Nhận diện "Đảng Trị"

29 Tháng Tám 20168:03 CH(Xem: 10357)

Nhận diện "Đảng Trị"

images (6)


Vu Nhất Phu (Trung Quốc)

Nguyễn Hải Hoành biên dịch



Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã nghiêm túc phê bình thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rõ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế thì tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ý nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn còn lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ý nghĩa hiện thực.

1. Đề xuất và diễn biến của thuyết “Đảng trị”

Lê-nin sáng lập Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga, làm cách mạng bạo lực lật đổ chế độ đế quốc Sa hoàng, sáng lập thể chế “Đảng hóa Nhà nước”, Đảng-chính quyền-quân đội thống nhất cao độ với nhau, quyền lực của Đảng cao hơn tất cả.

Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, sau mấy lần thất bại bèn “Học Nga làm thầy”, dẫn nhập thể chế “Đảng hóa Nhà nước” của Nga, đề xuất và bắt đầu thực thi thuyết “Đảng trị”. Tháng 1/1924, khi cải tổ Quốc Dân Đảng, ông giải thích: Tôi thấy Trung Quốc quá chia rẽ rối loạn, dân trí quá ấu trĩ, quốc dân không có tư tưởng chính trị đúng đắn, cho nên bèn chủ trương “Đảng trị”.

Ông chia quá trình dựng nước làm 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính, và đề xuất trong thời kỳ huấn chính thì “Đảng cao trên Nhà nước”.

Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch lợi dụng di sản chính trị của Tôn, phát triển thuyết “Đảng trị” và “Thuyết 3 giai đoạn” thành thể chế chính trị cực quyền, đi lên con đường chuyên chế độc tài. Tưởng thi hành “Một chủ nghĩa, một chính đảng, một lãnh tụ”, yêu cầu quốc dân tuyệt đối trung thành với lãnh tụ. Từ đó Quốc Dân Đảng chiếm giữ tất cả mọi quyền lực của nhà nước. “Đảng trị” trở thành luận điệu cơ bản của lý thuyết “Đảng hóa nhà nước”, khiến cho tiến trình Hiến chính hóa Trung Quốc xuất hiện bước thụt lùi lớn.

2. Ảnh hưởng của tư tưởng “Đảng trị” đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tư tưởng “Đảng trị” có ảnh hưởng sâu xa đối với công tác trị Đảng, trị nước, trị quân đội của ĐCSTQ. Ngay từ thời kỳ mới lập căn cứ địa cách mạng, từng xuất hiện khuynh hướng sai lầm “Dùng Đảng thay cho chính quyền khu Xô viết”. Mao Trạch Đông nói về việc đó như sau: “Đảng có uy quyền cực lớn trong quần chúng, uy quyền của chính quyền thì kém nhiều. Đó là do trong nhiều công tác, để thuận tiện, Đảng đã trực tiếp làm lấy, gạt chính quyền sang một bên. Chúng ta cần tránh cách làm sai lầm của Quốc Dân Đảng là đảng trực tiếp ra lệnh cho chính quyền.” Năm 1941 Đặng Tiểu Bình viết bài phê phán thuyết “Đảng trị”: “Quan niệm ‘Đảng trị’ của một số đồng chí là biểu hiện cụ thể phản ánh truyền thống xấu của Quốc Dân Đảng vào trong Đảng ta… Chúng ta phản đối chuyên chính một đảng, lấy đảng trị nước của Quốc Dân Đảng.”

Nhưng những lời nói ấy không được toàn Đảng coi trọng. Tháng 9/1942, Trung ương ĐCSTQ ra “Quyết định về việc thống nhất sự lãnh đạo của Đảng tại căn cứ địa chống Nhật và điều chỉnh mối quan hệ giữa các tổ chức”, quy định rõ ràng: “Cơ quan đại diện Trung ương (Trung ương cục, Phân cục) và Đảng ủy các cấp là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở các vùng, thống nhất lãnh đạo công tác Đảng, chính, quân, dân ở các vùng.” Thể chế lãnh đạo nhất nguyên hóa coi quyền lực của Đảng là cao nhất, tuy xuất phát trong thời kỳ kháng chiến nhưng vẫn tiếp tục thực thi trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và áp dụng tiếp cho tới cả thời kỳ sau.

Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, đảng cách mạng trở thành đảng nắm chính quyền, lẽ ra nên kiện toàn pháp chế, đi lên con đường dùng pháp luật để trị nước. Thế nhưng quan niệm “Đảng trị” hình thành trong ban lãnh đạo cao nhất chẳng những không được khắc phục mà lại còn được tăng cường. Sau các phong trào chống phái hữu năm 1957 và hội nghị Tư pháp toàn quốc lần 4 năm 1958, các cơ quan tư pháp nhấn mạnh sự “lãnh đạo tuyệt đối” của Đảng, càng khiến cho “Đảng hóa Nhà nước” trở thành chuẩn mực. Biểu hiện tập trung nhất là bài nói ngày 24/8/1958 của Mao Trạch Đông: “Không thể dựa pháp luật để trị đa số người… Chúng ta chủ yếu phải dựa vào nghị quyết, họp hành, mỗi năm họp 4 lần, không thể dựa vào luật dân sự và hình sự để giữ trật tự xã hội. Mỗi nghị quyết của chúng ta đều là pháp luật…” “Cần nhân trị, không cần pháp trị. Mỗi bài xã luận của Nhân dân Nhật báo đều đòi hỏi cả nước phải thực thi, hà tất cần đến luật pháp gì?”

Lưu Thiếu Kỳ cũng nói: “Rốt cuộc nhân trị hay pháp trị? Xem ra trên thực tể phải dựa vào con người, pháp luật chỉ dùng để tham khảo. Nghị quyết của Đảng tức là pháp luật.”

Những chủ trương trên là biểu hiện cực đoan của thuyết “Đảng trị”, làm cho quyền lực của Đảng bành trướng vô hạn, tùy tiện hủy bỏ pháp chế, cuối cùng dẫn đến lạm dụng chuyên chính, không ngừng thanh trừng chính trị, đất nước không được một ngày yên bình, hàng triệu dân bị thiệt hại.

3. Sự vận hành thực tế của thuyết “Đảng trị”

“Đảng trị” không phải là chủ trương của cá nhân Mao Trạch Đông, mà là nhận thức chung của ban lãnh đạo cấp cao trong Đảng, nó được vận hành như sau:

Đảng cầm quyền không chịu sự ràng buộc của pháp luật.

Năm 1955 Lưu Thiếu Kỳ nhiều lần chỉ thị: “Pháp luật của chúng ta không phải để tự ràng buộc chúng ta mà là để ràng buộc kẻ địch, đả kích và tiêu diệt chúng…Pháp luật không được trói chân buộc tay nhân dân, nếu điều luật nào như thế thì phải hủy bỏ.” Quan điểm này rõ ràng đặt Đảng cầm quyền lên trên pháp luật, khác xa ý tưởng “Đảng cầm quyền phải hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật”.

Cơ quan pháp luật phải do Đảng nắm, dùng làm công cụ thuần phục của Đảng.

Tháng 7/1955, Lưu Thiếu Kỳ nói: “Đảng ủy quyết định bắt ai thì Viện Kiểm sát phải nhắm mắt đóng dấu phê chuẩn. Làm như thế có thể có sai, điều này có thể nói rõ trong Đảng nhưng đối với bên ngoài thì Viện Kiểm sát phải đứng ra chịu trách nhiệm… Nếu Viện Kiểm sát không làm cái mộc đỡ tên cho Đảng thì các nhân sĩ dân chủ sẽ lợi dụng điểm đó để chống Đảng, kết quả coi như Viện Kiểm sát chống Đảng….” Tháng 9/1955, Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh nói: Công an, Kiểm sát, Tòa án đều là công cụ của Đảng, nhằm bảo vệ CNXH, trấn áp kẻ địch. Nhưng Hiến pháp lại quy định ‘Tòa án nhân dân độc lập xét xử, chỉ phục tùng pháp luật… Viện Kiểm sát các cấp độc lập hành xử quyền kiểm sát’. Nếu Viện Kiểm sát, Tòa án dùng pháp luật để chống lại sự lãnh đạo của Đảng thì như thế là sai.

Tháng 9/1957, La Thụy Khanh phê bình: “Một số cơ quan tư pháp, kiểm sát, tòa án nhấn mạnh tư pháp độc lập, lãnh đạo theo ngành dọc, không nghe lời Đảng ủy.”

Báo cáo tình hình hội nghị tư pháp toàn quốc (6/1958) do tổ Đảng Tòa án tối cao trình TƯ Đảng nhấn mạnh: Tòa án phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng.

Những tài liệu kể trên cho thấy ban lãnh đạo Đảng cầm quyền nhất trí cho rằng các cơ quan công an, kiểm sát, tòa án đều là công cụ do Đảng trực tiếp nắm và dùng để trấn áp các thế lực khác… Cái gọi là “xét xử độc lập” quy định trong Hiến pháp chỉ là để tuyên truyền ra ngoài. Trong thực tế vận hành nội bộ thì căn bản không thừa nhận xét xử độc lập, ai chủ trương xét xử độc lập theo quy định của Hiến pháp thì người đó là kẻ chống Đảng. Có thể thấy trong Đảng đã hình thành một quy tắc ngầm không công bố ra ngoài nhưng lại có sức ràng buộc cưỡng chế. Đây là cách vận hành điển hình của thể chế “Đảng trị” hoặc “Đảng hóa Nhà nước”.

Hậu quả của thể chế đó là trong phong trào chống phái hữu, nhiều cán bộ các cơ quan kiểm sát và tòa án bị thanh trừng, toàn bộ tổ Đảng Bộ Tư pháp bị coi là “Tập đoàn chống Đảng”. Đến “Cách mạng Văn hóa” thì bộ sậu chủ trì công tác pháp lý như Bành Chân, La Thụy Khanh, và các lãnh đạo cấp cao như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đều bị đánh đổ.

Pháp luật kém hoàn thiện thì càng thuận tiện.

Tháng 3/1956, Bành Chân nói tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc: Pháp luật của chúng ta hiện nay rất không hoàn thiện, mọi người nói như thế rất phiền hà, nhưng cũng có chỗ thuận tiện. Khi xét xử vụ án, chúng ta chỉ cần đứng vững lập trường giai cấp, dựa vào chính sách, căn cứ theo lợi ích giai cấp giải quyết là được.

Sau khi Mao Trạch Đông nói “Không thể dựa vào luật dân sự, hình sự để giữ trật tự xã hội” (8/1958), Bành Chân, tổ trưởng Tổ Chính pháp trung ương nhanh chóng viết báo cáo lên Chủ tịch Mao và Trung ương Đảng, trình bày rõ: “(Hiện nay) đã không cần thiết làm các bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự và Luật Tố tụng nữa”. Sau đó các nơi tùy tiện bắt người và xét xử, bỏ qua mọi trình tự pháp luật. Đến “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 thì chính Bành Chân cũng bị bỏ tù.

Ba cơ quan công an, kiểm sát, tư pháp hợp nhất làm việc.

Tháng 11/1960, TƯ Đảng ra văn bản quyết định:

– Bộ Công an, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao hợp nhất làm việc. Đối ngoại vẫn không thay đổi tên gọi 3 cơ quan này, giữ 3 biển tên cơ quan, 3 cổng vào cơ quan. Đối nội thì Tổ Đảng Bộ Công an lãnh đạo toàn bộ, Tòa án và Viện Kiểm sát mỗi cơ quan cử một người vào Tổ Đảng Bộ Công an để tăng cường liên hệ.

– Sau khi 3 cơ quan hợp nhất làm việc, Tòa Tối cao giữ lại 20-30 người, Viện Kiểm sát khoảng 50 người, mỗi cơ quan có một phòng làm việc để xử lý công tác nghiệp vụ.

Về thực chất như vậy là gộp Tòa Tối cao và Viện Kiểm sát vào Bộ Công an, triệt để thực hiện “nhất nguyên hóa’ công tác chính pháp, hoàn toàn hủy bỏ sự giám sát và chế ước của Tòa án và Viện Kiểm sát đối với cơ quan công an.

Sau khi 3 cơ quan công an, kiểm sát, tòa án cấp trung ương đã hợp nhất, 3 cơ quan này ở các địa phương cũng hợp nhất theo, cả nước hủy bỏ thể chế cũ, chuyển thành “Bộ Chính pháp” hoặc “Bộ Công an chính pháp”. Vì thế đã xuất hiện tình trạng: lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp dẫn đầu cán bộ, cảnh sát ngành chính pháp mang theo giấy phép bắt người khống và phán quyết khống xuống các địa phương tùy ý bắt giữ người; thậm chí không mở phiên tòa xét xử, ghi họ tên và tội danh người bị bắt và hình phạt lên tờ phán quyết khống là xong. “Đảng trị” đi tới mức kinh khủng như vậy.

4. Điều chỉnh và suy ngẫm sau khi xảy ra các tai họa

Trong phong trào Đại nhảy vọt bắt đầu năm 1958, cả nước tràn ngập làn gió cộng sản, làn gió phù phiếm, làn gió chỉ huy một cách mù quáng, làn gió đặc biệt của cán bộ và làn gió cưỡng bức mệnh lệnh. Hậu quả là đã đem lại tai họa chưa từng có, khiến cho mấy chục triệu nông dân bị chết đói. Để áp chế sự phản kháng của dân chúng, lãnh đạo lại lạm dụng công cụ chuyên chính, coi những người dân vô tội có ca thán về các khuyết điểm của chính quyền hoặc vì đói mà trộm cắp lương thực thực phẩm là đối tượng chuyên chính, bừa bãi bắt giam hoặc bắn bỏ họ, khiến cho tai họa càng thêm trầm trọng.

Tin tức về thảm họa kể trên cuối cùng đã vượt qua mọi tầng phong tỏa, được phản ánh tới ban lãnh đạo cấp cao, khiến họ dần dần bình tĩnh xem xét. Vào khoảng từ năm 1961 trở đi, một số nhà lãnh đạo bắt đầu phát biểu những suy nghĩ lại về tình hình trước mắt.

Tháng 6/1961, tại cuộc họp ba cơ quan công an-kiểm sát-tòa án cấp trung ương, đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tạ Phú Trị nói: “Mấy năm nay công an có khuyết điểm là với tay dài quá, xử lý cả một số việc không thuộc lĩnh vực của công an. Tay của kiểm sát và tòa án thì lại ngắn quá. Cần phải thay đổi tình trạng này.” Tại hội nghị mở rộng tổ Đảng Bộ Công an (7/1961) ông lại nói: “Mấy năm nay ba cơ quan công an-kiểm sát-tòa án làm rối loạn chức trách của mình. Cấp dưới có người nói ‘Công an đã cộng mất tài sản của kiểm sát và tòa án’. Ba cơ quan chính pháp [công an-kiểm sát-tòa án] cấp trung ương lập một Tổ Đảng, một cơ quan – đây là cách làm đơn giản hóa, chưa qua điều tra nghiên cứu… Không thể thổi ‘gió cộng sản’, không thể coi kiểm sát và tòa án là công cụ phụ trợ. Một số cách làm trước đây là sai, nay cần sửa lại.”

Người tái suy ngẫm tương đối thấu triệt là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Tại Đại hội bảy nghìn người (1/1962), khi phân tích khó khăn lớn và nguyên nhân xảy ra tai họa, ông đưa ra nhận định “3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa”. Tháng 5 năm đó, khi tổng kết công tác chính pháp thời gian từ năm 1958 trở lại, ông nói: “Bài học kinh nghiệm chung của công tác chính pháp mấy năm nay là làm lẫn lộn hai loại mâu thuẫn có tính chất khác nhau, chủ yếu là nhầm ta thành địch, diện đả kích quá rộng… Có cán bộ Đảng và chính quyền tùy tiện duyệt bắt người, bỏ qua cơ quan công an và kiểm sát. Thậm chí có công xã, nhà máy, công trường cũng tùy tiện bắt người… Dùng biện pháp chuyên chính với địch để xử lý vấn đề của người mình, của nhân dân lao động là một sai lầm căn bản.’ Ông cũng nói: “Tòa án xét xử độc lập là đúng, Hiến pháp quy định thế. Đảng ủy và chính quyền không nên can thiệp các vụ án do Tòa xét xử… Không nên nói cơ quan chính pháp phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp. Nếu quyết định của Đảng ủy không nhất trí với pháp luật và chính sách của Trung ương thì nên phục tùng pháp luật, phục tùng chính sách của Trung ương.”

Lưu Thiếu Kỳ vốn là người đưa ra “Thuyết Công cụ thuần phục”, nhấn mạnh “Tòa án phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, trở thành công cụ thuần phục của Đảng”. Nhưng ông có ưu điểm lớn nhất là dám dũng cảm nhận sai lầm. Sự thay đổi nhận thức của ông về vấn đề cơ quan chính pháp phải phục tùng pháp luật, trên mức độ nhất định đã làm lung lay hệ thống “Đảng trị”, ươm mầm cho tai vạ sau này ông bị đánh đổ.

5. Có thể không giẫm lên vết xe đổ được chăng

Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ và hãm hại tới chết là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử nước CHND Trung Hoa. Thực ra có tới hàng chục triệu vụ tương tự. Trong “Cách mạng Văn hóa” từng xảy ra vụ “Đảng Nhân dân Nội Mông Cổ” liên quan tới số người đông nhất. Số liệu của Viện Kiểm sát Tối cao cho biết: Trong vụ án oan này có 346 nghìn cán bộ và quần chúng ở Khu tự trị Nội Mông Cổ bị vu cáo, hãm hại, 16.222 người bị hãm hại tới chết.

Nếu thống kê toàn bộ các vụ án oan sai tương tự thì cả Trung Quốc có biết bao người từng chết thảm dưới lưỡi dao “chuyên chính với kẻ địch”.

Có thể nói những vụ án oan sai đó là do các sai lầm ngẫu nhiên gây ra chăng? Trên thực tế, đây là kết quả tất nhiên của thể chế “Đảng trị”.

Mỗi khi nhớ lại số phận của các vị tiên liệt Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Trương Chí Tân v.v…, người viết bài này dường như nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của vô số oan hồn và bất giác nghĩ đến một câu thiên cổ tuyệt xướng trong bài “A Phòng cung phú” của nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường: “Người Tần không kịp tự thương cho mình mà đời người sau than thở cho họ. Người đời sau than thở cho họ mà không biết lấy đó làm gương, khiến người đời sau nữa lại phải than thở cho người đời sau nữa.” [theo lời dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê. Nguyên văn âm Hán-Việt: “Tần nhân vô hạ tự ai nhi hậu nhân ai chi, hậu nhân ai chi nhi bất giám chi, diệc sử hậu nhân phục ai hậu nhân dã.”]

Mong sao đồng bào nước ta có thể tỉnh ngộ, tuyệt đối không một lần nữa quay lại con đường cũ!

Nguyễn Hải Hoành tóm dịch

Nguồn: 于一夫: “以党治国”面面观 2010年第7期 炎黄春秋杂志

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 20169:46 CH(Xem: 11534)
Chế độ cộng sản này đang đi nhanh đến con đường huỷ diệt bản thân khi vu khống đặt điều cho những người dân , để bao biện cho sai trái của chế độ. Đó là quy luật tất yếu của một chế độ đang tụt dốc, những lời khuyên ngăn để chế độ cộng sản Việt Nam độc tài ngững làm những điều bất nghia ấy là vô ích. Bởi chế độ này như con nghiện ma tuý, càng ngày chúng càng tăng liều thuốc lên, khuyên bảo chúng bỏ là điều vô nghĩa. Hãy để chúng cứ tăng liều như vậy mới mau đến lúc.
07 Tháng Tám 20168:25 SA(Xem: 11390)
Nhưng một tên cuồng tín giáo điều thì sẵn sàng ra lệnh ấy không hề đắn đo, vì việc thảm sát ấy củng cố được chủ nghĩa mà hắn tôn thờ. Hắn nghĩ sự tàn ác đó là cần thiết để mang lại một thế giới tốt đẹp, hắn sẽ không có sự lung lay vì động cơ của mình như những tên lãnh đạo vì tiền. Trái lại hắn còn tự hào vì ý nghĩa tốt đẹp của động cơ ra những lệnh tàn ác, phi nhân tính. Trọng và Huynh chính là những tên mang trong mình sự cuồng tín đáng sợ như vậy.
05 Tháng Tám 20168:27 CH(Xem: 11252)
Do vậy, Quốc hội không thuộc về nhân dân mà thuộc về Đảng. Đảng thậm chí soạn sẵn danh sách các ứng cứ viên buộc phải bỏ phiếu cho họ. Hơn 95% đại biểu quốc hội là “đảng viên”. Vì vậy, không thể gọi chính quyền này là của dân, do dân và vì dân với tỷ lệ này....
01 Tháng Tám 201610:24 CH(Xem: 10588)
Nói chung từ trước đến nay trong lịch sử ngoại giao của CSVN thì sự kiện Thành Đô là một thất bại nhục nhã, ê chề làm tiêu tan con đường tiến lên của đất nước. Nơi đây ta thấy rõ TQ là một mối lo, là một sự đe dọa cực kỳ nguy hiểm làm tổn hại đến sự độc lập và toàn vẹn lảnh thổ của đất nước Việt Nam...
30 Tháng Bảy 20167:05 SA(Xem: 12132)
Có lẽ mọi người trong chúng ta đều biết, chế độ csVN tồn tại dựa trên tuyên truyền nhồi sọ, tẩy não của tuyên giáo, khủng bố tinh thần, giết người không gớm tay của lực lượng du thủ du thực, côn an côn đồ được đảng ưu ái gọi là thanh gươm, lá chắn, thuộc nằm lòng “phương châm” còn đảng còn mình...
28 Tháng Bảy 20167:21 CH(Xem: 10410)
Do đó khi nghe bà chất vấn lòng yêu nước của “những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước?” thì bà hãy soi mặt vào gương mà tự hỏi mình “đã làm gì cho đất nước” chưa? Thế mới biết những gì Đảng nói xưa nay đã dính vào cái lưỡi của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
27 Tháng Bảy 20165:43 SA(Xem: 10520)
Nợ công và áp lực trả nợ đã vượt qua ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế èo uộtsuốt nhiều thập kỷ phát triển bằng vốn vay mà không có hiệu quả. Khi nguồn vốn không còn đủ để bơm phồng hình nộm thì nó sẽ dúm dó thảm hại nhanh chóng. Tất cả các biện pháp tái cơ cấu đều sẽ đụng chạm đến các nhóm lợi ích khổng lồ được hình thành qua suốt các triều đại từ trước đến nay. Nếu việc tái cơ cấu theo hướng tích cực để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kinh tế thất bại thì chắc chắn VN sẽ vỡ nợ vào cuối năm 2017.
25 Tháng Bảy 20165:55 SA(Xem: 10698)
Nhưng than ôi! Nhìn lại lịch sử Trung Quốc đánh nhau với ngoại bang thì đánh trận nào cũng thua trận nấy, càng đánh càng thua. Đánh trận nhỏ thua trận cắt đất nhỏ, đánh trận to thua trận cắt đất to dâng giặc để không phải đánh thua lại cắt đất dâng giặc nữa...
24 Tháng Bảy 20167:03 SA(Xem: 10002)
Câu bà cần phải nói là: " đảng ta là một đảng hèn hạ, chính phủ ta là một chính phủ nhục nhã, do đó chúng tôi chỉ biết bảo vệ sự tồn vong của chế độ chứ hoàn toàn không xem trọng giá trị cũng như quyền lợi của người dân Việt Nam!"
23 Tháng Bảy 20167:33 SA(Xem: 10746)
“Tôi cho rằng tất cả các tiêu chí đó của Việt Nam đều có vấn đề. Tuổi thọ của Việt Nam cũng không phải là cao. Về môi trường thì rõ ràng là có quá nhiều vấn đề. Việc khai thác tài nguyên của Việt Nam từ trước đến nay rất là không bền vững. Việt Nam đang ở trong thời kỳ mà cái phân tầng xã hội nó càng ngày càng lớn. Ở Việt Nam có một số những người rất giàu, còn lại có những người rất nghèo. Cái bất bình đẳng tôi nghĩ nó khá là rõ. Nếu mà nói về bình đẳng thì cũng rất là khó để xếp Việt Nam ở một cái top cao của hạnh phúc....
20 Tháng Bảy 20166:04 SA(Xem: 9271)
Trở lại với câu chuyện ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp dân Trung ương bị dân chúng hành hung, trong bài trả lời phóng viên VTC news được báo Lao Động đăng lại thì ông lo ngại rằng với vị trí thủ trưởng như ông mà còn bị như vậy thì các cán bộ cấp dưới của ông còn bị nguy hiểm tới chừng nào. Ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, thì nói với đài RFA là nếu Việt Nam cứ để tình trạng này tiếp diễn thì có thể Việt Nam sẽ trở thành một đất nước vô luật pháp.
18 Tháng Bảy 20165:59 CH(Xem: 10190)
Cũng chính những tỉnh muốn xây tượng đài nghìn tỷ lại là địa phương hàng năm phải xin trợ cấp từ ngân sách trung ương (do một số tỉnh có thu nhập lớn nộp về). Tài chính yếu kém là thế nhưng chi tiêu lại vung vãi, bỏ bê không quan tâm đầu tư phát triển kinh tế địa phương để nâng cao mức sống người dân....
18 Tháng Bảy 20165:59 SA(Xem: 9214)
Hai ngày sau khi PCA đưa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh cho hạ cánh thành công 2 máy bay dân sự xuống hai đường băng do Bắc Kinh xây lấp trái phép gần đây trên đảo Vành Khăn và đảo Subi, đồng thời loan báo sắp tiến hành xây ngọn hải đăng thứ 5 trên một trong các đảo tranh chấp.
16 Tháng Bảy 201611:22 CH(Xem: 9748)
Điều mà Đảng CSVN quan tâm lớn nhất, không phải là chuyện lòng yêu nước của người dân, mà chính là vị trí độc tài của họ. Mà những kẻ độc tài thì không bao giờ thích người dân bày tỏ ý kiến của mình, dù chỉ là lòng yêu nước...
11 Tháng Bảy 20169:43 CH(Xem: 8771)
Tuy Tòa chưa ra phán quyết nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng phán quyết sẽ bất lợi cho Trung Quốc, bởi vì khó có thể đưa ra được luận cứ vững chắc để chứng minh rằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc đơn phương vạch ra phù hợp với công ước luật biển năm 1982...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...