Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp

13 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 8512)

Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp

h1141



Nguyễn Tường Thụy


Thông tin mới nhất, Đặng Xuân Diệu đã rời Việt Nam lúc 23 giờ 40 phút ngày 12/1/2017 và sẽ tới Pa ri, Thủ đô nước Pháp vào lúc 7h30 giờ địa phương tức 13h30 ngày 13/1/2017 giờ Việt nam. Ra sân bay chỉ có Đặng Xuân Diệu và rất nhiều công an. Gia đình không thể có mặt và không được gặp Diệu trước khi đi vì họ thông báo theo kiểu đánh đố.

Trước đó, ngày 10/1/2017, Trương Minh Tam thông báo trong một nhóm nhỏ, Đặng Xuân Diệu sẽ đi Pháp trong 2 ngày tới. Hôm sau, anh thông báo rộng rãi trên mạng xã hội về sự việc này. Với tôi, Trương Minh Tam cho biết Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp từ một tháng trước, tuy nhiên khi ấy chưa biết thời điểm cụ thể.

Đặng Xuân Diệu sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Anh bị bắt ngày 30 tháng 7 năm 2011 khi vừa đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất cùng với Hồ Đức Hòa và Nguyễn Văn Oai khi về Việt Nam. Anh và Hồ Đức Hòa bị án nặng nhất  là 13 năm tù trong vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Vụ án này nhà nước cộng sản gọi là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Trương Minh Tam từng bị giam ở Trại giam số 5 cùng với Đặng Xuân Diệu. Sau khi ra tù, anh luôn luôn đồng hành cùng gia đình Đặng Xuân Diệu. Anh có măt đều đặn trong mỗi kỳ thăm nuôi Diệu. Tinh thần Đặng Xuân Diệu và cái án tới 13 năm của Diệu luôn luôn ám ảnh Trương Minh Tam khiến anh đau đáu về một giải pháp đối với Đặng Xuân Diệu. Trong cuộc vận động cho Đặng Xuân Diệu, anh giữ một vai trò quan trọng.

Xung quanh sự kiện này, Trương Minh Tam đã dành cho tôi một buổi nói chuyện.

Phóng viên (PV): Ngày 11/1/2017, trên mạng xã hội, anh chính thức thông báo Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp. Đây là một tin vui trước hết đối với gia đình Diệu và anh chị em đấu tranh cho nhân quyền trong cũng như ngoài nước. Để giải quyết được việc này, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và các chính khách như thế nào?

Trương Minh Tam (TMT): Có khoảng 30 tổ chức quốc tế và  các chính khách đã bảo trợ cho tiến trình vận động đối với trường hợp này. Trong đó có thể kể tên đến một số tổ chức, cá nhân quan trọng như: Tổ hợp văn phòng Luât sư Cambridge đứng đầu là Luật sư Chris MacLeod, là một trong 5 tổ hợp luật sư lớn nhất Canada; Khoa Luật  trường đại học Stanford, Hoa Kỳ đứng đầu là Luật sư, giáo sư Allen Weiner; ông Ngô Thanh Hải dân biểu Canada; Dân biểu Loretta Sanchez và dân biểu  Alan Lowenthal ở Hoa Kỳ; Đài Việt Nam Tự do vùng New Orleans Hoa Kỳ, do Giáo sư Vương Kỳ Sơn làm giám đốc; Các Đại sứ quán Úc, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Pháp, Na Uy…; Tổ chức phi chính phủ Freedom House; Tổ chức Ân xá Quốc tế. Đặc biệt là Liên Minh Châu Âu (EU) và Đại sứ quán Pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

PV: Như vậy, có vẻ như trường hợp Đặng Xuân Diệu được nhiều sự quan tâm hơn cả?

TMT: Đúng vậy, vì trường hợp của Diệu khá đặc biệt. Suốt 3 năm cho đến thời điểm tôi ra tù và đến nay là 5 năm, Diệu là một tù nhân bị giam giữ hết sức đặc biệt. Những tổ chức này không chỉ quan tâm đến Diệu dưới góc độ một tù nhân chính trị mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong các trại tù ở Việt Nam mà Đặng Xuân Diệu là trường hợp điển hình về sự giam cầm vô nhân đạo.

PV: Vai trò của anh và anh em hoạt động nhân quyền khác như thế nào?

TMT: Sự quan tâm, bảo trợ của các tổ chức quốc tế là rất quan trọng nhưng sự lên tiếng hưởng ứng của anh chị em trong ngoài nước không thể xem nhẹ. Ở đây phải kể đến sự đồng hành của Hội Bầu bí Tương thân, Tổ chức Con đường Việt Nam (CĐVN), chị Nguyễn Ngọc Thu (Rạng Đông Sóc), chị Vũ Thị Khiếu (CHLB Đức), chị Đỗ Thị Thu (Úc), chị Thanh Tâm Nguyễn (Hoa Kỳ)… trong việc giúp đỡ, an ủi gia đình tù nhân, truyền tải thông tin để vụ việc của Diệu đến được các cơ quan quốc tế. Cá nhân tôi chỉ giữ vai trò như một đầu mối tập hợp các thông tin, tư vấn luật cho gia đình. Đây là một công việc mà tôi thấy cần thiết phải làm. Ngoài tình cảm cá nhân nó còn là mục tiêu tôn chỉ của CĐVN về bảo vệ quyền con người cho dù người ấy là ai, không phân biệt tổ chức nào. Ngoài ra có hàng ngàn bạn trẻ ở Canada và Châu Âu viết thư thăm hỏi, động viên thân nhân của Đặng Xuân Diệu; viết thư gửi vào trại giam cho Diệu cũng là những việc làm tôi cho là có tác dụng thúc đẩy rất tốt đến tiến trình vận động nhân đạo này.

PV: Trường hợp Đặng Xuân Diệu không phải là lần đầu tiên. Trước đây đã có Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, Tạ Phong Tần đều được  phóng thích nhưng bị trục xuất sang Mỹ. Đặng Xuân Diệu là tù nhân lương tâm thứ 5 được phóng thích ra nước ngoài nhưng lại tị nạn chính trị ở Pháp chứ không phải là Mỹ như các tường hợp khác. Anh giải thích về việc này như thế nào?

TMT: Trước đây, Các tổ chức đều dành sự quan tâm như nhau cho Diệu trong đó có toà Đại sứ Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, Đại sứ quán Hoa Kỳ có những quan tâm khác cũng rất quan trọng (Trần Huỳnh Duy Thức) nên sau đó EU và đặc biệt là Pháp đã quyết định nhận bảo trợ chính cho hồ sơ này.

Quá trình đàm phán và bảo trợ diễn ra rất phức tạp và nhiều lúc tưởng bế tắc. Ngay như việc khi tới Pháp, tù nhân này ở đâu cũng là chuyện cần lưu tâm và mất rất nhiều thời gian làm việc, bởi vì EU và Pháp rất quan tâm, lo ngại cho cuộc sống của Diệu sau khi sang Pháp. Với những gì họ tìm hiểu được thì Diệu cần phải có một bác sĩ riêng và một nơi tĩnh tâm trong thời gian dài để phục hồi cơ thể và sức khoẻ tâm thần.

PV: Ý kiến chính thức của nhà cầm quyền về việc phóng thích và trục xuất Đặng Xuân Diệu như thế nào?

TMT: Về việc phóng thích tù nhân lương tâm Đăng Xuân Diệu cho thấy Nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong nhận thức và hành động.

Đã có rất nhiều cuộc phóng thích tù nhân lương tâm ra nước ngoài nhưng tất cả các cuộc phóng thích đó họ đều giữ bí mật tuyệt đối cho đến khi tù nhân sang tới nước đón nhận nhưng lần này, họ khá cởi mở. Trước hết đó là việc họ đồng ý cho gia đình thân nhân Đặng Xuân Diệu được vào gặp anh vào ngày 9/1. Tuy nhiên do một vài lý do mà cuộc gặp ấy đã không thành công. Tiếp đó chiều ngày 11/1, họ cũng đã cử người đến tận nhà thông báo chuyến bay dự kiến vào đêm 12. Ngày 12/1, vào lúc 10 giờ, thông qua đoàn ngoại giao, họ lại “cởi mở ” cho gia đình được vào gặp Diệu vào lúc 11 giờ. Nhưng thử hỏi, với khoảng cách 1500 km liệu thân nhân Diệu có khả năng từ Nghệ An  bay tới Vũng Tàu trong 1 giờ đồng hồ để hưởng những ban phát nhân đạo này của nhà nước Việt Nam?

Điều đó thể hiện sự láu cá của Nhà nước này. Họ đủ hiểu nhưng họ chưa sẵn sàng cho những thực tâm của mình mà vẫn luôn tìm cách bày ra những trò vặt để thể hiện uy quyền của mình. Đặc biệt là họ không thông báo là Diệu đi Pháp theo diện gì.

PV: Nhưng nhận biết của anh như thế nào về lý do họ phóng thích Đặng Xuân Diệu sang Pháp?

TMT: Cảm nhận của tôi là Diệu sang Pháp theo diện chữa bệnh nhân đạo. Bệnh của Đặng Xuân Diệu là hậu quả của qua trình giam cầm tra tấn vô nhân đạo nên họ mới không dám thông tin. Chứ nếu cho đi chữa bệnh như ông Cù Huy Hà Vũ họ đã sẵn sàng loan tin thể hiện mình rất nhân đạo.

PV: Anh là người bị giam cùng Trại giam số 5 với Đặng Xuân Diệu. Khi ấy, sức khỏe của Diệu thế nào?

TMT: Năm 2015 khi tôi được ở gần Diệu thì anh đã bị suy dinh dưỡng dài ngày do tuyệt thực và bỏ bữa tới 6 tháng trong 2 năm bị giam cầm. Theo lời anh Thời người bị giam cùng kể lại với tôi, Diệu bị thoái hoá các khớp xương, bị còng gù, cân nặng chỉ còn khoảng 43kg. Anh còn bị bệnh đường ruột nặng.

Sau khi tôi lên tiếng thì tháng 12/2014, họ chuyển anh vào Xuyên Mộc, từ đó tôi không có nhiều tin tức. Nhưng may mắn có một số tù hình sự ra tù báo cho biết, tại Xuyên Mộc mặc dù họ không tra tấn anh nhưng tình trạng giam cầm vẫn rất tồi tệ. Nhiều tù nhân cho rằng sức khoẻ tâm thần của anh có một số biểu hiện xấu.

PV: Đã có một thời gian bị giam cùng trại với Đặng Xuân Diệu, anh có những ấn tượng gì về anh ấy?

TMT: Tôi không ở chung buồng nhưng tôi có những xúc cảm rất đặc biệt với Diệu qua những gì anh ấy đang làm trong lao tù. Chưa nói về tính kiên định đấu tranh mà chỉ nói đến tinh thần bác ái của anh với anh em tù nhân cũng đủ làm tôi xúc động. Sự suy tàn thân thể cũng là do anh không chấp nhận an phận trong lao tù mà đã dùng chính sức khoẻ của mình làm phương tiện đấu tranh đòi quyền sống cho người khác mà quên đi bản thân mình. Điều đó làm tôi vô cùng khâm phục. Khu biệt giam tại Trại giam số 5 đã có sự cải thiện là kết quả đấu tranh bằng chính mạng sống của anh. Tôi kiên trì đấu tranh cho Diệu cũng chính là ở lẽ sống này của anh.

PV: Anh có điều gì muốn nói với các tổ chức quốc tế và cá nhân đã góp phần giải quyết vụ việc này và với bạn đọc quan tâm?

TMT: Tiến trình vận động cho Đặng Xuân Diệu đã kết thúc. Tôi xin thay mặt Đặng Xuân Diệu và gia đình anh cảm ơn tất cả mọi cá nhân và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng được biết Hồ sơ của anh không đơn thuần dừng lại việc vận đông  phóng thích cho anh.  Được biết các tổ chức và cá nhân khác vẫn đang theo dõi chặt chẽ việc giam giữ hai người còn lại của vụ án này là Hồ Đức Hoà với án tù 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn án 8 năm. Hồ sơ vụ án Đặng Xuân Diệu sẽ còn được họ sử dụng trong những năm tới như một bằng chứng về tình trạng bắt người, xét xử, giam cầm và tra tấn người một cách tùy tiện vô luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện nay.

PV: Xin cảm ơn Trương Minh Tam. Dù sao thì đây cũng là một niềm vui chung của giới đấu tranh dân chủ. Qua đó  thấy rõ thêm rằng, trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chúng ta không hề đơn độc.

***

Sau khi có thông tin chính thức về việc Đặng Xuân Diệu được phóng thích, đã xuất hiện những luận điệu cho rằng, việc phóng thích Đặng Xuân Diệu là do Nhà nước mở lượng khoan hồng cho Diệu đi chữa bệnh nhưng lại cho rằng đây là một cuộc trốn chạy, Diệu cố tình hủy hoại sức khỏe để được đi tị nạn; rằng nói Việt Nam phải chấp nhận vì sự ép buộc, thúc ép của các tổ chức nhân quyền là một sự xuyên tạc… Những luận điệu này không có gì mới lạ. Nội dung trả lời phỏng vấn của Trương Minh Tam trên đây đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu này.

Với giới đấu tranh dân chủ, đây là một tin vui tuy rằng không trọn vẹn. Cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian nguy và còn nhiều người tiếp bước. Vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở Đặng Xuân Diệu và những người trong trường hợp như anh. Trong cuộc đấu tranh này, việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho những tù nhân lương tâm phải đặt lên trên hết. Đó là tính nhân văn của những người đấu tranh vì một xã hội nhân bản với đầy đủ những giá trị phổ quát của thế giới văn minh.

nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2017/01/13/11-325-xung-quanh-su-kien-tu-nhan-luong-tam-dang-xuan-dieu-ti-nan-chinh-tri-o-phap/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 201510:06 CH(Xem: 10661)
Kính gởi Tổng Thống Ô Ba Ma và Phu Nhơn Đồng Kính Gởi quý ngài Lưỡng Viện Quốc Hội Tôi là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam.
12 Tháng Ba 201511:28 SA(Xem: 11529)
Năm 1900, người Pháp phát hiện ra Bà Nà Núi Chúa nằm ở phía Tây Đà Nẵng. Đây là dãy núi có khí hậu rất đặc biệt, có thể nói là bốn mùa đi qua trong ngày, buổi sáng mùa Xuân, buổi trưa mùa Hạ, buổi chiều mùa Thu và buổi tối se sắt mùa Đông. Hai mươi lăm năm sau đó, 1925, Toàn Quyền Đông Dương cấp 36 bằng khoán cho 36 nhà đầu tư để họ lên đây xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái.
11 Tháng Ba 201510:38 CH(Xem: 9973)
Các cuộc thi tìm hiểu lịch sử đảng, công ơn của đảng, rồi các diễn văn chào mừng, kỷ niệm ngày 30 tháng 4, ngày 3/2, ngày 2/9, ngày 19/5. Ngoài ra học sinh làm bài luận văn “Nói không với ma túy’ cũng “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sinh viên cao đẳng du lịch làm luận án tốt nghiệp bao giờ cũng chép lại của nhau câu mở đầu: “Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, ngành công nghiệp không khói nước ta đã...”
11 Tháng Ba 20153:32 CH(Xem: 11275)
Theo tờ trình của Chính phủ, từ khi Luật quốc tịch (2008) có hiệu lực cho tới nay, chỉ có 6000 trên tổng số 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài đăng ký Quốc tịch.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...