Sự kiện Đồng Tâm nhìn qua lăng kính pháp lý

22 Tháng Giêng 202011:50 CH(Xem: 11047)
SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM NHÌN QUA LĂNG KÍNH PHÁP LÝ

asc (2)

 

Trần Hạ Long

 


DIỄN TIẾN NỘI VỤ:

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã có sự đối đầu gay gắt giữa nhân dân và nhà cầm quyền đương thời. Máu đã đổ và mấy mạng người đã chết oan uổng vì chế độ cai trị không tìm ra một phương hướng thích đáng để giải quyết những tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

Để rộng đường tìm hiểu, phân tích và đưa ra những nhận định chính xác dựa vào khung pháp lý, sau đây là tóm lược vụ việc:

Tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm  (ĐT) đã âm ỷ bùng phát từ tháng 3, 2017. Qua nhiều lần đối đầu căng thẳng, rồi điều đình, hứa hẹn không kết quả. Bỗng vào ngày 9/1/2020,  Công An-Cảnh sát (CACS) của chế độ đã thẳng tay đàn áp đưa đến kết quá là có ba công an tử vong. Phía nhân đân xã Đồng Tâm chết mất một người, cùng mốt số bị thương, nhiều người bị bắt.

Nội vụ chỉ xoay quanh 54 hecta đất canh tác, mà trước đó nhà nước đã trưng thu từ nông dân xã Đồng Tâm để xây phi trường quân sự. Nhưng lâu rồi dự án này không thực hiện. Nội vụ sau đó chìm vào quên lãng.,

Phần đất trên được chuyển trao cho một đơn vị quân đội quản lý. Đơn vị này sau đó, lại cho những hộ nông dân trong xã Đồng Tâm thuê mướn. Hằng năm, họ phải đóng tiền thuê đất, giống như nông nô phải đóng địa tô cho địa chủ thời phong kiến.

Nhưng sự khác biệt ở đây là nông dân Đồng Tâm bị trưng thu đất do mồ hôi xương máu mình tạo nên. Rồi sau đó, lại trở thành kẻ làm thuê ở mướn trên chính mảnh đất của mình.

Thân phận làm thuê ở mướn cũng đâu có yên. Khoảng tháng ba 2017, Công An địa phương và thành phố Hà Nội thình lình xuống cưỡng chế thu hồi đất đai, nói là sẽ trao lại cho công ty viễn thông quốc phòng Viettel.

Nhân dân Đồng Tâm đã chống trả lại lệnh cưỡng chế vì cho đó là bất công. Nhân dân ĐT sẵn lòng nhường đất cho nhà nước vì lý do quốc phòng, nhưng không muốn trao đất ấy vào tay doanh nghiệp làm cơ sở kinh doanh.

Vụ trưng thu đất  này đã gây nên một làn sóng công phẫn từ dư luận trong và ngoài nước về cách thức xử dụng võ lực thô bạo của nhà cầm quyền Hà Nội. Đến nỗi, chính ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (UBNDTPHN), đại diện phe cưỡng chế đất phải thân hành xuống xã Đồng Tâm ủy lạo, vỗ về và hứa hẹn người dân.

Mọi vịệc tạm lắng trong một thời gian. Tưởng đâu đã êm xuôi. Bỗng nhiên vào dịp ngày 9/1/2020,  nhà cầm quyền Hà Nội lợi dụng bóng đêm xua công an cảnh sát bao vây và tấn công vào Đồng Tâm. Người dân nơi đây chống trả quyết liệt. Kết quả phe công an cưỡng chế có ba người chết cháy, dân ĐT một chết cùng nhiều người bị bắt, rồi bị truy tố ra tòa


HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA NHÀ CẦM QUYỀN:

Cách thức gỉai quyết vụ tranh chật đất đai trong vụ ĐT vừa qua đã nói lên xu thế xử dụng võ lực của nhà cầm quyền, để hù dọa, trấn áp và nếu cần triệt hạ phe chống đối/ nhân dân thấp cổ bé miệng.

Họ dùng cánh tay đắc lực là Công an- Cảnh sát để thu hồi, trưng thu đất đai, ruộng vườn trong tầm nhắm mang lại lợi lộc cho phe nhóm quyền lực cai trị.

Trong hiện vụ, ông Nguyễn Đức Chung, CTUBNDTP.HN là phe đi đòi đất/ thay vì Bộ Quốc Phòng, sở hữu chủ mảnh đất... Có thể vì đất tranh chấp xã ĐT trực thuộc quản hạt TP Hà Nội, nên ông Chung nghĩ rằng chính quyền Hà Nội có quyền đòi lại đất ? Từ suy nghĩ đó ông Chung/ Đại diện TP Hà Nội đã liên tục hành xử quyền đòi đất từ năm 2017 cho đến nay.

Câu hỏi đầu tiên là ông Chung có xuất trình giấy ủy quyền của bộ Quốc Phòng hay không? Vì sở đất tranh chấp nguyên thủy thuộc BQP. Vậy chỉ có BQP mới có quyền này.

Giả dụ, ông Chung có trong tay giấy ủy quyền từ BQP, thì việc đòi đất có liên quan gì đến quyền lợi của TP Hà Nội, vì tương lai mảnh đất tranh chấp sẽ thuộc quyền sử duụng của hãng truyền thông VIETEL tức thuộc BQP?

Sao ông Chung/Chủ Tịch UBTPHN lại đâm đầu vào một vụ tranh chấp không có căn bản pháp lý, cũng không mang lại một chút lợi lộc nào cho TP.HN mà ông là đại diện?

Tại sao trước khi hành động ông Chung và UBNDTP.HN không tham khảo ý kiến từ bộ/sở pháp lý, Tòa Án, Viện Kiểm Sát và nhất là từ các Đoàn Luật Sư TP Hà Nội và các Văn phòng Luật trong nước để lắng nghe  những phân tích về khía cạnh pháp lý khi giải quyết những tranh chấp đất đai trong quản hạt TP.HN?

Vấn đề ở đây là, trước khi bị nhà nước trưng dụng cho nhu cầu quốc phòng/ xây phi trường, đất thuộc về xã Đồng Tâm. Sau khi không xây phi trường, dân ĐT đã thuê lại đất này để canh tác.

Đây không phài là sự chiếm đất bất hợp pháp, nên không thể xử dụng Công an-Cảnh sát để cưỡng chế thu hồi lại đất. Muốn thu hồi phải thông qua những thủ tục pháp lý. Việt Nam có hay không những quy định này?

Thực tế ông Chung chỉ làm theo khung pháp lý của thời  1954-1975, thời Cộng Sản mới chiếm trọn được quyền hành. Ông đã xử dụng bạo lưc bằng cách xua Công an - Cảnh sát vây làng cưỡng chế đòi đất. Nhân dân chống đối, ông cho bắt bớ, giam cầm, tù tội. Mà thật ra mảnh đất này đâu có thuộc chủ quyền của TP.HN?

Vào năm 2017, sau khi không thể cưỡng chế dân ĐT để dành lại đất, lại bị nhân dân bắt giữ hàng chục công an, ông Chung vội vã chạy  xuống ĐT xoa dịu, hứa hẹn sẽ giải quyết êm đẹp tranh chấp.

Nội vụ kéo dài thêm hai năm, tưởng chừng như xong. Không ngờ đến tháng 9, năm 2020, lợi dụng màn đêm ông xua CACS  bao vây trấn áp, cưỡng chế dành lại đất. Hậu quả có bốn người chết ở cả hai phe. Một số lớn bi bắt bớ truy tố như đã tường thuật ở đoạn trên..

Cách thức giải quyết thô bạo của nhà cầm quyền thành phội đã đấy lên làn sóng công phẫn trong và ngoài nước. Cách giải quyết như vậy có hợp pháp không? Có theo đúng thủ tục pháp lý không? Có thích hợp với xã hội văn minh tiến bộ không?

Hướng giải quyết thô bạo cực đoan đã đẫn đến đổ máu không cần thiết cho hai phe. Từ đó, sự công phẫn trong dư luận ngày một tăng. Nó đã đào sâu hố chia cách giữa nhân dân và nhà cầm quyền.

 

HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO KHUNG PHÁP LÝ:

Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước rất gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan..., họ đều có cơ chế giải quyết những vụ tranh tụng về quyền sở hữu đất đai tương tự như vụ ĐT theo đúng thủ tục pháp lý:

Bên nguyên đơn muốn thu hồi đất thuê mướn, sang nhượng, họ sẽ thông báo cho bên thuê mướn ý định thu hồi đất. Nếu quá thời gian luật định, người thuê không chịu trao trả, chủ nhân hay người đại diện sẽ nhờ Tòa Án can thiệp.

Bên nguyên đơn/ chủ đất thông thường sẽ thuê một văn phòng luật sư chuyên môn về luật bất động sản đệ đơn kiện trước Tòa Án sở tại để đòi lại đất.

Sau đó đơn kiện sẽ được tống đạt cho bị đơn/người bị đòi đất. Họ sẽ có một thời hạn theo luật định để trả lời.

Tòa Án căn cứ vào sự kiện, xem xét luận cứ của hai bên nguyên bị, so chiếu với  luật lệ và án lệ hiện hành. Cuối cùng tòa sẽ đưa ra một bản án phân xử vụ tranh chấp.

Hai bên nếu không đồng ý, họ đều có quyền kháng cáo lên tòa trên để yêu cầu xét xử lại.

Thêm nữa, muốn đi xa ,họ còn có quyền đưa nội vụ lên Tòa Phá Án ( Luật Âu Châu), hay lên Tối Cao Pháp Viện (Luật Hoa Kỳ).

Trải qua một chuỗi những thủ tục pháp lý, chắc chắn quyền của hai bên nguyên bị sẽ được giải quyết công bằng, minh bạch và hợp pháp.

Trở lại vụ đuổi đất Đồng Tâm, tại sao ông NĐ Chung, Chủ Tịch UBNDTP Hà Nội không tham vấn Bộ/Sở Tư Pháp, các Đoàn Luật Sư Thành Phố, các giáo sư Luật học trước khi mang Công an-Cảnh sát xuống ĐT đòi đất? Việt Nam hiện hành có các bộ Luật về bất Động sản hay không?

Tại sao thiếu vắng tiếng nói của những giáo sư tiến sĩ trong ngành Luật học VN, những luật sư trong nước cho một giải pháp công bình theo khung pháp lý cho sự tranh chấp này?

 

KẾT LUẬN:

Đồng Tâm chỉ là một vụ tranh chấp đất đai cỏn con mà đã có bốn người vô tội mạng vong. Thêm một số bị bắt. Tang tóc đổ xuống nhân dân ĐT và gia đình mất người thân trong dịp xuân về.

Hậu quả của việc xử dụng võ lực thô bạo của nhà cầm quyền Hà nội đã dấy lên làn sóng công phẫn của dư luận trong và ngoài nước.

Một tâm trạng hoang mang đang trùm phủ khắp nơi tại VN. Người dân VN đang tự hỏi bao giờ sự kiện tương tự sẽ xẩy đến cho mình?

Phương thức giải quyết sự kiện Đồng Tâm vừa qua của nhà đương cuộc Hà Nội đã phơi bày ra nhiều sơ hở

và thiếu xót trong hệ thống Tư Pháp hiện hành tại VN.

Dù đã trải qua gần nửa thế kỷ kể từ ngày Bắc Nam thống nhất, nền Tư Pháp VN vẫn còn phôi thai, thiếu tính minh bạch. Tư duy của nhà cầm quyền và nhân dân về tính công bằng, bình đẳng còn hạn chế. Tinh thần tôn trọng nhân quyền, dân quyền và thượng tôn luật phaáp chưa phổ quát. Nhà cầm quyền còn hàm hỗn giữa vi phạm dân sự và hình sự. Họ thường giải quyết những tranh chấp giữa nhà nước và nhân dân theo phương cách trấn áp, độc đoán và độc tôn.

Nếu cứ tiếp tục hành xử  theo chiều hướng  này, sẽ còn nhiều vụ ĐT xẩy ra trong tương lai taị VN.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13701)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11142)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13407)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10689)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11902)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...