Ý nghĩa thời sự của việc chuyển lời mời TT Biden thăm VN

21 Tháng Mười Một 20228:55 CH(Xem: 3274)

           Ý nghĩa thời sự của việc chuyển lời mời TT Biden thăm VN



Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đón Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Nhà Trắng ngày 12/5/2022. Photo US Embassy in Hanoi. Và bao giờ thì TT Biden sẽ ghé thăm Việt Nam?Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đón Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Nhà Trắng ngày 12/5/2022. Photo US Embassy in Hanoi. Và bao giờ thì TT Biden sẽ ghé thăm Việt Nam? (... sau đó tên thủ tướng cs này đã nói: "rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì..." tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Mỹ!)





  Hải Lê
VOA Blog





Có lẽ một trong những ý nghĩa thời sự quan trọng của việc chuyển lời mời Tổng thống Biden thăm Việt Nam là lời cảnh báo dành cho Hoa Kỳ rằng, có thể Trung Quốc đã “chèn một cái nêm” trong “Trật tự” do Mỹ và các nước dân chủ dẫn dắt.

Một khi TBT Nguyễn Phú Trọng đã công khai đánh giá tích cực đối với ba trụ cột chủ yếu của “Pax Sinica” là BRI, GDI và GSI mà vẫn nói “Không” với “Đối tác Chiến lược” với Hoa Kỳ, thì có thể, ông Trọng sẽ phải nhắc lại lời mời một vài lần nữa…

Tại sao một lời mời đáng trân trọng như thế này – trân trọng đến mức, ít nhất đã được phía TBT Nguyễn Phú Trọng cho các cấp dưới nhắc đi nhắc lại nhiều lần – lại không để diễn ra trong khuôn khổ của một hoạt động “ngoại giao chính diện”, mà lại dùng hình thức “ngoại giao hành lang” để lobby?

Trong gần 60 hoạt động “chính diện” giữa “mùa Thượng đỉnh” ASEAN và EAS tại Phnom Penh từ 9 đến 13/11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tranh thủ tiếp xúc, chuyển lời mời chính thức của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tới TT Mỹ Joe Biden, mời ông sang thăm Việt Nam. Theo tường trình của “Zing News” ngày 12/11, Tổng thống Joe Biden đã vui vẻ nhận lời và hứa sẽ thu xếp chuyến thăm vào thời điểm thích hợp cho cả hai bên. Trong khi đó, theo đài VOA (của Chính phủ Hoa Kỳ), Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã trả lời rằng, bà “không có gì để chia sẻ” khi hồi đáp yêu cầu của VOA xác nhận về một cuộc điện đàm khả dĩ giữa ông Biden với ông Trọng trong thời gian tới đây.

“Ngoại giao hành lang” hay “ngoại giao chính diện”

Tại sao một lời mời quan trong như thế này – quan trọng là vì, ít nhất đã được phía TBT Nguyễn Phú Trọng cho các cấp dưới nhắc đi nhắc lại nhiều lần – lại không để diễn ra trong khuôn khổ của một hoạt động “ngoại giao chính diện”, mà lại dùng hình thức “ngoại giao hành lang” để lobby? Và đúng là do “ngoại giao lobby” nên nữ phát ngôn Nhà Trắng trả lời với chính truyền thông Mỹ rằng, bà chẳng có gì để chia sẻ về một cái tin, theo góc nhìn của Hà Nội là rất “hot”, liên quan đến hai nhà lãnh lãnh đạo hàng đầu Việt Nam và Hoa Kỳ. Phải chăng từ phía các nhà hoạch định chính sách của Mỹ – Ngoại trưởng Antony Blinken hay Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan chẳng hạn – họ đang nghĩ về những trở ngại mới trong bang giao bộ ba Việt-Mỹ-Trung, sau chuyến thăm có thể nói là lịch sử của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc? Nhiều khả năng, cả Hà Nội lẫn Whashington thông qua các đại sứ ở mỗi thủ đô, đã có những hình thức phù hợp, để thông báo một cách đàng hoàng, trong chừng mực đôi bên chấp nhận được, về những thông tin mà phía bên kia có thể quan tâm lúc này, tới “mối tình tay ba” đầy ngang trái nhưng cũng hết sức… “exciting”.

Trong khi đó, theo truyền thông Việt Nam, giữa khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 – 41 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Phnompenh (Campuchia), thì ngày 12/11 hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ đã có cuộc gặp gỡ chớp nhoáng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ “Đối tác Toàn diện” giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi, đối thoại ở tất cả cấp, đặc biệt là cấp cao, bằng nhiều hình thức linh hoạt. Trước mắt, hai bên sẽ phối hợp chuẩn bị tốt cho điện đàm sắp tới giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Mỹ Joe Biden, tiến tới thực hiện chuyến thăm cấp cao giữa hai bên vào thời điểm thích hợp và điều kiện cho phép. Tổng thống Joe Biden, được Zing News dẫn lời, đề nghị hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong thời gian tới, tận dụng hiệu quả các dư địa hợp tác nhằm đưa quan hệ giữa hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, nhất là trên những lĩnh vực hai bên cùng có lợi, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nếu người viết bài này không nhầm thì ít nhất, đây là lần thứ tư, Việt Nam đã có nhã ý mời TT Hoa Kỳ Joe Biden thăm chính thức Hà Nội. Lần thứ nhất là vào chiều 15/4/2021, tại trụ sở Trung ương Đảng, trong buổi tiếp Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, TBT Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn đến TT Joe Biden đã gửi thư chúc mừng ông được bầu lại làm TBT Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN; trân trọng mời TT Mỹ sớm thăm Việt Nam. TBT Trọng cũng đã bày tỏ tin tưởng, dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất. Lần thứ hai, tại phủ Chủ tịch, nhân dịp Phó TT Mỹ Kamala Harris thăm Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thông qua Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cũng nhắc lại lời mời TT Joe Biden thăm Việt Nam trong thời gian tới. Lần thứ ba là vào tối 12/5/2022 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Tại cuộc gặp này, theo như báo chí trong nước đưa tin, ông Chính đã nhắc lại lời mời của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mời TT Joe Biden sớm thăm Việt Nam. TT Biden, được dẫn lời, trân trọng cảm ơn và cho biết sẽ thu xếp thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp với cả hai bên.

Quá tam ba bận, vào ngày 13/6/2022, trong cuộc gặp gỡ làm việc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã đề nghị người đồng cấp, Thứ trưởng thứ nhất BNG Mỹ Wendy Sherman phối hợp nhằm thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của TT Joe Biden trong năm 2022. Về phía Mỹ, Washington mong nâng tầm quan hệ với Việt Nam “khi phù hợp”. Trong cuộc làm việc với bà Thứ trưởng thứ nhất BNG Sherman sáng 13/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Ông Sơn khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng Mỹ thúc đẩy quan hệ “Đối tác toàn diện” đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Về phần mình, Thứ trưởng Sherman khẳng định Washington coi trọng quan hệ với Hà Nội, nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng. Bà Thứ trưởng cũng bày tỏ phía Mỹ mong muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam khi điều kiện phù hợp.

Việt Nam chưa hiểu hết Mỹ hay ngược lại?

Thật ra thì với mạng lưới tình báo hình nay, Mỹ không cần thông tin trực tiếp từ Hà Nội cũng đã có thể đánh giá khá đầy đủ tác động, trong cả tương lai gần lẫn tầm xa, các thỏa thuận Trung – Việt vừa qua tại Bắc Kinh đối với quan hệ Mỹ – Việt và cục diện khu vực. Trong các tiếp xúc cấp cao vừa qua, không phải là lần đầu Washington phát đi tín hiệu về việc mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021, Phó TT Mỹ Kamala Harris đã đề xuất nâng từ quan hệ “Đối tác toàn diện” lên “Đối tác chiến lược”. Những lời đề nghị liên tục này được đưa ra từ hàng chục năm nay về việc nâng cấp quan hệ, nhưng từ hai năm trở lại đây có vẻ như dồn dập và bức thiết hơn, nhìn từ góc độ chiến lược Indo-Pacific (IPS), khiến Việt Nam không khỏi lúng túng. Bởi vì, từ chiến tuyến bên kia, ĐCSTQ không dưới một lần yêu cầu ĐCSVN phải cam kết rõ ràng với “Cộng đồng chung vận mệnh” (hoặc một tên gọi khác là “Cộng đồng tương lai chung”). Tức là cam kết phải đi theo “Trật tự” do Trung Quốc và nước Nga của Putin cầm chịch!

Trong khi đó, cách thức Việt Nam và nhiều thành viên ASEAN khác từng đề xướng “không chọn bên” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gần như trở thành một nguyên tắc đối ngoại của cả khối. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine (không thể gọi tên khác được) đã khiến cho nguyên tắc này bắt đầu có dấu hiệu bị phân hóa. Nhất là từ nay, Ukraine đã đã ký “Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á” (TAC). Với bộ quy tắc xử sự giữa các quốc gia ĐNÁ này, Việt Nam và ASEAN càng không thể bước lên con tàu của Nga Và Trung Quốc được. Nếu chiến tranh càng kéo dài và tăng mức độ tàn khốc (Putin còn dọa dùng bom A), lập trường “trung lập” đối với xung đột lớn nhất từ Thế chiến Hai đến nay, quả thật khó đứng vững. Nữ nhà văn Việt Nam đã đánh giá các lá phiếu trắng của Hà Nội suốt năm qua tại Liên hợp quốc là những hành vi liều lĩnh. Nhà văn Võ Thị Hảo ví, Hà Nội như một con ếch ngồi chồm chỗm vỗ tay tán thưởng ngọn lửa dưới đáy nồi đang luộc đồng loại và sẽ đến lượt luộc chết chính cả bản thân mình. Nếu một khi Trung Quốc khởi binh trên Biển Đông hoặc dọc theo các tỉnh biên giới từ cả hai đầu, phía Bắc và phía Tây Nam.

Dẫu sao mặc lòng, một khi TBT Nguyễn Phú Trọng đã công khai đánh giá tích cực đối với ba trụ cột chủ yếu của “Trật tự Trung Hoa’ (Pax Sinica) là BRI, GDI và GSI mà vẫn nói “Không” với xây dựng quan hệ “Đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ, thì đồ rằng, ông Trọng sẽ còn phải nhắc lại lời mời thêm một vài lần nữa, trước khi dàn cố vấn của TT Biden đưa ra quyết định cuối cùng, khi nào Tổng thống nên thăm Việt Nam. Phải công bằng thừa nhận một thực tế, chuyện tham gia “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) thì từ trước đến nay, Hà Nội cũng chỉ nói suông. Khi bị Bắc Kinh ép quá thì đành nối “Hai hành lang một vành đai” của Việt Nam với BRI. Tuy nhiên, với “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (GDI) và “Sáng kiến An ninh Toàn cầu” (GSI) thì câu chuyện có thể đã “quặt sang” một hướng khác. Rủi ro và nguy hiểm không chỉ cho một mình Việt Nam và các nước ASEAN! Hãy xem bài phân tích sâu sát của Tạp chí “Asia Nikkei” từ tập đoàn truyền thông uy tín bậc nhất tại Nhật, để thấy hết độ rủi ro và nguy hiểm khôn lường ấy! Có lẽ một trong những ý nghĩa thời sự quan trọng của việc chuyển lời mời Tổng thống Biden thăm Việt Nam là lời cảnh báo dành cho Hoa Kỳ rằng, có thể Trung Quốc đã “chèn một cái nêm” trong “Trật tự” do Mỹ và các nước dân chủ dẫn dắt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 201511:51 SA(Xem: 13771)
Mẹ Việt Nam thật bất hạnh khi sản sinh ra một tập đoàn bán nước, phản quốc, hại dân như cái đảng CSVN hiện nay. Khi người dân đã tỏ tường bản chất thật của người cộng sản, thì tất cả những lời nói, việc làm hay lời kêu gọi từ chế độ cầm quyền đều trở nên vô nghĩa, lạc lõng, không hơn gì một vở tấu hài rẻ tiền và người dân không hề quan tâm. Sự sụp đổ của chế độ CSVN sẽ là tất yếu.
29 Tháng Chín 20159:04 SA(Xem: 12924)
Để triển khai sức mạnh của toàn dân tộc trong trận chiến trường kỳ gìn giữ quê hương giàu đẹp, người Việt CẦN CÓ VÀ PHẢI CÓ một thể chế chính trị tự do, dân chủ để thu hút mọi tài năng, khai thác mọi nguồn lực cống hiến cho đất nước của tất cả người dân Việt từ trong nước ra đến hải ngoại.
28 Tháng Chín 20157:20 SA(Xem: 13534)
Mà bài học…50 ngàn quân Việt Nam thương vong bỏ mạng ở xứ chùa Tháp nhưng Campuchia không CS mà lại là Hoàng Gia Dân Chủ ngã vào vòng tay Trung Quốc, “đảng ta” học mãi chưa thuộc bài, thì lần này Tập Cận Bình trước chuyến đi Mỹ tuyên bố rằng: “Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh điều đó”.
26 Tháng Chín 201511:32 SA(Xem: 12921)
Tội nghiệp cho ông Tập! Khổng Minh được cho là thiên tài của nước Tàu (thời Tam Quốc) đã từng ngước mặt lên trời than: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên!” nghĩa là: “Mưu việc ở người, nên việc ở trời!" Họ Tập rồi cũng thế thôi!
24 Tháng Chín 20157:51 SA(Xem: 12187)
Chủ nghĩa Mác Lê Nin mà hồ chí minh du nhập vào gần một thế kỷ nay đã lạc hậu khi tại chính quê hương của nó đã không còn tồn tại, sự hô hào của đảng csVN chỉ là một cách ăn mày dĩ vãng, đánh lận con đen nhằm tiếp tục chính sách mị dân để độc quyền cai trị.
23 Tháng Chín 20157:54 SA(Xem: 13317)
Câu chuyện của chị bạn xảy đến cùng lúc với tin những học trò nghèo ở Huế chưa đóng được học phí bị bêu tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu số ở Đạ Mri đế ép lấy đất. Công ty Tân Hiệp Phát thì thay vì xin lỗi người tiêu dùng, bãi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi bị gài bẫy đi tù… thì thay giám đốc người nước ngoài để rửa mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị trong họ hàng của mình ở huyện Mỹ Đức.
20 Tháng Chín 201511:09 CH(Xem: 19439)
Khi nhìn qua màn hình computer thấy cảnh tòa nhà World Trade Center bị đổ sụm do chiếc phi cơ đâm vào nhiều sinh viên đã rú lên vì sung sướng, thế rồi họ truyền tin cho nhau với thái độ đắc chí. Họ đua nhau bình phẩm và chờ đợi sự "giãy chết" của Hoa Kỳ. Lạ một điều, những sinh viên ấy hầu hết lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt. Hàng ngày họ vẫn uống Coke, vẫn chuộng những chiếc quần Jeans hiệu Levi's và săn lùng những hàng hóa "made in USA" từ chiếc computer cho đến đôi giày thể thao.
19 Tháng Chín 20158:29 CH(Xem: 12002)
Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam ?
19 Tháng Chín 20157:51 CH(Xem: 11797)
Một nền dân chủ muốn bền vững còn cần xây dựng trên nền tảng: tự do báo chí, kinh tế tự do, xã hội dân sự... Bởi thế mọi đổi mới, nếu có, của nhà cầm quyền cộng sản chỉ là vặt vãnh không thể nào tạo ra dân chủ. Chỉ có sự thay đổi triệt để từ cộng sản sang cộng hòa mới có thể mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam.
17 Tháng Chín 20157:42 SA(Xem: 10739)
Tuy đã thất bại toàn diện như thế, nhưng đảng CSVN vẩn ù lì chũi đầu xuống cát để tiếp tục: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để “vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam.” Còn sáng tạo cái gì nữa đảng ơi? Thiên hạ đã vứt nó vào sọt rác và đổ đi không ai muốn ngó đến cái mặt mũi xấu xa, ghê tởm của nó nữa mà lại rước về mà thờ thì chỉ có những con người mất trí mới làm như thế.
13 Tháng Chín 201512:54 CH(Xem: 16502)
Chính sách thanh lọc để chọn ra cho mình một quốc gia duy ý chí bắt đầu và còn kéo dài tới tận hôm nay, những ai có quan hệ với chính quyền miền Nam Việt Nam (dù họ hoàn toàn vô tội) cánh cửa đại học vẫn khép lại, họ chỉ có thể chọn cho mình con đường thấp hèn hơn hoặc đào thoát khỏi nước Việt, vấn nạn này kéo dài hàng thập kỷ trong thập niên 80 của thế kỷ trước, bối cảnh xã hội khi ấy tối đen, ảm đạm dường như không lối thoát !
11 Tháng Chín 20158:30 SA(Xem: 26891)
Cho rằng Nguyễn Tấn Dũng là một 'đại diện thân Mỹ' và ‘chống Tàu’ chỉ là sản phẩm của những trí tưởng tượng điên rồ. Những kẻ tham nhũng chỉ biết đến tiền và quyền. Bất cứ ai cho tiền, dù là Mỹ hay Tàu đều không quan trọng. Tóm lại, nếu không lật đổ được chế độ độc tài cộng sản, tương lai đất nước sẽ tiếp tục còn tăm tối trong nhiều năm tới.
11 Tháng Chín 20158:24 SA(Xem: 18732)
sinh viên nghèo Nguyễn Văn Sỹ (quê ở xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cô đơn ngồi sụp xuống sân trường bật khóc, mắt đỏ hoe vì không đủ tiền để đóng các khoản nhập học 4,6 triệu đồng = (200.usd) mà trong túi chỉ vỏn vẹn có 3 trăm ngàn (12.usd) do mẹ bán hết hơn nửa tạ lúa gói ghém đưa cho em đóng tiền học, số tiền có được quá ít nên không thể làm thủ tục nhập học, Sỹ nghẹn ngào chơi vơi giữa 2 chọn lựa: Ở lại, hay quay về quê nhà cuốc đất trồng khoai?
09 Tháng Chín 201512:44 CH(Xem: 13154)
Chính vì lý do này , mà những năm sau đó , mặc dù Hồ Chí Minh tiếp tục viết thư cho Tổng thống Mỹ là Harry Truman xin tiền viện trợ và xin giúp đỡ để đánh Pháp và tiếp tục đánh xuống miền Nam , Harry Truman không thèm trả lời 1 câu và không giúp tiếp . Vì khi đội OSS trở về thì họ đã báo cáo cho quốc hội Mỹ biết Hồ Chí Minh là 1 tên gian xảo và lừa lọc như thế nào
04 Tháng Chín 20151:46 CH(Xem: 18759)
« Việc phản đối đặt tên đường Mạc Thái Tổ là không có cơ sở. Có chăng, đó chỉ là sản phẩm của một thứ chủ nghĩa dân tộc lạc loài, một tâm lí “chính thống” không đến nơi và một “chiêu bài” chống Trung Quốc mang màu sắc hiện tại mà thôi… » * một tâm lí « chính thống » không đến nơi CSVN muốn nói tới việc trung thành với triều đại đã cưu mang, nuôi dưỡng mình. Những chữ không đến nơi ở đây phải đặt cái tâm lý ở thời đại cổ và thời đại ngày nay mới có thể phán đoán được. Việc phán đoán này tất nhiên là tương đối.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...