Có tự do tôn giáo ở Việt Nam không?

28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 2907)

Có tự do tôn giáo ở Việt Nam không?


images (3)                             Hình minh họa: Một nhà sư bị côn an V+ mời 'làm việc' - nguồn TTV+.




Phạm Trần
 Việt Báo





Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List).
    Trong phúc trình ngày 04/01//2024, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định là: “Do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo, dù chính quyền Việt Nam trong hai năm qua cố gắng vận động để thoát khỏi danh sách này.”
    Như vậy là Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để được công nhận có tự do tôn giáo. Báo cáo năm 2022 viết: “Trong năm qua (2021) có sự cải thiện đối với các tổ chức tôn giáo nào được nhà nước công nhận nhưng các nhóm tôn giáo không đăng ký với nhà nước tiếp tục bị chính quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do hành đạo.”
    Báo cáo trưng dẫn các vụ đàn áp đã xẩy ra đối với “đạo Dương Văn Mình và Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, ép các tín đồ Tin Lành người Hmong ở nhiều tỉnh miền Bắc và người Thượng ở khu vực Tây Nguyên bỏ đạo, cho tới buộc tháo dỡ các cơ sở thờ tự như chùa Thiên Quang và Sơn Linh thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”
    Ngoài ra, “các giáo phái tôn giáo không được công nhận ở Tây Nguyên và Tây Bắc và ở một số vùng của Đồng bằng sông Cửu Long – đặc biệt là những nơi có tín đồ chủ yếu là người dân tộc thiểu số – thì báo cáo bị quấy rối bởi các quan chức chính phủ.”

THÀNH THỊ KHÁC THÔN QUÊ

Báo cáo còn cho biết: “Hầu hết các chức sắc tôn giáo ở khu vực thành thị cho biết chính quyền thường cho phép họ hoạt động miễn là họ hợp tác với chính quyền, đồng thời hoạt động theo các yêu cầu pháp lý và hành chính áp dụng cho các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo không được công nhận đang hoạt động ở khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Bắc, và ở một số vùng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những nơi mà người tham gia các tổ chức này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có tần suất báo cáo những hành động sách nhiễu từ các quan chức chính phủ cao hơn. Các tổ chức tôn giáo được công nhận tại những khu vực này cho biết họ đang phát triển nhanh chóng, và nhìn chung ít gặp vấn đề với các quan chức chính phủ hơn.”
    Nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo cũng là mục tiêu của những hành động sách nhiễu cũng đồng thời tham gia vào các hoạt động vận động nhân quyền, hoặc có liên hệ với các cá nhân và tổ chức chỉ trích chính quyền.


QUYỀN DÂN ĐÂU?

Nhưng tại sao các lãnh tụ tôn giáo đồng thời cũng hoạt động đòi dân chủ và nhân quyền? Lý do vì nếu dân không có tự do thì không có hoạt động tôn giáo tự do. Bởi vì Hiến pháp năm 2013, ở điều 70 đã quy định rằng: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
    Báo cáo Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2022 còn viết: “Các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo còn cho biết chính quyền địa phương chấp thuận các đơn đăng ký dựa trên việc xem xét quan điểm chính trị, chứ không phải là giáo lý tôn giáo, của các nhóm tôn giáo.”
    Đó đích thực Nhà nước đã “can thiệp vào công việc nội bộ các Tôn giáo”, là vi phạm quyền con người.


QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC

Như vậy rõ ràng có hai lối nhìn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Nhà nước coi hoạt động tôn giáo có tổ chức phải bị kiểm soát theo luật pháp. Người dân thì tố cáo chính quyền đã “chính trị hóa” các hoạt động tôn giáo để kiểm soát, khống chế.
    Bằng chứng như đã vẽ ra trên Tạp chí Tuyên giáo ngày 20/3/2024, theo đó: “Một số tôn giáo, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện hoặc “du nhập” trái phép từ nước ngoài vào kéo theo sự trỗi dậy, trở lại của các tổ chức mê tín, phản động, lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Điều này đã và đang đem đến những vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự kiên quyết trong xử lý của Nhà nước cũng như nhận thức đúng của các tầng lớp nhân dân.

    Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới,  hay không  nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”?
    Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?

    Dự đoán này đã được Tuyên giáo cụ thể trong câu viết: “Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta cần tăng cường tính thường xuyên trong tổng kết hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo, từ đó, đưa ra những nhận định đúng và các giải pháp phù hợp, khả thi trong trong tình hình mới. Tăng cường phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng có liên quan đến công tác quản lý tôn giáo, tín ngưỡng.”
    Bài viết kêu gọi: “Phát huy tính chủ động trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo gắn với phòng ngừa, đấu tranh với những hình thức, biểu hiện phản động, chống phá có liên quan đến tôn giáo.”
    Để “trang trí” thêm cho “chủ trương chống tôn giáo”, bài viết của Tuyên giáo khuyến cáo: “Các thế lực thù địch vẫn không ngừng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, trong đó tôn giáo được xem như một “mặt trận” để chúng khai thác, xuyên tạc và kích động; đặc biệt là lợi dụng để rêu rao, bóp méo, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Có những sự việc không bắt nguồn trực tiếp từ tôn giáo, nhưng các thế lực phản động vẫn “quy” về nguyên nhân tín ngưỡng, tôn giáo để kích động hòng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc...”
    Cuối cùng Tuyên giáo hô to: “Kiên quyết “không nghe, không tin, không theo” những luận điệu xuyên tạc, lôi kéo của kẻ xấu - nhất là âm mưu lợi dụng “những vấn đề mới” trong đời sống tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết, chống phá chính quyền.”
    Nên biết Điều 5 của Luật Tôn giáo năm 2016 đã ghi các hành vi bị nghiêm cấm gồm:

    1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
   2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
    3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
    4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
        a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
        b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
        c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
        d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
    5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
    Như vậy rõ ràng quyền tự do Tín ngưỡng-Tôn giáo ở Việt Nam là thứ “xin cho giữa nhà nước và người dân” rất tùy tiện.
    Theo thống kê, tính đến năm 2021, “Nhà nước ta đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả nước; trên 55.000 chức sắc, gần 150.000 chức việc, gần 30.000 cơ sở thờ tự.”
    Nhưng những con số này đã nói lên điều gì? Chúng chỉ phản ảnh một điều duy nhất là muốn được hoạt động tôn giáo thì phải chui vào cái rọ kiểm soát của nhà nước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 20159:26 CH(Xem: 13594)
Hằng ngày chúng ta đọc được những lời lẽ mất dạy phá hoại cộng đồng của một lũ người tự xưng là tỵ nạn và chúng ta thường nưong tay cho bọn này vì cứ nghĩ họ là kẻ đồng hoạn nạn, đồng thuyền đồng phận, chỉ vì một chút ganh tỵ về văn hóa hay kinh tế mà sinh ra kèn cựa nhỏ nhen, và chúng ta khoan dung nghĩ rằng từ từ thì tất cả những khác biệt đó cũng sẽ thuận thảo hòa đồng. Nhưng quả thật chúng ta đã lầm vì bọn chúng đã bị mê hoặc bởi kẻ thù cọng sản, đã mất căn tính nguyên thủy, cho nên hồn của chúng đã hoàn toàn biến đổi, không còn là huynh đệ chi binh, là đồng bào nữa. Họ đã trở nên lạ hoắc, không còn biết nói tiếng Việt thuần tuý của chính nghĩa quốc gia, không còn mang tâm hồn của người tranh đấu chống nô lệ mà lại cam tâm làm tay sai cho giặc để cầu vinh.
17 Tháng Ba 20151:42 CH(Xem: 12893)
Sau nhiều năm làm thủ tướng, một đặc điểm nổi bật của ông Nguyễn Tấn Dũng mà dân chúng ghi nhận là ông đã nói xạo quá nhiều! Đến nỗi giờ đây, nhiều người dân trong nước hay ngay cả người trong nội bộ đảng không còn gọi ông là "anh ba Dũng" nữa mà gọi bằng cái tên mới là "anh ba xạo" và thủ tướng ba Dũng thành thủ tướng ba xạo, gọi tắt viết tắt là thủ tướng ba x.
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13735)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11191)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13432)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10714)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11972)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
07 Tháng Năm 2024
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung