểm này Hoa Kỳ chính thức không còn tôn trọng Hiệp định Paris 1973.

Ngay từ đầu, Hiệp định Paris 1973 cũng chỉ là một thỏa hiệp tạm bợ để Hoa Kỳ hi vọng có thêm thời gian tháo chạy ra khỏi Việt Nam mà không bị mất mặt. Do đó, không có một động cơ nào để Hoa Kỳ phục hồi hiệp định này. Trái lại, chính sách của Hoa Kỳ hiện nay là liên kết với chính quyền Hà Nội để ngăn chặn lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Tại buổi hội thảo về chính sách ngoại giao vào giữa tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, Đại tá quân đội cộng sản Việt Nam Trần Đăng Thanh, giảng viên thuộc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, nói rằng Hoa Kỳ "đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc".

Trong một buổi hội thảo vào cuối năm 1987, cũng tại Paris do Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 tổ chức, ông Henri Kissinger, cựu Cố vấn An ninh quốc gia của cựu Tổng thống Richard Nixon, giải thích rằng : 

"Hoa Kỳ không phản ứng khi Hà Nội vi phạm hiệp định vì Hoa Kỳ đang bị lúng túng với vụ Watergate. Dư luận Hoa Kỳ cho rằng Hoa Kỳ đã rút hết quân rồi, việc Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris xâm chiếm miền Nam là việc nội bộ của Việt Nam, Hoa Kỳ không thể nào nhân cơ hội này trở lại Việt Nam để bị lôi cuốn một lần nữa vào ‘vũng bùn chiến tranh’ và Quốc hội Mỹ cũng không chấp nhận". 

Trở ngại chính cho việc phục hồi Hiệp định Paris 1973 là thiếu hỗ trợ quốc tế. Phục hồi nó không dễ dàng và không đem lại quyền lợi thực tiễn nào cho các nước tham dự Hội nghị quốc tế về Việt Nam. Từ lâu hiệp định này đã là một sự kiện quá khứ. 

Trong 40 năm vừa qua, theo thiển ý của tôi, mặc dù có những cá nhân xuất sắc nhưng ở hải ngoại chưa thấy xuất hiện một tổ chức nào lớn mạnh, có uy tín và hậu thuẫn của người Việt để có thể đảm đương những việc làm có tầm vóc quốc tế như việc vận động phục hồi Hiệp định Paris, giả sử nếu đó là một việc hợp lý và thực tiễn đáng làm. Chúng ta không có thực lực. Đó là trở ngại không kém quan trọng. Và nếu không có thực lực, không một định chế quốc tế nào ủng hộ chúng ta cả.

Hiệp định Paris 1973 chỉ còn giá trị lịch sử

Hiệp định Paris 1973 đã chết ngắc ngoải vào đầu năm 1974, khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Hiệp định Paris 1973 vô giá trị vì phe cộng sản Việt Nam lợi dụng thời gian ngưng bắn để lấn chiếm những vùng hẻo lãnh. Những vi phạm này được xác nhận trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ngày 10/4/1973 và công hàm của Hoa Kỳ gửi 11 nước yểm trợ Hội nghị quốc tế về Việt Nam. 

Khi phe cộng sản Bắc Việt xua quân vượt qua sông Bến Hải để tiến chiếm Việt Nam vào 8/1/1975, Hiệp định Paris đã bị khai tử từ ngày đó. Cả thế giới làm ngơ trước sư vi phạm trắng trợn này. Hoa Kỳ cũng không có một phản ứng nào mặc dù Điều 7 (b) của Đạo Luật về Hội nghị quốc tế về Việt Nam (Act of The International Conference of Vietnam) ký ngày 2/3/1973 bởi 12 nước bảo đảm Hiệp định Paris 1973 qui định rằng, trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ và nước Dân chủ Cộng hòa Việt Nam có thể triệu tập hội nghị quốc tế thay mặt những nước đã ký kết hoặc trong trường hợp có it nhất sáu nước đồng ý.

Hiệp định Paris 1973 đã chết thì không thể làm sống lại được vì những điều khoản trong hiệp định này. Thật vậy, Hiệp định Paris 1973 công nhận Việt Nam có hai miền Bắc và Nam. Riêng miền Nam Việt Nam có hai chánh phủ : 1) Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa và 2) Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.

Điều 9 (b) của Chương IV qui định rằng :

"Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ có giám sát quốc tế".

Sau ngày 30/4/1975, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa không còn và sau ngày 2/7/1976 Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam cũng bị sát nhập vào Chánh phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam không có hai miền Nam Bắc riêng biệt nữa. Sau 30/4/1975 cả triệu người Bắc di cư vào Nam lập nghiệp, không kể 150.000 quân quân cộng sản Bắc Việt được hai ông Chu Ân Lai và Kissinger cho phép chính thức ở lại miền Nam Việt Nam kể từ ngày Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973. Miền Nam hiện nay không còn là miền Nam trước 30/4/1975 nữa. Phục hồi Hiệp định Paris 1973 để đòi Chánh phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trả lại phần đất phía nam vĩ tuyến 17, để miền Nam tổ chức tổng tuyển cử là một chuyện hoàn toàn thiếu thực tế. Ngoài ra, không ai muốn Việt Nam lại bị chia cắt ra làm hai phần một lần nữa.

Kết luận

Sau 45 năm, tình hình thế giới đã thay đổi. Biển Đông nổi sóng vì tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Bàn cờ Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Không nên và cũng không thể nào lập lại bàn cờ cũ được. Cách đây một phần tư thế kỷ, những cố gắng của Ủy ban Luật gia Việt Nam vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 và Ủy ban Luật gia Bảo vệ Dân quyền chứng tỏ đã quá trễ rồi. Rút kinh nghiệm của những người đi trước, ngày nay ý tưởng phục hồi một hiệp định đã trở thành vô giá trị, với toan tính dựa dẫm nặng nề một lần nữa vào thế lực ngoại quốc, là một hoang tưởng và một dại dột. 

Ông Lê Quế Lâm đã góp ý trong một bài báo phổ biến vào 2012 như sau : 

"Hiệp định Paris 1973 ra đời đến nay vừa tròn 40 năm, đất nước đã thay đổi quá nhiều, làm sao có thể tái tạo bối cảnh cũ để trình diễn. Chỉ còn cách đóng tuồng để hoài vọng quá khứ".

Theo thiển ý của tôi, về mặt quốc tế, lội ngược dòng là chết. Tương kế tựu kế là sách lược khôn ngoan cho một quốc gia nhỏ bé và chậm tiến như Việt Nam trong tình trạng hiện nay. Về mặt quốc nội, yểm trợ những nhà dân chủ kiên cường ở trong nước là quốc sách. 

Cách đây vài năm, tôi được dịp tham gia một cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam tại Hòa Lan. Trong dịp này tôi được hân hạnh gặp một thuyết trình viên là bà J. W. E Spies, lúc đó bà là Chủ tịch đảng Christian Democratic Appeal và dân biểu quốc hội Hòa Lan và từng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khi được hỏi về vấn đề vận động quốc tế cho tự do dân chủ ở Việt Nam, bà nói rằng người Việt Nam trước tiên phải hi sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi người ngoài giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng lời khuyến cáo của bà Spies thật rất thực tiễn và chí lý đáng cho chúng ta suy ngẫm. 



Nguyễn Quốc Khải

   10/03/2020

Tài liệu tham khảo : 

1. Lam Chan Tho, "Est-il une solution pour le Vietnam ?", 2/10/2012.

2. Lê Quế Lâm, "Những đóng góp cho đất nước sau 1975 của một chứng nhân lịch sử : Giáo sư Vũ Quốc Thúc", Thụ Nhân Âu Châu, 16/7/2011.

3. Lê Quế Lâm, "Đọc hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc", Việt Thức, 28/12/2010.

4. Nguyễn Hữu Thống, "Hiệp định Hòa bình Paris dẫn đến Hòa bình của những nấm m", Việt Vùng Vịnh, 2/6/2010.

5. Nguyễn Quốc Khải, "Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973", RFA, 17/12/2012.

6. Nguyễn Quốc Khải, "Mạn đàm về Chính phủ lưu vong", Đàn Chim Việt, 05/12/2012.

7. Nguyễn Thiếu Nhẫn, "Sự vong thân của một vị tôn sư", Tin Paris, 2/10/2011.

8. Paris Peace Accords, "Act of the International Conference of Vietnam", March 2, 1973.

9. Trần Đăng Thanh, "Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lãnh đạo các trường đại học", Ba Sàm. 19/12/2012.

10. Trần Thị Diệu Tâm, "Buổi giới thiệu sách của Giáo sư Vũ Quốc Thúc tại Paris", 12/11/2010.

11. Trần Thị Diệu Tâm, "Tang lễ của Luật sư Vương Văn Bắc", 28/12/2011.

12. U.S. Department of State, "Complaints of Violations of the Cease-fire : United States Note Verbale transmitted April 10, 1973 for delivery to prticipants in the International Conference in Vietnam", April 10, 1973.

13. Vũ Quốc Thúc, "Thời đại của tôi", nhà xuất bản Người Việt, 2010.

14. Đào Nương, "Chỉ một ngày là lập xong Chính phủ", Saigon Nhỏ số 1019, 9/11/2012.


Nguồn: https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/16527-ph-c-h-i-hi-p-d-nh-paris-la-m-t-vi-c-hoang-tu-ng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Bảy 20158:22 SA(Xem: 12367)
Ông Trọng nói với Tổng thống Obama rằng, những nhận thức khác biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo của hai nước nên được tiếp tục thảo luận trong tinh thần cởi mở và hợp tác trên “tầm cao mới”, nhưng ông Obama và các viên chức Mỹ, tuy không nói ra nhưng có một lối nhìn khác.
19 Tháng Năm 201511:15 CH(Xem: 13380)
Tiếc rằng người dân VN , những người chủ thật sự của đất nước , đã bị nhồi sọ , bị làm cho sợ hãi đến nỗi sẵn sàng làm nô lệ , CS nói gì làm gì cũng chấp nhận không dám ngẩng đầu lên , thì đất nước này có hoàn toàn thuộc về Hồ Chí Minh , có bị bán cho Tàu Khựa thì họ cũng chẳng có phản kháng chi hết !!
25 Tháng Ba 201510:37 SA(Xem: 13611)
Có người bảo rằng, những đao phủ của nhà nước IS, của những nhóm khủng bố quốc tế, xem ra còn e ngại chữ Công Lý và sợ bị lộ chân tướng nên lúc nào cũng phải dấu mặt ở đằng sau tấm vải. Trong khi đó, những đao phủ Việt cộng từ Hồ Chí Minh, Đặng Xuân Khu cho đến những đồ tể hôm nay đều không e dè công lý, không sợ người ta biết tên, nhìn mặt nên chẳng cần phải che mặt khi làm điều gian ác. Cùng lắm là “che râu dấu mặt, đeo kính râm đi dự đấu tố” thôi! Qủa nhiên, những kẻ đã kinh qua kiểm thảo như Trần Đĩnh viết đều có những điểm khác người. Sự khác người mà Lưu cộng Hòa nhận định về tập thể này “phải nhận là con vật mới đúng” (Đèn Cù 244) có lẽ chưa đúng. Nhưng có thể sẽ là một nhận xét khác: qủy… nhập tràng”!
24 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 15222)
Cái tin hội thảo khoa học cấp nhà nước, với chủ đề “Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” một cái thông tin mà suy cho cùng về giá trị của nó thì không hơn một cái tin “xe cán chó” mà trong nước củng như thế giới chẳng có ai chú ý hay đề cập bởi vì nó rất khập khiễng và hoàn toàn “phản khoa học” nếu không muốn nói là thiếu tri thức rất vô học…
22 Tháng Ba 201511:15 CH(Xem: 14331)
Quí vị có thấy sự trơ trẽn của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam đến mức không thể tưởng tượng không? Vì họ thừa biết là mọi người Việt Nam nhất là người Việt Nam trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại, không thể nào quên thời kỳ 10 năm đầu kể từ năm 1975, khi mà những công dân Việt Nam Cộng Hòa cũ không thể sống nỗi sự kềm kẹp chính trị trong khi tài sản bị họ cướp đoạt trắng trợn, nên đành phải vượt biên vượt biển đì tìm cuộc sống tự do với cái giá phải chấp nhận ở mức độ hiểm nguy rất cao do bị họ bắt bỏ tù, do bị mất xác trong rừng hay trên biển, trong khi hy vọng vượt thoát đến bến bờ tự do thật là mong manh! Lúc ấy, họ gọi chúng ta là bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc, bọn đĩ điếm lưu manh rác rưởi, bọn ôm chân đế quốc. Họ sử dụng tất cả những chữ nghĩa nào mà chửi rủa được là họ mang ra sử dụng để sỉ vả chúng ta là bọn này bọn kia.
22 Tháng Ba 20151:45 CH(Xem: 13677)
Thưa quí vị, quí bạn, đó cũng là một trong những lý do chính khiến cho đảng cộng sản Việt Nam liên tục đầu tư nhiều công sức và tiền bạc cho cái gọi là vận động toàn quân, toàn dân "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và ca ngợi Võ Nguyên Giáp là một vị tướng vĩ đại, đức độ của dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam vận động mọi người học theo tấm gương của hai nhân vật này tức là họ muốn người dân và các đảng viên cộng sản trở nên hèn nhược, khuất phục và dung túng cho cái Ác nằm ngay trong đảng cộng sản Việt Nam.
21 Tháng Ba 20158:07 SA(Xem: 14191)
Trong một đêm Xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý, hai Bà với binh phục màu vàng đã bước lên lễ đài thề rằng: "Một xin, rửa sạch thù nhà, Hai xin, dựng lại nghiệp xưa vua Hùng..."
20 Tháng Ba 20151:00 CH(Xem: 11823)
Quyền bày tỏ ý kiến cá nhân hay tập thể, nói nôm na là biểu tình, là một quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người. Nhà cầm quyền CS Việt Nam lại cố trì hoãn thảo luận luật biểu tình. Kính mời quí thính giả theo dõi quan điểm của LLDTCNTQ về sự kiện trống đánh xuối kèn thổi ngược trong chính phủ CSVN qua lời trình bày của Hải Nguyên
20 Tháng Ba 201512:08 CH(Xem: 13590)
“Theo tôi tình hình xã hội của VN hiện nay, như nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng “Sự xuống cấp của văn hóa xã hội đã đến đáy”. Nó trở thành một xã hội mà người ta lấy uy quyền để cai trị, lấy đồng tiền để lung lạc mua bán tất cả các thứ trong xã hội, cái gì cũng phải dùng đến tiền. Thế thì nó đã đảo lộn tất cả các giá trị và đấy chính là nguyên nhân dẫn đến mọi sự tha hóa khác. Bây giờ con người với con người không coi trọng tình nghĩa, các giá trị đạo đức tinh thần hay tài năng nữa. Mà chỉ coi trọng quyền lực và đồng tiền thôi.”
19 Tháng Ba 201512:54 CH(Xem: 14590)
Để biện minh cho hành động hiếu chiến, đẩy dân tộc hai miền Bắc-Nam vào nội chiến nồi da xáo thịt, Nghị quyết đã hô hào: “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.” Nhưng gây chiến với miền Nam để làm gì và cho ai thì Nghị quyết 15 đã để lộ chân tướng tay sai khi khẳng định rằng: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.”
19 Tháng Ba 20157:57 SA(Xem: 13300)
Trên trang nhất tờ báo, chuyên mục “thời sự và suy nghĩ” mở đầu bài viết tác giả Lê Đức Dục khẳng định: Không phải ngẫu nhiên tháng 3 luôn là lời nhắc nhở thiêng liêng với chúng ta về đất nước. (Báo TT/Lê Đức Dục)
18 Tháng Ba 20159:26 CH(Xem: 13541)
Hằng ngày chúng ta đọc được những lời lẽ mất dạy phá hoại cộng đồng của một lũ người tự xưng là tỵ nạn và chúng ta thường nưong tay cho bọn này vì cứ nghĩ họ là kẻ đồng hoạn nạn, đồng thuyền đồng phận, chỉ vì một chút ganh tỵ về văn hóa hay kinh tế mà sinh ra kèn cựa nhỏ nhen, và chúng ta khoan dung nghĩ rằng từ từ thì tất cả những khác biệt đó cũng sẽ thuận thảo hòa đồng. Nhưng quả thật chúng ta đã lầm vì bọn chúng đã bị mê hoặc bởi kẻ thù cọng sản, đã mất căn tính nguyên thủy, cho nên hồn của chúng đã hoàn toàn biến đổi, không còn là huynh đệ chi binh, là đồng bào nữa. Họ đã trở nên lạ hoắc, không còn biết nói tiếng Việt thuần tuý của chính nghĩa quốc gia, không còn mang tâm hồn của người tranh đấu chống nô lệ mà lại cam tâm làm tay sai cho giặc để cầu vinh.
17 Tháng Ba 20151:42 CH(Xem: 12857)
Sau nhiều năm làm thủ tướng, một đặc điểm nổi bật của ông Nguyễn Tấn Dũng mà dân chúng ghi nhận là ông đã nói xạo quá nhiều! Đến nỗi giờ đây, nhiều người dân trong nước hay ngay cả người trong nội bộ đảng không còn gọi ông là "anh ba Dũng" nữa mà gọi bằng cái tên mới là "anh ba xạo" và thủ tướng ba Dũng thành thủ tướng ba xạo, gọi tắt viết tắt là thủ tướng ba x.
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13689)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11080)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...