Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, tránh nói tên Trung Quốc

28 Tháng Chín 201911:04 SA(Xem: 5062)
  • Tác giả :

Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc,
tránh nói tên Trung Quốc

1e5f7933-1ab3-4c32-b44c-0b4c0a719fb8Bộ trưởng Ngoại giao csVN, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9/2019 - nguồn hình RFA



RFA



Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Trung Quốc và Việt Nam ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng tránh nói tên Trung Quốc.

Trong bài phát biểu dài khoảng 15 phút trước UNGA, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói:

“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS

Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về vấn đề Biển Đông đã được trông đợi từ trước đó vì suốt 3 tháng nay Việt Nam đang phải đương đầu với việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng tàu hải cảnh và dân binh vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và quốc tế.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nói đến việc các bên liên quan phải tôn trọng luật quốc tế mà cụ thể là UNCLOS.

Chúng tôi thúc giục các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển của LHQ UNCLOS 1982, vốn được coi như một hiến pháp của đại dương. Nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông rất quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Châu Á  Thái Bình Dương. Những nỗ lực của các bên liên quan đã đưa lại những kết quả tích cực trong việc giải quyết những khác biệt và tranh chấp

Cũng trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam không loại trừ khả năng giải quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế.

Luật quốc tế là nền tảng cho quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để  giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, tham vấn, và qua cơ chế tòa.”

Kể từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã không ngừng đưa tàu vào vùng biển của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây nói rằng vùng biển ở khu vực  Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngưng toàn bộ các hoạt động khoan tìm dầu khí tại đây.

Trung Quốc nói rằng vùng nước này nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp và Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ. Tuy nhiên theo phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế PCA 2016, các thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa không thể coi là các đảo nên không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Trong khi đó Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý căn cứ theo UNCLOS.

Đã có những ý kiến từ những chuyên gia trong và ngoài nước thúc giục chính quyền Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế tương tự như Philippines đã làm hồi năm 2013 và có phán quyết vào năm 2016.

Bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên khoa quan hệ quốc tế Đại học khoa học xã hội nhân văn (Đại học quốc gia TP HCM) mới đây nói với RFA rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể thắng nếu đưa Trung Quốc ra tòa.

Về thủ tục pháp lý thì mình hoàn toàn có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện về mặt pháp lý, mình là người thực hiện các điều khoản của UNCLOS, những nguyên tắc pháp lý, và Trung Quốc là người đang vi phạm. Mình hoàn toàn có thể thắng.

Tuy nhiên bà Trang cũng nói đến những khó khăn mà Việt Nam sẽ phải đối đầu khi theo đuổi vụ kiện.

Về tác động xã hội thì mình phải nhìn lại việc xuất nhập khẩu với TQ ra thế nào. Ví dụ TQ có gây khó khăn cho mình không. Thường một vụ kiện tụng kéo dài 3 đến 5 năm thì lúc đó kinh tế mình bị ảnh hưởng thế nào thì mình phải cân nhắc cái đó. Ngoài ra, còn có một số tiểu thương vừa và nhỏ cũng có hợp tác làm ăn với TQ thế nào đó, thì ví dụ như mình kiện TQ thì họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Họ bị ảnh hưởng trực tiếp thì mình  phải quan tâm đến đời sống của họ và có những cái hỗ trợ cho họ thế nào. ...Mình phải kiện ở nơi khác là Tòa Trọng tài là nơi Philippines kiện TQ. Tòa này phải trả nhiều tiền, trả cho từng thẩm phán và tòa và nhiều thứ. Lúc mà Philippines kiện TQ thì tiền mà Philippines bỏ ra để theo kiện tính bằng % GDP của cả nước trong mấy năm. Cho nên để đưa vụ kiện này ra về pháp lý mình hoàn toàn tin tưởng mình có thể chiến thắng, nhưng các mặt khác mình phải tính toán cho thật kỹ, chuẩn bị thật kỹ.

Đã có những ý kiến cho rằng Việt Nam có thể đưa vấn đề ra các tòa quốc tế khác như Tòa công lý Quốc tế ICJ hay tòa của UNCLOS là ITLOS vốn không phải trả tiền vì Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên bà Trang cho biết việc này đòi hỏi phải có sự đồng ý từ Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã từng từ chối phán quyết của tòa PCA trong vụ kiện với Philippines, nên Bắc Kinh cũng có thể sẽ làm tương tự trong trường hợp này.

Cơ chế tham vấn với ITLOS và ICJ cũng đã được nói tới, nhưng để đạt được điều này Việt Nam cũng phải có được tiếng nói ủng hộ của những tổ chức quốc tế như ở Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20228:12 CH(Xem: 4682)
Lời chúc của trang nhà.
03 Tháng Mười Hai 20227:29 CH(Xem: 10462)
Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào ngày 2/6 vừa qua nêu rõ Hiến pháp Việt Nam qui định mọi cá nhân đều có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng; trong khi đó Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo lại cho phép Chính phủ Hà Nội quyền kiểm soát đáng kể đối với các thực hành tôn giáo theo những điều khoản mơ hồ với lý do an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc. Nhiều vụ sách nhiễu, bắt bớ, đàn áp quyền tự do tôn giáo- tín ngưỡng tại các địa phương trên cả nước Việt Nam bị nêu rõ trong báo cáo.
30 Tháng Mười Một 20226:41 CH(Xem: 6711)
Trong nhiều ngày sau đó, nhà chức trách địa phương liên tục cho người đến nhà và theo ông cả khi ông lên rẫy trồng mỳ. Họ đòi ông nộp phạt số tiền nói trên nhưng ông nói ông không có. “Cho đến ngày 22/11, vào lúc 4-5 giờ sáng, cảnh sát, nhân viên y tế, cán bộ xã, hơn 300 người đến nhà tịch thu tài sản của tôi là một xe máy trị giá 24 triệu. ”Ông cho biết họ chỉ đọc lệnh khám nhà rồi lục soát và đưa xe đi mà không lập biên bản.
07 Tháng Mười 20229:01 CH(Xem: 38167)
Tất cả các giải thưởng Nobel có giá trị khoảng 10 triệu Krone Thụy điển, tương đương 920.000 €. Lễ trao giải Vật lý, Hóa học, Y khoa và Văn chương được tổ chức tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển) ngày 10-12, là ngày Alfred Nobel từ trần. Riêng giải Nobel Hòa bình là giải Nobel duy nhất không trao ở Stockholm, mà được Ủy ban Nobel của Quốc hội Na Uy trao tại thủ đô Oslo, cũng vào ngày 10-12. Giải này được coi là giải thưởng chính trị danh giá nhất trên thế giới.
14 Tháng Chín 202210:06 CH(Xem: 9606)
Việc Chính phủ Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động môi trường về các tội danh trốn thuế đã bị các Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Quyền tự do lập hội và hội họp ôn hòa, tự do bày tỏ ý kiến xác định là không tương thích với các quy tắc về nhân quyền. Các Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ đã cảnh báo về những án tù dài và những điều mơ hồ trong vi phạm trốn thuế sẽ khuyến khích việc tự kiểm duyệt và bóp nghẹt các thảo luận về các vấn đề đáng quan tâm của công chúng.
08 Tháng Chín 20229:38 CH(Xem: 12654)
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia có giao thương cùng với nhà nước cộng sản Việt Nam đặc biệt là Mỹ và các quốc gia Liên Âu hãy áp thuế suất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thật cao, cho đến khi nào Hà Nội tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền của người dân Việt Nam, trong đó ngoài các quyền tự do căn bản còn có việc đồng ý cho người dân được tự do thành lập hội đoàn cũng như thi hành tự do tín ngưỡng theo đức tin của mình.
08 Tháng Chín 20229:37 CH(Xem: 13028)
Bà Lê Thanh Lâm cho hay, cả gia đình bà đều chuẩn bị tinh thần cho việc ông Lâm bị bắt do ông lên tiếng về các vấn đề xã hội, biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm biển đảo từ nhiều năm trước đến nay. Bà kể chồng mình rất hiên ngang ở thời điểm bị khám xét nhà:"Bọn nó không cho nói chuyện, nó dắt anh Lâm vô nhà rất là đông nhưng mà anh Lâm hô to "Tự do cho Việt Nam", hát những bài hát đấu tranh, hát bài về Thiên Chúa. Lúc mà nó bắt đi ra rồi thì anh Lâm cũng hô to là "Tự do cho Việt Nam", lúc anh Lâm hô thì nó bịt miệng nó đẩy anh Lâm vô xe, nó lấy cái khăn dơ lau bàn...
18 Tháng Tám 20229:36 CH(Xem: 12170)
Chính phủ Hà Nội dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì biện pháp kiểm duyệt chặt chẽ đối với truyền thông và bất dung tối đa đối lập. Trong mấy năm qua, các quy định về mạng toàn cầu Internet được siết chặt với đỉnh điểm là Luật An ninh Mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019, rồi quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội được ban hành vào tháng sáu vừa qua.
01 Tháng Tám 20228:21 CH(Xem: 7693)
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã khởi động sự nghiệp chính trị của mình với quan điểm cứng rắn về Trung Quốc - một nữ nghị sỹ trẻ tuổi và mới mẻ dám giương biểu ngữ ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong chuyến thăm năm 1991 với các nhà lập pháp khác của Mỹ ngay sau vụ thảm sát này. Hơn 30 năm sau, ý định tới Đài Loan của bà đã tạo nên một dấu ấn ngoại giao mạnh mẽ, góp phần đổ thêm dầu vào những căng thẳng đang ở mức cao nhất ở Washington và Bắc Kinh.
22 Tháng Bảy 202210:32 CH(Xem: 8686)
Cụ thể, Đức cảnh báo mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods); Ba Lan cảnh báo mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon); Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia. Những cảnh báo này đã được ông Ngô Xuân Nam – phó giám đốc Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – nói với báo Tuổi Trẻ.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...