Kể từ ngày 31 tháng Tư

28 Tháng Tư 20237:56 CH(Xem: 2047)

                                          Kể từ ngày 31 tháng Tư

Vuonghongsen                                           Học giả Vương Hồng Sển - nguồn Internet.






Ngô Nhân Dụng

   VOA Blog



Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm XưaThú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ.

Vương Hồng Sển chia sẻ được nỗi niềm của người dân miền Nam ngậm ngùi nghĩ tới “buổi sau ngày 30 tháng Tư!”

Năm 1993, đã ngoài 90 tuổi, cụ vẫn gắng sức ngồi viết kể tiếp những chuyện đời mình qua cuốn Nửa Đời Còn Lại (Văn Nghệ, California, 1996). Trong cuốn tự truyện thứ nhì này, có hai chỗ Vương Hồng Sển nhắc đến ngày 31 (sic) tháng Tư năm 1975! Lần đầu, cụ viết: “... tôi xin được lẩn thẩn lấy theo sức học đáy giếng mà luận việc trên cao để được tỏ chút nỗi lòng một dân Nam thấp hèn buổi 31 – 4 – 1975.” (trang 285). Nhắc lại: một dân Nam thấp hèn buổi 31 tháng Tư 1975!

Lần viết lộn thứ hai là đoạn Vương Hồng Sển bàn về các cựu thần Nhà Lê đầu thế kỷ 19, qua câu thơ Truyện Kiều “hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!” khi họ phải làm bầy tôi triều Nguyễn. Cụ kể, “... tôi đây đã trải cảnh chịu đựng sau ngày 31 – 4 – 1975 ở Sài Gòn, làm tôi bắt nhớ Nguyễn Du năm 1802, ...” (trang 291) Vương Hồng Sển đã viết rất dài về tâm sự Nguyễn Du; biện luận rằng trong thân phận “hàng thần lơ láo” đó Tố Như không thể bình tâm mà sáng tác truyện Kiều được.

Vương Hồng Sển nhắc đến ngày “đổi đời” này một lần nữa khi mô tả quang cảnh một khu phố Sài Gòn đang thay đổi. Lần thứ ba này thì cụ viết đúng, “... từ ngày 30 – 4 – 1975 và hiện nay đã trở nên phố xá tấp nập lớp buôn bán, lớp làm cửa hàng to ...” (trang 333).

Ba lần viết đến ngày 30 tháng Tư, hai lần lộn thành ngày 31.

Có phải cụ Vương Hồng Sển tuổi già nên viết lộn? Hay là người đánh máy bấm lộn nút số 0 thành số 1?

Giả thuyết thứ hai không đáng tin. Vì nếu người đánh máy bấm ngón tay sai thì chắc có thể bấm lộn số zero qua số 9 chứ không thể là số 1, vì trên bàn máy hai số zero và số 1 xa nhau, một ở đầu, một ở cuối hàng số.

Giả thuyết thứ nhất cũng khó tin. Tác giả có thể tuổi già đã lẫn, nhưng viết sai tới hai lần, đúng vào những chỗ khiến con số 30 viết thành 31 rất có ý nghĩa, thì khó tin. Hơn nữa, Vương Hồng Sển là nhà văn rất thích hài hước, thường dùng ngôn ngữ châm chọc từ các vua, quan tay sai, bọn háo danh, trọc phú, cho tới cả bạn bè.

Khi đọc cả cuốn Nửa Đời Còn Lại này, chúng ta thấy ông già rất minh mẫn. Ông nhắc lại những chuyện thời 1922, 1946, vẫn nhớ và ghi lại từng chi tiết. Vương Hồng Sển nổi tiếng là người có thói quen ky cóp cất giữ các kỷ vật, ghi chép các biến cố trong đời mình rất cẩn thận. Ông còn giữ cái toa thuốc của Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh viết ngày 17 Septembre 1924. Cho nên, có thể đoán khi cụ Vương viết hai lần ngày 30 ra 31 như vậy, phải là cố ý. Đó là một cách phát biểu ý kiến về chính trị.

Cuốn hồi ký vẫn theo “lối văn Vương Hồng Sển!” Tức là cụ kể chuyện miên man, chuyện nọ xọ chuyện kia, lối văn “cà rởn, cà tửng”, nhái giọng Phuc Kiến, Triều Châu theo phong thái Miệt Vườn. Lâu lâu, tác giả “đánh du kích” một câu thấm thía. Đó là những lúc bàn xéo về chính trị! Viết 30 thành 31 là một lối cà rởn để gửi một thông điệp cho những người đồng cảnh, đồng điệu cùng cười với nhau!

Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!

Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!

Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói ...?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”

Tôi là người gì mà dám nói? Nhưng có lúc cụ Vương vẫn phải nói, như khi cụ lên tiếng bênh vực một danh nhân Miền Nam vẫn bị Cộng Sản buộc tội và bêu riếu một cách thô bạo, bất công, là Phan Thanh Giản. Bênh vực Phan Thanh Giản là táo bạo, chống lại cả guồng máy “tuyên giáo” của Đảng Cộng Sản! Sau khi biện luận để phục hồi danh dự Phan Thanh Giản, Vương Hồng Sển viết: “... người đời nay học thuyết mới, tư tưởng theo mới, quên ơn kẻ trồng cây, quên ơn sanh thành đào tạo, ...” Những “học thuyết mới, tư tưởng theo mới” này là chủ nghĩa Mác xít!

Năm 1975, lẫn trong đám các nhà văn, nhà thơ và học giả miền Bắc vào Sài Gòn, có nhiều người mang thái độ kiêu ngạo của đoàn quân thắng trận. Họ lên mặt “dạy dỗ, cải tạo” giới văn nghệ và học thuật miền Nam theo đúng đường lối đảng. Nhiều người làm công tác rồi phải “báo cáo” lên cấp trên. Cảnh tiếp xúc hai miền Nam Bắc lúc đó, Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu: “Rằng vách có tai, thơ có họa – Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh!”

Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển, cùng Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thụy Long, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu,vân vân, chọn sống ẩn dật, không chịu ra hợp tác với bọn vua quan mới. Cụ Vương viết: “Tôi dư biết cho thân, thà làm dế sống trong hang, có lẽ được yên thân hơn là múa gáy cho trẻ nhỏ nó biết chỗ trốn, chúng đổ nước ngập hang, bắt dế về nuôi trong hộp diêm, hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ, gãy càng queo râu toi mạng” (trang 84). Nói đến thân phận con dế “nuôi trong hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ,” cũng là một cách “nói móc” những nhà văn theo đuôi cộng sản.

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết: “Dân Sài Gòn tự khoe tiến bộ ký quỹ, gửi tiền nhà băng, Giải phóng vào, hốt sạch sành sanh, thua xa dân Thổ Trà Vinh, Sốc Trăng ... bán lúa mùa nầy xong, chôn bạc giữa lẫm rồi đổ lúa mới lên trên ...” (trang 57) Nhắc lại phương cách cất giấu tiền của dân Thổ đời xưa, để so sánh với dân Sài Gòn thời 1975, chỉ cốt viết một câu kết án: “Giải phóng vào, hốt sạch sành sanh!” Trong 7 chữ, Vương Hồng Sển cực tả một vụ cướp bóc đại quy mô, bây giờ còn gọi là “ăn cướp hoành tráng.” Hốt sạch sành sanh! Như vậy gọi là “giải phóng!” Ai đọc tới câu này mà không nghĩ ra, là phụ lòng Vương Hồng Sển!

Vương Hồng Sển chia sẻ được nỗi niềm của người dân miền Nam ngậm ngùi nghĩ tới “buổi sau ngày 30 tháng Tư!” Có lúc kể chuyện Sài Gòn đời xưa, từ năm 1867, trải qua trào Tây, trào Nhật, cụ lại quay qua nói chuyện vua Napoleon III bên Pháp. Rồi chợt cảm khái: “Trở lại người dân đất Sài Gòn, như tôi đã nói, dám chắc không dân nào trí lanh tay xảo hơn. Khi bỏ áo giáp, tuột giầy trận, chịu đi đầy, bán từ bàn thờ tổ tiên, bán ván gõ để nằm dưới gạch, căn đầy kiếp đọa, tiếc đã muộn ...” (trang 55). Những nét chấm phá độc đáo: Kẻ thì “bỏ áo giáp, tuột giầy trận, chịu đi đầy;” người ở lại nhà thì “bán bàn thờ tổ tiên, căn đầy kiếp đọa!” Và tất cả đều “tiếc đã muộn!” Nếu trước đây mọi người biết đoàn kết với nhau hơn, cùng chung sức chống lại một chế độ, một chủ nghĩa lạc hậu, man rợ, hiếu chiến và tàn ác, thì đâu đến nỗi này!

Tiếc đã muộn! Chỉ ba chữ, ba chữ gói ghém bao nhiêu nỗi đoạn trường của cái thời buổi “31 tháng Tư!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Bảy 20158:22 SA(Xem: 12361)
Ông Trọng nói với Tổng thống Obama rằng, những nhận thức khác biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo của hai nước nên được tiếp tục thảo luận trong tinh thần cởi mở và hợp tác trên “tầm cao mới”, nhưng ông Obama và các viên chức Mỹ, tuy không nói ra nhưng có một lối nhìn khác.
19 Tháng Năm 201511:15 CH(Xem: 13378)
Tiếc rằng người dân VN , những người chủ thật sự của đất nước , đã bị nhồi sọ , bị làm cho sợ hãi đến nỗi sẵn sàng làm nô lệ , CS nói gì làm gì cũng chấp nhận không dám ngẩng đầu lên , thì đất nước này có hoàn toàn thuộc về Hồ Chí Minh , có bị bán cho Tàu Khựa thì họ cũng chẳng có phản kháng chi hết !!
25 Tháng Ba 201510:37 SA(Xem: 13611)
Có người bảo rằng, những đao phủ của nhà nước IS, của những nhóm khủng bố quốc tế, xem ra còn e ngại chữ Công Lý và sợ bị lộ chân tướng nên lúc nào cũng phải dấu mặt ở đằng sau tấm vải. Trong khi đó, những đao phủ Việt cộng từ Hồ Chí Minh, Đặng Xuân Khu cho đến những đồ tể hôm nay đều không e dè công lý, không sợ người ta biết tên, nhìn mặt nên chẳng cần phải che mặt khi làm điều gian ác. Cùng lắm là “che râu dấu mặt, đeo kính râm đi dự đấu tố” thôi! Qủa nhiên, những kẻ đã kinh qua kiểm thảo như Trần Đĩnh viết đều có những điểm khác người. Sự khác người mà Lưu cộng Hòa nhận định về tập thể này “phải nhận là con vật mới đúng” (Đèn Cù 244) có lẽ chưa đúng. Nhưng có thể sẽ là một nhận xét khác: qủy… nhập tràng”!
24 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 15209)
Cái tin hội thảo khoa học cấp nhà nước, với chủ đề “Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” một cái thông tin mà suy cho cùng về giá trị của nó thì không hơn một cái tin “xe cán chó” mà trong nước củng như thế giới chẳng có ai chú ý hay đề cập bởi vì nó rất khập khiễng và hoàn toàn “phản khoa học” nếu không muốn nói là thiếu tri thức rất vô học…
22 Tháng Ba 201511:15 CH(Xem: 14329)
Quí vị có thấy sự trơ trẽn của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam đến mức không thể tưởng tượng không? Vì họ thừa biết là mọi người Việt Nam nhất là người Việt Nam trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại, không thể nào quên thời kỳ 10 năm đầu kể từ năm 1975, khi mà những công dân Việt Nam Cộng Hòa cũ không thể sống nỗi sự kềm kẹp chính trị trong khi tài sản bị họ cướp đoạt trắng trợn, nên đành phải vượt biên vượt biển đì tìm cuộc sống tự do với cái giá phải chấp nhận ở mức độ hiểm nguy rất cao do bị họ bắt bỏ tù, do bị mất xác trong rừng hay trên biển, trong khi hy vọng vượt thoát đến bến bờ tự do thật là mong manh! Lúc ấy, họ gọi chúng ta là bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc, bọn đĩ điếm lưu manh rác rưởi, bọn ôm chân đế quốc. Họ sử dụng tất cả những chữ nghĩa nào mà chửi rủa được là họ mang ra sử dụng để sỉ vả chúng ta là bọn này bọn kia.
22 Tháng Ba 20151:45 CH(Xem: 13677)
Thưa quí vị, quí bạn, đó cũng là một trong những lý do chính khiến cho đảng cộng sản Việt Nam liên tục đầu tư nhiều công sức và tiền bạc cho cái gọi là vận động toàn quân, toàn dân "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và ca ngợi Võ Nguyên Giáp là một vị tướng vĩ đại, đức độ của dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam vận động mọi người học theo tấm gương của hai nhân vật này tức là họ muốn người dân và các đảng viên cộng sản trở nên hèn nhược, khuất phục và dung túng cho cái Ác nằm ngay trong đảng cộng sản Việt Nam.
21 Tháng Ba 20158:07 SA(Xem: 14188)
Trong một đêm Xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý, hai Bà với binh phục màu vàng đã bước lên lễ đài thề rằng: "Một xin, rửa sạch thù nhà, Hai xin, dựng lại nghiệp xưa vua Hùng..."
20 Tháng Ba 20151:00 CH(Xem: 11816)
Quyền bày tỏ ý kiến cá nhân hay tập thể, nói nôm na là biểu tình, là một quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người. Nhà cầm quyền CS Việt Nam lại cố trì hoãn thảo luận luật biểu tình. Kính mời quí thính giả theo dõi quan điểm của LLDTCNTQ về sự kiện trống đánh xuối kèn thổi ngược trong chính phủ CSVN qua lời trình bày của Hải Nguyên
20 Tháng Ba 201512:08 CH(Xem: 13585)
“Theo tôi tình hình xã hội của VN hiện nay, như nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng “Sự xuống cấp của văn hóa xã hội đã đến đáy”. Nó trở thành một xã hội mà người ta lấy uy quyền để cai trị, lấy đồng tiền để lung lạc mua bán tất cả các thứ trong xã hội, cái gì cũng phải dùng đến tiền. Thế thì nó đã đảo lộn tất cả các giá trị và đấy chính là nguyên nhân dẫn đến mọi sự tha hóa khác. Bây giờ con người với con người không coi trọng tình nghĩa, các giá trị đạo đức tinh thần hay tài năng nữa. Mà chỉ coi trọng quyền lực và đồng tiền thôi.”
19 Tháng Ba 201512:54 CH(Xem: 14588)
Để biện minh cho hành động hiếu chiến, đẩy dân tộc hai miền Bắc-Nam vào nội chiến nồi da xáo thịt, Nghị quyết đã hô hào: “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.” Nhưng gây chiến với miền Nam để làm gì và cho ai thì Nghị quyết 15 đã để lộ chân tướng tay sai khi khẳng định rằng: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.”
19 Tháng Ba 20157:57 SA(Xem: 13300)
Trên trang nhất tờ báo, chuyên mục “thời sự và suy nghĩ” mở đầu bài viết tác giả Lê Đức Dục khẳng định: Không phải ngẫu nhiên tháng 3 luôn là lời nhắc nhở thiêng liêng với chúng ta về đất nước. (Báo TT/Lê Đức Dục)
18 Tháng Ba 20159:26 CH(Xem: 13541)
Hằng ngày chúng ta đọc được những lời lẽ mất dạy phá hoại cộng đồng của một lũ người tự xưng là tỵ nạn và chúng ta thường nưong tay cho bọn này vì cứ nghĩ họ là kẻ đồng hoạn nạn, đồng thuyền đồng phận, chỉ vì một chút ganh tỵ về văn hóa hay kinh tế mà sinh ra kèn cựa nhỏ nhen, và chúng ta khoan dung nghĩ rằng từ từ thì tất cả những khác biệt đó cũng sẽ thuận thảo hòa đồng. Nhưng quả thật chúng ta đã lầm vì bọn chúng đã bị mê hoặc bởi kẻ thù cọng sản, đã mất căn tính nguyên thủy, cho nên hồn của chúng đã hoàn toàn biến đổi, không còn là huynh đệ chi binh, là đồng bào nữa. Họ đã trở nên lạ hoắc, không còn biết nói tiếng Việt thuần tuý của chính nghĩa quốc gia, không còn mang tâm hồn của người tranh đấu chống nô lệ mà lại cam tâm làm tay sai cho giặc để cầu vinh.
17 Tháng Ba 20151:42 CH(Xem: 12855)
Sau nhiều năm làm thủ tướng, một đặc điểm nổi bật của ông Nguyễn Tấn Dũng mà dân chúng ghi nhận là ông đã nói xạo quá nhiều! Đến nỗi giờ đây, nhiều người dân trong nước hay ngay cả người trong nội bộ đảng không còn gọi ông là "anh ba Dũng" nữa mà gọi bằng cái tên mới là "anh ba xạo" và thủ tướng ba Dũng thành thủ tướng ba xạo, gọi tắt viết tắt là thủ tướng ba x.
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13685)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11077)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...