Ngư dân kiệt quệ vì lệnh cấm của Trung Quốc

18 Tháng Năm 20159:57 CH(Xem: 13044)
  • Tác giả :

Ngư dân kiệt quệ vì lệnh cấm của Trung Quốc

RFA-Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

71c7b394-0914-48df-9f05-5a1d869bfb96
   Tàu cá ĐNA 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 2 tháng 6, 2014 được kéo về Đà nẵng-AFP


Quyết định cấm ngư dân Việt Nam cũng như ngư dân một số nước trong khu vực có liên quan đến Biển Đông đánh bắt ở vùng do Trung Quốc khoanh vùng, tự coi mình là chủ quyền đã khiến hàng chục ngàn ngư dân Việt Nam rơi vào cảnh khốn đốn. Ngư dân đánh bắt xa bờ của Việt Nam từ Nam chí Bắc đều khốn đốn như nhau. Đặc biệt, ngư dân Lý Sơn bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi quyết định vô lý này được đưa ra.

Vùng biển hẹp lại còn bằng cái ao

Ông Thiện, ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, chua chát: “Mới nghe lệnh cấm đây thôi chứ còn dân biển chưa nghe nhiều. Tin này mới có, dân biển vẫn còn ngoài khơi chưa về. Thường thì tụi em gởi tàu ở Đà Nẵng, Thanh Hóa hoặc Nha Trang, gởi đó rồi bắt xe về Quảng Ngãi. Vì đánh bắt xong, bán cá rồi đi về thì thuận tiện hơn. Mang tàu về tốn kém lắm. Nói chung mùa biển năm nay khó đó, vẫn chưa nói được gì…”.

Theo ông Thiện, Việc Trung Quốc cấm đánh bắt trên vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay trong mùa đánh bắt sẽ gây tổn thất nặng nề cho ngư dân cả nước chứ không riêng gì ngư dân Lý Sơn. Bởi trên thực tế, bất kì ngư dân nào đánh bắt xa bờ đều gặp phải sự cản trở của Trung Quốc nếu không vài chục lần thì cũng một vài lần. Nếu may thì bị nhẹ, không may thì bị húc hư tàu, bị cướp tài sản.

Và bất kì ngư dân nào từng gặp tàu Trung Quốc rồi khi về cũng sẽ lâm nợ, phải vay mượn ngân hàng để gia cố hoặc mua tàu mới có công suất lớn hơn để đánh bắt, phòng khi tàu Trung Quốc xuất hiện mà chạy. Cũng có nhiều trường hợp bị Trung Quốc húc tàu vài lần, mất vốn, chuyển sang đánh trộm ở vùng biển Thái Lan, lại bị cảnh sát biển Thái Lan rượt đuổi, bắt nhốt, mất cả chì lẫn chài.

Việc Trung Quốc cấm đánh bắt trên vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay trong mùa đánh bắt sẽ gây tổn thất nặng nề cho ngư dân cả nước chứ không riêng gì ngư dân Lý Sơn

Nhưng số này ít, số người quyết tâm bám biển rất cao, họ quyết vay tiền đóng tàu mới, trang bị lưới loại tốt để ra khơi. Và mỗi lần trang bị như vậy, số tiền đầu tư sẽ lên đến tiền tỉ, nếu ít cũng vài trăm triệu đồng, nhiều thì vài chục tỉ. Mà với nghề đánh bắt xa bờ, mỗi năm chỉ có một vụ cá từ tháng hai âm lịch cho đến tháng bảy âm lịch. Đó là mùa thu hoạch đỉnh cao để sống cả năm. Những tháng còn lại ngư dân không thể ra khơi bởi thời tiết xấu, cá cũng di tản, không có để đánh bắt.

Nhưng với đà này, mỗi năm Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt vào mùa cá bắt đầu dậy biển cho đến tháng tám dương lịch, trùng dịp tháng bảy âm lịch, xem như cả mùa đánh bắt của ngư dân bị khóa. Ngư dân chỉ còn nước đánh bắt gần bờ hoặc úp thuyền ở nhà uống rượu.

Trong khi đó, đường lưỡi bò của Trung Quốc vẽ đã nuốt trọn biển Đông, đẩy ngư trường của Việt Nam vào một cụm teo tóp. Nếu như họ tiếp tục giữ thái độ cấm đoán và nhà nước lại phản đối suông như vậy, ngư dân Việt Nam sẽ không có biển để đánh bắt. Trong trường hợp này, toàn bộ tàu đánh bắt xa bờ phải về đánh gần bờ để vớt vát tiền xăng dầu, chi phí. Vấn đề này sẽ tạo ra một vùng ngư trường hết sức lộn xộn ở gần bờ và chắc chắn cũng không đủ trữ lượng cá để đánh bắt. Bởi nếu đủ trữ lượng, ngư dân Lý Sơn, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thanh Hóa đã không chọn đánh bắt xa bờ ngay từ đầu.

Âu thuyền Lý Sơn. RFA

Riêng với huyện đảo Lý Sơn, nơi có số lượng tàu đánh bắt xa bờ và ngư dân bám biển nhiều nhất xét theo chiều ngang, thiệt hại của ngư dân trong vụ đánh bắt này sẽ lên đến hàng trăm tỉ đồng. Và một khi mức thiệt hại lên đến hàng trăm tỉ đồng thì số tiền vay ngân hàng để mua sắm thiết bị đánh bắt sẽ lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Ngư dân hết đường xoay sở.

Ông Thiện buồn rầu chia sẻ thêm rằng chỉ riêng gia đình ông, mức thiệt hại có thể lên đến ba tỉ đồng vì lệnh cấm này. Ông đang cân nhắc thử nên liều thân ra đánh bắt hay chuyển sang đánh bắt trộm ở vùng biển Thái Lan. Vì hiện tại, ông không còn lựa chọn nào khác. Trong khi đó, nhà nước Việt Nam cũng chỉ phản đối suông, không hề có chính sách nào hợp lý để bảo vệ ngư dân, vùng biển Việt Nam chỉ còn hẹp lại như một cái ao không hơn không kém!

Nhà nước phản đối đến bao giờ?

Một ngư dân khác, không muốn nêu tên, sống tại huyện đảo Lý Sơn, chia sẻ thêm: “Tháng nắng này mình đi nhiều, chứ tháng chín tháng mười trời mưa mình đi ít. Thường thường thì những tháng này đi nhiều đây, mùa này, tháng này đi nhiều. Nhưng bữa nay thì chỉ lai rai…”

Tại sao cho đến giờ phút này, nhà nước vẫn cứ lên tiếng phản đối suông và xem việc đánh bắt kiếm cơm của ngư dân như một thứ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc phòng. Trong khi đó, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng lại ở không, chưa hề có động thái nào để bảo vệ ngư dân

Theo ông này, với tình hình hiện tại, gia đình ông sẽ phải bán nhà để trả nợ bởi ngư trường bị cấm cửa. Ngược lại, nếu ông vẫn tiếp tục đánh bắt để kiếm chác chút vốn thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với gia đình ông. Bởi theo kinh nghiệm của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, Lê Tân và nhiều thuyền trưởng từng bị bắt, khi bắt ngư dân Việt Nam giải về đảo Hải Nam, không hiểu sao trong các nhà lao của Trung Quốc lại có cả hình ảnh gia đình của các ngư dân này dán trên tường. Kiểu dán hình gia đình như thế giống như một lời đe dọa nếu còn tiếp tục đánh bắt sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người thân.

Với ngư dân, một khi chọn nghề đánh bắt xa bờ và tự đặt cho mình sứ mệnh bám giữ phần biển thiên liêng của ông bà để lại, họ chẳng còn biết sợ. Nhưng với cá nhân họ thì không sợ, với người thân lại là chuyện khác. Vị này nói rằng nếu để đánh đổi tất cả sự nghiệp mà giữ lấy người thân, ông sẽ chọn người thân.

Mà một khi gián điệp Hoa Nam đã vào tận đảo Lý Sơn, họ đã chụp được hình người thân của ông trong lúc làm việc thì e rằng khó mà lường được họ sẽ làm gì tiếp theo. Hơn nữa, ngành du lịch Lý Sơn mở cửa, khách Trung Quốc cũng đã đến đây ở lại, làm sao có thể biết được trong số khách du lịch ấy có bao nhiêu là gián điệp, bao nhiêu là người dân bình thường!

Mặc dù không làm việc gì dính đến chính trị, nhưng theo vị này, một khi nhà nước đùn đẩy việc đi đánh bắt của ngư dân trên vùng biển lưu truyền nhiều đời Hoàng Sa và Trường Sa thành nhiệm vụ chính trị thì e rằng khó mà nói được gì về sự an toàn tính mạng của ngư dân cũng như người thân của họ!

Điều mà ông lấy làm lạ là tại sao cho đến giờ phút này, nhà nước vẫn cứ lên tiếng phản đối suông và xem việc đánh bắt kiếm cơm của ngư dân như một thứ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc phòng. Trong khi đó, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng lại ở không, chưa hề có động thái nào để bảo vệ ngư dân Việt Nam và bảo vệ vùng lãnh hải bị chiếm ngang nhiên. Và nhà nước còn phản đối suông đến bao giờ?!

Nhóm phóng viên tường trình từ việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 201510:06 CH(Xem: 10676)
Kính gởi Tổng Thống Ô Ba Ma và Phu Nhơn Đồng Kính Gởi quý ngài Lưỡng Viện Quốc Hội Tôi là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam.
12 Tháng Ba 201511:28 SA(Xem: 11542)
Năm 1900, người Pháp phát hiện ra Bà Nà Núi Chúa nằm ở phía Tây Đà Nẵng. Đây là dãy núi có khí hậu rất đặc biệt, có thể nói là bốn mùa đi qua trong ngày, buổi sáng mùa Xuân, buổi trưa mùa Hạ, buổi chiều mùa Thu và buổi tối se sắt mùa Đông. Hai mươi lăm năm sau đó, 1925, Toàn Quyền Đông Dương cấp 36 bằng khoán cho 36 nhà đầu tư để họ lên đây xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái.
11 Tháng Ba 201510:38 CH(Xem: 9985)
Các cuộc thi tìm hiểu lịch sử đảng, công ơn của đảng, rồi các diễn văn chào mừng, kỷ niệm ngày 30 tháng 4, ngày 3/2, ngày 2/9, ngày 19/5. Ngoài ra học sinh làm bài luận văn “Nói không với ma túy’ cũng “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sinh viên cao đẳng du lịch làm luận án tốt nghiệp bao giờ cũng chép lại của nhau câu mở đầu: “Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, ngành công nghiệp không khói nước ta đã...”
11 Tháng Ba 20153:32 CH(Xem: 11295)
Theo tờ trình của Chính phủ, từ khi Luật quốc tịch (2008) có hiệu lực cho tới nay, chỉ có 6000 trên tổng số 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài đăng ký Quốc tịch.
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...