Giải văn học cs: Bôi bác Vua Gia Long của văn nô Sương Nguyệt Minh

06 Tháng Chín 20169:26 SA(Xem: 17099)
GIẢI VĂN HỌC CỘNG SẢN
BÔI BÁC VUA GIA LONG CỦA VĂN NÔ SƯƠNG NGUYỆT MINH
141Mục đích chính của Ban Tuyên Giáo csVN là tầm thường hóa Vua Gia Long, trong đó không loại trừ mong muốn hạ bệ ông xuống ngang bằng với những kẻ tầm thường đang đứng tên chung với ông như ngôi trường Gia Long-Minh Khai tại Sài Gòn, nếu Vua Gia Long là một hôn quân bạo chúa như vậy thì tại sao không để tên nàng hộ lý của hồ là Minh Khai một mình?-QĐB


14064163_1755265848078945_6767407360072477963_n






Trần Mạnh Hảo



Nếu vua Gia Long là một kẻ hoang dâm vô độ , một hôn quân bạo chúa ngu xuẩn, bẩn thỉu, lưu manh, bá đạo như Sương Nguyệt Minh mô tả trong "Dị Hương", liệu một đại trí thức, đại thi hào dân tộc như Nguyễn Du có tìm đến và xin phò tá vua Gia Long chăng ? Xin đọc bài phê bình truyện ngắn "DỊ HƯƠNG" của TMH, phê bình nhà văn Sương Nguyệt Minh chửi vua Gia Long hết lời được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam :

"DỊ HƯƠNG" : SAO LẠI BỊA CHUYỆN BÔI XẤU VUA GIA LONG ĐỂ ĐƯỢC GIẢI THƯỞGN VĂN HỌC CỦA HỘI NHÀ VĂN NHƯ THẾ ?

Trần Mạnh Hảo.

"Dị hương" là tên tập truyện gồm chín truyện ngắn của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2009 vừa được giải thưởng chính thức của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2010 từng được ông Hữu Thỉnh và một số tờ báo lề phải ca ngợi hết lời.

Chúng tôi viết bài báo nhỏ này không nhằm phê bình cả tập truyện "Dị hương" của tác giả mà cốt thông qua truyện ngắn "Dị hương" nhằm phê phán thái độ bôi bẩn lịch sử một cách vô lối của tác giả. Vả tám truyện ngắn còn lại của tập truyện này thực ra chỉ là những truyện tầm tầm không có gì xuất sắc để phải góp lời bình phẩm.
Truyện ngắn "Dị hương" ( là điểm nhấn quan trọng để cả tập truyện được giải thưởng cao nhất của Hội Nhà Văn Việt Nam) của Sương Nguyệt Minh . Hội Nhà văn khen đồng thời có nhiều báo lề phải ca tụng lên mây thì chúng tôi không phải làm phiền độc giả mà tung ra bài báo phê bình này. Nhân đây chúng tôi cũng có lời cám ơn nhà văn Trần Hoài Dương người đã lên tiếng đầu tiên trên công luận ( http://lethieunhon.comhttp/trannhuong.com) trong một bài phỏng vấn với những dòng như sau về truyện ngắn "Dị hương" : "Trong "Dị hương" Nguyễn Ánh hiện ra là một nhân vật rất xấu có thể nói là thô bỉ hiếu sắc hiếu sát... Tôi không tin là một nhân vật như thế có thể dựng nên một vương triều..." giúp chúng tôi tìm đọc văn phẩm này .

Truyện ngắn này viết về hai nhân vật lịch sử là Chúa Nguyễn Phúc Ánh tức hoàng đế Gia Long trong giai đoạn vừa chiếm được Phú Xuân từ tay quân Tây Sơn và bà vợ thứ ba của vua Gia Long là Lê Ngọc Bình ( con vua Lê Hiển Tông em ruột công chúa Ngọc Hân hoàng hậu của vua Quang Trung; Lê Ngọc Bình từng là hoàng hậu Tây Sơn vợ vua Quang Toản Cảnh Thịnh). Trong truyện còn có một nhân vật hư cấu là Trần Huy Sán...

Truyện kể rằng công chúa Lê Ngọc Bình khi mới 13 tuổi đã đẹp mê hồn ngọc thể thơm ngát một làn hương lạ ( dị hương). Một lần Ngọc Bình đi tắm ở hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) làm rơi chiếc yếm. Trần Huy Sán nhặt được chiếc yếm ấy và giữ mãi trong người mỗi lần lấy chiếc yếm ra ngắm nghía làm thơm lừng cả trời đất. Trần Huy Sán mê công chúa Ngọc Bình thông qua chiếc yếm thơm phức của nàng. Rồi Sán bỏ Tây Sơn bỏ Bắc Hà trốn vô Nam phò Nguyễn Ánh. Có lần Trần Huy Sán mang chiếc yếm của công chúa Ngọc Bình vào chầu chúa Nguyễn Ánh khiến vị chúa chết mê chết mệt vì mùi thơm từ chiếc yếm nọ tỏa ra.

Nguyễn Ánh tranh hùng với anh em nhà Tây Sơn và cha con Nguyễn Huệ khi chiếm được kinh đô Phú Xuân Nguyễn Ánh đã bắt được tác giả mùi thơm mê hồn kia là Lê Ngọc Bình - hoàng hậu của vua kẻ thù Cảnh Thịnh ( Nguyễn Quang Toản). Nguyễn Ánh vừa nhìn thấy Ngọc Bình đã mê mệt mùi thơm lạ từ thân thể nàng tỏa ra đến nỗi mất hết hồn vía. Ngay lập tức vợ của vua bại trận Ngọc Bình đã ôm chầm lấy vị vương thắng trận để cả hai biến thành hoang dâm vô độ y hệt Trụ Vương- Đát kỷ ngày xưa. Nguyễn Ánh phát hiện ra Trần Huy Sán đã xơi tái mùi hương lạ của Ngọc Bình trước mình bèn chém đầu Sán. Ngọc Bình bị Nguyễn Ánh dày vò quá mức thành ra mất hết mùi thơm và lãnh cảm bị chết thê thảm dưới bụng Nguyễn Ánh khi hai người đang giao hoan. Hết chuyện.

Truyện ngắn "Dị hương" của Sương Nguyệt Minh ra đời sau truyện ngắn "Kiếm sắc" của Nguyễn Huy Thiệp chừng hai mươi năm. Khi đọc truyện này tôi hơi ngờ ngợ sao nó có vẻ giống từ hơi văn cách cấu tứ cách dùng từ của Nguyễn Huy Thiệp thế? Tôi bèn đọc lại "Kiếm sắc" của Nguyễn Huy Thiệp và thấy cảm giác ngờ ngợ kia của mình không hề lầm lẫn. Xin độc giả xem ý kiến của tác giả Bùi Công Thuấn ( Đồng Nai) dưới đây do chúng tôi lấy từ Internet khi vào http://google.com/ gõ từ khóa : "Dị hương và kiếm sắc" :
ý kíến ngắn về DỊ HƯƠNG của Sương Nguyệt Minh
DỊ HƯƠNG vừa đạt giải của Hội Nhà Văn Việt Nam.
Mình đọc Dị Hương với cảm giác thất vọng không sao ngăn được. 
DỊ HƯƠNG sao chép cách viết của Nguyễn Huy Thiệp trong KIẾM SẮC từ chủ đề đến nội dung tư tưởng cách viết và văn phong. Nhưng câu văn của Sương Nguyệt Minh thiếu hẳn chất văn chương . Bắt chước câu văn Nguyễn Huy Thiệp nhưng câu văn của Sương Nguyệt Minh chỉ là băm bổ dung tục. Bút lực của Sương Nguyệt Minh không sao sánh được Nguyễn Huy Thiệp. Nếu bút lực Nguyễn Huy Thiệp mạnh mẽ bao nhiêu thì bút lực Sương Nguyệt Minh èo ọt bấy nhiêu. Từ việc chọn bút pháp đến xử lý chi tiết câu đối thọai và xây dựng tính cách nhân vật Dị Hươg của Sương Ngiyệt Minh chỉ là bản nháp của Kiếm Sắc bản đã bị Nguyễn Huy Thiệp vứt vào sọt rác.
Trong sáng tác nghệ thuật tối kỵ là sao sao chép. Nhà văn chỉ tồn tại khi anh là người sáng tạo. Thật tiếc cho một giải thưởng dỏm ( vì đánh lừa lòng tin của độc giả) và tiếc cho một cây bút không tự đứng được bằng chính đôi chân của mình
Bùi Công Thuấn
(http://webcache.googleusercontent.com/search…)

Hai mươi năm trước sự ra đời vang dội của ba truyện ngắn lừng danh của Nguyễn Huy Thiệp là "Vàng lửa" "Kiếm Sắc" "Phẩm tiết"...và hàng loạt truyện ngắn tài ba của anh trên báo Văn Nghệ đã góp phần đổi mới văn xuôi đương đại Việt Nam sao không thấy Hội Nhà Văn trao cho anh Thiệp giải thưởng nào? Nay lại giao giải thưởng cao quý nhất năm 2010 cho "Dị hương"- một truyện ngắn hầu như mô phỏng cách viết mô phỏng chủ đề ý tứ hình tượng hơi văn của Nguyễn Huy Thiệp một cách vụng về thô thiển thực là khó hiểu lắm thay...?

Hay có thể "Dị hương" đã viết theo định hướng của cấp trên : cần phải dứt khoát lên án Nguyến Ánh Gia Long kẻ đã được cấp trên dán cho nhãn hiệu "cõng rắn cắn gà nhà" không để bọn "cấp tiến" phục hồi danh dự cho các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn y như sự thật lịch sử đã diễn ra một cách khách quan mà Hội nhà văn đã trao giải và hết lời ca ngợi "tác phẩm" này?

Chúng tôi xin độc giả hãy xem tóm tắt vài dòng về vua Gia Long theo từ điểm mạng :
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng đế Gia Long (chữ Hán: 皇帝嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 - 3 tháng 2 năm 1820) là vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh) trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777 Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn lên ngôi hoàng đế thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

Nguyễn Ánh khi mới lên 13 tuổi đã theo gia đình và chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy giặc vào Nam khi nhà Tây Sơn đuổi theo truy sát. Tây Sơn đã giết sạch sành sanh hậu duệ của các chúa Nguyễn những vị chúa có công lớn với dân tộc Việt Nam : mở ra gần một nửa đất nước cho Đại Việt. Chỉ còn sót lại một cậu bé duy nhất là Nguyễn Phúc Ánh chạy ra tận đảo Thổ Chu trốn sự truy bắt của Tây Sơn. Cậu bé hậu duệ trực hệ duy nhất của chúa Nguyễn Hoàng và chín đời chúa Nguyễn ấy nếu không có lòng dân Nam Kỳ che chở đùm bọc chắc chắn đã rơi đầu dưới kiếm Tây Sơn. Năm 17 tuổi Nguyễn Ánh tập hợp binh mã để quyết giành lại giang sơn Nam Hà ( từ bờ sông Gianh đến mũi Cà Mau) do cha ông mình mở cõi. Suốt 25 năm trong trận thư hùng với ba anh em Tây Sơn : Nguyễn Nhạc Nguyễn Lữ Nguyễn Huệ và con trai vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản ( Cảnh Thịnh) Nguyến Ánh đã chiến thắng. 
Công của vua Gia Long là thống nhất đất nước sau 300 năm chiến tranh loạn lạc. Công lớn hơn nữa của vua Gia Long và chín đời Chúa Nguyễn là mở rộng gấp đôi bờ cõi Việt Nam phỏng có triều đại nào làm được hơn thế ?

Vua Gia Long sau khi lên ngôi năm 1802 lần đầu kinh lý Bắc Hà đã thu phục được giới sĩ phu từng ẩn dật trốn quân Tây Sơn ra phò tá vị hoàng đế mới .

Xin quý độc giả xem vài đoạn trích trong "Dị hương" mà Sương Nguyệt Minh đã phịa ra để bôi bẩn vị Hoàng đế đã có công thống nhất đất nước. Một Nguyến Ánh tàn bạo vô song máu lạnh giết người như ngóe hở ra là chém giết say máu hơn cọp beo :

"Ánh đưa một đường gươm.Chớp lóe sáng lên phạt ngang cổ thôn nữ. Máu đỏ phun lên như mạch nước ngầm hở miệng...Ánh lên đến đỉnh Ngọc Trản Sơn thì cũng kịp vung gươm phạt bay năm đầu thị nữ...."
"Mùi tanh của máu người mùi khét lẹt của binh khí va chạm tụ lại thành mùi chết chóc ngấm vào da thịt Ánh..."
"Bao nhiêu cái đầu lăn lóc dưới đôi chân bôn tẩu của Ánh..."
"Ánh chợt nhìn thấy Sán cứ bần thần mê mẩn yếm thắm. Ánh lộn tiết cho rằng Sán chơi trò ma thuật phù thủy bèn quát lính lôi ra chém...."
"Ánh túm ngực áo gầm lên..."
"Tội các ngươi đáng chém...." . "Lần này Ánh chém thật..."

Một bạo chúa tắm trong máu người như Sương Nguyệt Minh mô tả Nguyễn Ánh trên làm sao được lòng dân Nam Hà che chở đùm bọc ủng hộ để khi mới 13 tuổi một thân một mình chạy trốn giữa biển không còn thước đất cắm dùi lại có thể tập hợp được hàng triệu người ủng hộ đánh bại được anh em nhà Tây Sơn hùng mạnh giành lại giang sơn cũ do ông cha mình dùng xương máu tạo dựng lên ?
Xin hãy xem " Dị hương" mô tả Nguyễn Ánh là một hôn quân dâm tặc suốt ngày chỉ mê đắm chuyện phòng the kinh tởm hơn Lê Ngọa Triều ngày xưa trong chuyện hoang dâm vô độ :

"Cung tần qua đêm với Ánh dù ngực hằn đầy vết hồng đỏ của bàn tay thô ráp cầm kiếm hai đùi đầy vết răng bầm tím..."
"Lòng Ánh nôn nao không chịu nổi mùi gợi dục cuống cuồng cởi quần áo"...
"Mỹ nhân đột tử ngay dưới bụng Nguyễn Ánh..."
Đây là cảnh Nguyễn Ánh rình xem Lê Ngọc Bình tắm :
"Ánh bèn lẩn vào bên trong lùm cây kéo cành lá mặt đần ra mê đắm nhìn mỹ nhân tắm...."
"Bóng Ánh đổ dài kéo thành vệt đến giếng nước. Mỹ nhân vội khép hai đùi một tay che hai trái tuyết lê căng mẩy một tay che đám lông mu đen mượt. Thực ra mỹ nhân không cần phải hốt hoảng che đậy vì chỏm đầu của Ánh đã đổ bong đen trên ngực nàng..."

Đây là cách Nguyễn Ánh cởi xiêm y Lê Ngọc Bình theo kiểu thổ phỉ :

"Ánh cầm gươm đưa những đường tuyệt kỹ như múa nhẹ hơn gió thoảng trên long sàng. Loáng một cái cắt nát xiêm y..."

Không dám chép ra đây những lời quá thô bỉ khi tác giả tả chuyến ân ái giữa Nguyễn Ánh và công chúa Lê Ngọc Bình hoàng hậu của Cảnh Thịnh mới gặp Nguyễn Ánh là ô kê trai trên giái dưới liền không một chút e thẹn còn dạn dĩ và chủ động hơn một con điếm thập thành :

"Hai người chìm vào biển ái ân nóng bỏng..."
"Ánh sướng quá tru lên như con ngựa hoang động đực..."
"Về Phú Xuân Ánh ốm liệt giường lúc nào cũng chìm trong mộng mị ân ái với nàng Ngọc Bình"
"Gia Long lấy Ngọc Bình chẳng phải là yêu chiều cành vàng lá ngọc mà núp dưới chiêu bài tâm lý chiến bẩn thỉu..."

Nếu vua Gia Long chỉ lấy Lê Ngọc Bình làm trò tiêu khiển xác thịt như Sương Nguyệt Minh mô tả vì " chiêu bài tâm lý chiến bẩn thỉu" sao nhà vua lại phong Lê Ngọc Bình lên hàng hoàng hậu là bà vợ thứ ba chính thất của nhà vua ?

Trong lịch sử vua Gia Long lấy Lê Ngọc Bình từ năm 1802 phong bà là "Đệ Tam cung". Năm 1810 Lê Ngọc Bình mất vì trọng bệnh. Chỉ trong tám năm chung sống bà đã sinh cho vua Gia Long bốn người con trong đó có hai hoàng tử và hai công chúa. Vậy mà trong truyện " Dị hương" tác giả mô tả bà sau khi giao hoan những ngày đầu tiên long trời lở đất với vua Gia Long đã bị chất sắt máu và chất phàm phu tục tử của Gia Long làm bà bay hết mùi hương lạ thành ra lãnh cảm và bị chết dưới bụng vua Gia Long trong lúc làm tình ! Thật là sự xuyên tạc lịch sử quá trâng tráo.

Trong sử vua Gia Long là vị vua không hiếu sắc càng không hề hoang dâm vô độ như "Dị hương" bịa chuyện. Xin xem từ điển mạng vikipedia viết về chuyện vua Gia Long không hề ưa chuyện phòng the cung cấm :

"Ngoài các người vợ kể trên vua Gia Long còn có gần trăm bà[180] phi khác là con của các quan tiến cung[181]. Để tránh làm tổn thương các quan nhà vua không thể từ chối được việc dâng tiến này nên dù có tuổi ông vẫn phải nạp phi[181]. Hậu cung thường xảy ra xung đột và vua Gia Long tỏ ra không ưa thích chốn hậu cung như thế có lần ông đã từng miêu tả việc này trong câu nói: "Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm đinh tai nhức óc"[182] và câu đánh giá về phụ nữ của ông: "Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới nhất là đàn bà vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông"[183]"
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Long#V.E1.BB.A3)

Nguyễn Ánh- vua Gia Long là một nhân vật lịch sử có thật. Đệ tam cung Lê Ngọc Bình là một nhân vật lịch sử có thật sao tác giả "Dị Hương" lại bịa đặt một cách vô lối để bôi bẩn họ đến mức ghê tởm thế ? Nếu một kẻ nào đó lôi ông tổ của nhà văn Sương Nguyệt Minh ra để chửi bới thậm tệ như ông đã làm với vị Hoàng đế nước Việt Nam Gia Long một người đã có công thống nhất đất nước liệu ông Sương Nguyệt Minh có để yên hay sẽ nhảy dựng lên đòi kiện bọn vô cớ bôi bẩn ông cha mình ra tòa ?

Nếu một kẻ cầm bút vì lý do tiến thân nào đó tự nhiên lôi ông tổ của nhà thơ Hữu Thỉnh ra vu cáo thậm tệ theo kiểu Sương Nguyệt Minh vu cáo tổ tiên của hoàng tộc Huế liệu ông Thỉnh có dám trao giải thưởng cho hay không ?

Đằng này vua Gia Long không chỉ là tổ phụ của hàng vạn con dân hoàng phái Huế đang sinh sống ở khắp nơi mà còn là vì vua lớn của nước Việt Nam đã sinh ra một triều đại lớn : triều Nguyễn có nhiều ông vua yêu nước chống Pháp như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân...thì phỏng các ông trao giải thưởng cho một tác phẩm yếu kém về nghệ thuật lại sao chép truyện người ta vu oan giá họa cho tằng tổ người ta bẩn thỉu hết cỡ như truyện "Dị hương" kia nhằm mục đích gì ?

Sài Gòn ngày 30-01-2011
TRẦN MẠNH HẢO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 20157:31 SA(Xem: 14304)
Làm gì có hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đó là lời “ranh” để dụ dỗ những người nhẹ dạ. Mục tiêu của Cộng sản là tiêu diệt nguyên cả chế độ của miền Nam Việt Nam hay nói chung của cả dân tộc Việt Nam. Không hề có hoà giải, hòa hợp dân tộc đâu. Người nào tin vào cái chuyện đó là điều rất là khôi hài và ngu xuẩn.
28 Tháng Tư 20157:25 SA(Xem: 15208)
“Mỗi lần 30/4 về, tôi nghĩ lại cái ngày chót, tức là ngày 29/4. Coi như là ngày chót rời khỏi Việt Nam. Lúc đó coi như không có còn ai đi nữa ngoài những chiếc trực thăng thôi. Và tôi cùng với mấy người bạn coi như chót nhất rời khỏi Việt Nam. Buồn là tại vì mình không phải như hồi xưa nữa, cảm giác giống như hồi xưa nữa, coi như mình bị mất nước. Trong lòng tôi cái ngày đó là ngày mất nước, mất chính thể”.
27 Tháng Tư 201510:11 CH(Xem: 14893)
Trong giai đoạn từ 1955 đến 1974, Trung Quốc đã liên tiếp xác lập chủ quyền và chiếm đóng các hải đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng vì lý do nào hành động của Trung Quốc lại không được bộ máy tuyên truyền Bắc Việt đương thời gọi là “xâm lược”? Cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” vì sao chỉ tập trung vào miền Nam mà bỏ qua mục tiêu giải phóng các hải đảo, vốn cũng là một phần lãnh thổ thiêng liêng và quan trọng của tổ quốc? Chiến thắng đang được ca ngợi thiết nghĩ hãy còn dang dở, và liệu có thể hãnh diện với một chiến thắng như vậy?
27 Tháng Tư 20157:42 SA(Xem: 14908)
Cho đến nay, sự kiện này vẫn được đảng CSVN gọi là ngày tổng khởi nghĩa CM tháng 8 mùa thu cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật, nhưng thực tế nhân chứng vật chứng và tàng thư lịch sử đã chỉ ra khẳng định chứng minh rằng Nhật đảo chính Pháp từ ngày 9 tháng 3, rồi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 2 tháng 9 cùng năm, thì cách nói “cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật” là lố bịch láo khoét
26 Tháng Tư 20154:19 CH(Xem: 15455)
Bây giờ đảng có ăn năn, ăn tỏi hay ăn hành cũng đã muộn rồi, muốn xây dựng một xã hội lành mạnh, một nền kinh tế vững chắc thì phải bắt đầu từ giáo dục tư cách con người ở những thế hệ nhỏ tuổi, trong đó lòng tự trọng, liêm sỹ, danh dự là những điều kiện tiên quyết để có những nhà lãnh đạo có thể đưa đất nước thoát khỏi những vấn nạn hiện nay, điều đó đã quá tầm với của đảng !
26 Tháng Tư 201512:50 CH(Xem: 16022)
Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về cuộc chiến này là “ ta đánh là đánh cho Trung cộng cho Liên sô và cho xã hội chủ nghĩa”, “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài bịp bợm “ giải phóng miền nam” được khua chiêng đánh trống, tập đoàn CS đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh bắc tử nam
26 Tháng Tư 201510:26 SA(Xem: 14914)
Từ những bút tích ghi trong nhật ký của Đặng Thùy Trâm, chúng ta liên tưởng tới bài hát “Anh Kim Đồng” vào thập niên 3,40 đã nức lòng tuổi trẻ miền Bắc, đến câu chuyện tiểu anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng tự đốt cháy, chạy tới phá kho xăng Nhà Bè năm 1946. Sau này, ông Trần Huy Liệu, “Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền”, tác giả của câu chuyện trên đã giải thích, đây là một “chuyện bịa”, để tạo dựng một thần tượng thúc đẩy sự hy sinh của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Rất tiếc, cô Đặng Thùy Trâm qua đời từ lâu, nên không thấy đảng CS đã “biến chất” và đang trên đà suy vong.
26 Tháng Tư 20158:02 SA(Xem: 14723)
... Đã 40 năm " giải phóng miền Nam" nhưng với người miền Nam thì từ "giải phóng" đầy mỉa mai. Miền Nam trước đây được biệt danh là "hòn ngọc viễn đông". Nhưng "giải phóng" vô thì họ mất nhà cửa , tiền bạc. Rồi chồng con bị tù đầy...Mất tất cả nên hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Đã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân. Khi nhận ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.
24 Tháng Tư 20159:03 CH(Xem: 15568)
Sau khi bị bắt, Nguyễn Ngọc Già ít được nhắc tới trong các bản kiến nghị, kêu gọi đòi hỏi thả tự do cho anh. Số phận của người chiến sĩ vô danh chọn cho mình con đường đấu tranh cô đơn đến lúc sa cơ vẫn cô đơn như vậy. Thiên hạ đồn rằng anh bị bắt do làm lộ mình khi trả lời phỏng vấn đài RFA. Cơ quan an ninh phát hiện ra và tiến hành bắt giữ anh khẩn trương. Tôi thì nghĩ khác,tôi nghĩ cơ quan an ninh phát hiện ra anh trước đó. Họ chọn thời điểm anh trả lời RFA để bắt giữ anh vì đó là thời điểm tốt nhất cho họ. Bắt như vậy phía RFA sẽ bị mang tiếng, bắt như thế cũng che đậy được kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nguồn tin từ đâu ra.
24 Tháng Tư 201512:00 CH(Xem: 14293)
Trong suốt 40 năm qua, mỗi lần ngày 30-4 trở về là dịp cho người Cộng sản Việt Nam xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử nhưng năm nay, 2015, họ đã tự lột mặt nạ mình mà đâu có hay? Về phương diện lịch sử, chưa thấy ai dám cả gan nói quàng xiên như ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, chuyên ngành Lịch sử đảng CSVN tại Đại học Tổng hợp Hà Nội.
24 Tháng Tư 201511:49 SA(Xem: 15812)
Trong khoảng một thập niên kể từ ngày 30/4/1975, nếu nói quân dân cán chính VNCH và gia đình của họ trở thành công dân hạng hai ngay trên đất nước mình thì cũng có nhiều phần đúng. Bởi vì chính sách của Đảng Cộng sản đã thay đổi tận gốc nền tảng xã hội ở Nam Việt Nam, quyền tư hữu đất đai không còn, các đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh đã quốc hữu hóa đồng loạt khối doanh nghiệp tư nhân dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Ngoài ra rất nhiều tài sản và nhà ở của sĩ quan cao cấp, viên chức VNCH bị tịch thu với những lý do mơ hồ như có nợ máu với nhân dân, hoặc bị chụp mũ là tư sản.
24 Tháng Tư 20159:30 SA(Xem: 34977)
Không Tàu, không Tây, dân đặt hy vọng vào ai? Vào chính mình. Và đó là niềm tin vào Dân chủ cho Việt nam. Tôi nghĩ thế, tôi tin thế, và hỏi là đã tự trả lời. Bởi vì, tôi tin, dân Việt đã nhìn thấy ngày thất bại, ngày sụp đổ hoàn toàn, của chính thể CSVN đang tới, rất gần. Chỉ cần 90 triệu dân Việt cùng xiết tay nhau lại đứng lên là nó hiện ra. Tất cả đang chín mùi Dân chủ!
24 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 14087)
Hãy nhìn lại 40 năm qua ta sẽ thấy rõ,mộtchính sách trả thù tàn nhẫnđược triển khai từ khi chiếm được Miền qsqNamVN năm 1975, vẫn kéo dài mãi đến hôm nay, qua những đợt bỏ tù hàng triệu quân dân cán chánh, nhằm hủy hoại sinh lực và ý chí của người dân, đến việc đánh tư sản bằng cách san bằng, cào sạch nền kinh tế đầy tiềm năng của Miền Nam, dẫn đến tình trạng cả nước đói khát rách rưới, buộc người dân phải khuất phục bằng chinh sách xiết chặt dạ dầy mọi người qua hộ khẩuvà nơi cư trú.
23 Tháng Tư 20158:30 SA(Xem: 13391)
30 tháng Tư năm nay, đánh dấu 40 năm ngày chủ thuyết cộng sảnbao trùm bóng tối lên toàn lãnh thổ Việt Nam. CSVN vẫn tiếp tục chiến dịch "đánh tư sản" năm xưa, cướp đất, cướp nhà, đẩy dân oan ra đường hay xô họ vào vành móng ngựa. Con dân Việt vẫn tiếp tục phải bỏ nước ra đi dưới nhiều hình thức: kết hôn giả; đi làm lao nô xứ người; di dân bất hợp pháp.v.v... Nực cười thay ngay cả quan chức cộng sản và con cháu cũng tìm đường "vượt biên" hợp pháp, để được sống trong các xứ tư bản "giẫy chết". Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn có cả chục ngàn người chết mỗi năm, vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chết trong đồn công an, bị đầu độc tập thể vì thực phẩm của Trung cộng..v.v....
22 Tháng Tư 20158:44 SA(Xem: 17055)
Con số tù cải tạo chính xác thì rất khó có được vì phía chính quyền nắm giữ và họ chưa tiết lộ. Nhưng trang wikipedia có hẳn một entry dành cho tù cải tạo (3). Dò theo nguồn này, chúng ta sẽ thấy một số nguồn ước tính, và con số tù cải tạo rất lớn. Đáng chú ý là một bài trên thuvienhoasen.info thấy tác giả trích dẫn tài liệu mang bí số TN/QP-14 ngày 14/2/1977 tại Cục lưu trữ Quốc phòng thì: “Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người”
07 Tháng Năm 2024
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung