Tố cáo phái đoàn Hà Nội che giấu những đàn áp người biểu tình tại Việt Nam

23 Tháng Sáu 20166:15 SA(Xem: 9385)

Tố cáo phái đoàn Hà Nội che giấu những đàn áp người biểu tình tại Việt Nam


Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo, Na Uy


Quê Mẹ


Chiều ngày thứ tư, 22-6-2016, nhân danh Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), thành viên của Liên Đoàn đã trình bày một loạt đàn áp các xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền tại các nước Việt Nam, Bahrein, Egypte, Arabie Saoudite, Iran, Trung quốc, Cambodge và Turquie.

160508043402_bieu_tinh_saigon_640x360_other_nocredit


Riêng về Việt Nam, ông Ái tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, sự im lặng vô tâm của bà Phó chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh liên quan đến những “đàn áp thô bạo” chống những người biểu tình ôn hòa.
tempdanlambao29Ông Ái nói: “Ở địa vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam phải có can đảm đến đây giải thích những lạm quyền và bạo hành đối với những công dân chỉ muốn nói lên mối quan tâm chính đáng về thảm họa ô nhiễm chưa từng có dọc bờ biển miền Trung. Thế nhưng bài diễn văn của bà Phó chủ tịch Nước chỉ tán dương sự hợp tác và đối thoại để cải tiến việc bảo vệ nhân quyền, trong khi ấy thì tại Việt Nam, sự đối đầu và bạo động là chính sách của nhà cầm quyền”.
Từ tháng Tư năm 2016, thảm họa ô nhiễm sinh thái xảy ra dọc bờ biển miền Trung, hàng trăm tấn cá chết lềnh bềnh trên bãi biển. Nạn ô nhiễm làm phá sản ngư dân và nghề nuôi trồng thủy sản của đại đa số nhân dân địa phương. Khoảng 200 cây số bờ biển miền Trung bị ô nhiễm qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Huế.
Thảm nạn sinh thái đã gây bất nhẫn trong lòng dân chúng. Trên toàn quốc nhiều cuộc vận động thông qua các mạng xã hội kêu gọi xuống đường biểu tình đòi hỏi nguyên nhân. Mỗi ngày chủ nhật, hàng nghìn người xuống đường trong các thành phố lớn, yêu cầu chính quyền minh bạch hóa thảm nạn và tố cáo những thủ phạm gây ô nhiễm.
Sự hồi đáp duy nhất của nhà cầm quyền là những cuộc đàn áp và bạo hành đối với người biểu tình ôn hòa, hay bắt bớ họ tùy tiện, hay dùng mọi biện pháp ngăn chặn đường sá, hoặc ngay tại nhà không cho dân đến nơi tập họp biểu tình.
Ngày 8 tháng 5 vừa qua, nhiều người chứng kiến cho biết hàng trăm người xuống đường biểu tình tại các thành phố Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng và Hà Nội đã bị đánh đập dã man rồi dẫn độ về đồn công an giam giữ. Hàng trăm người biểu tình hôm 15 tháng 5 tại Sài Gòn và Hà Nội đã bị bắt đưa vào “Trại Xã hội” chẳng khác chi nhà tù. Qua ngày 22 tháng 5, thời gian Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, nhà cầm quyền mở những cuộc đàn áp lớn rộng để ngăn ngừa các cuộc biểu tình, nhiều nhà hoạt động trong các xã hội dân sự bị quản chế, hay bắt bớ phi pháp. Ngày 5 tháng 6, công an ngăn cấm các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Saigon, ít nhất đã có 30 người hoạt động nhân quyền bị bắt.
Trong cùng thời gian nói trên, các mạng xã hội như Faceboock, Instagram và Twitter bị khóa. Đây là những đường dây người biểu tình sử dụng để gọi kêu nhau xuống đường phản đối.
Mặc dù nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy nguyên nhân gây ô nhiễm đến từ chất độc thải vào nước biển từ nhà máy thép ở Vũng Áng, nhưng chính quyền vẫn chưa công khai đưa ra lời kết luận, dường như để bao che các thủ phạm.
Cuộc đàn áp lớn rộng trên toàn quốc chống những người biểu tình chẳng có gì mới mẽ tại Việt Nam. Nó là hiện tượng xẩy ra trong bối cảnh của chủ trương đàn áp thẳng tay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm nay, khi đa số lãnh đạo lên nắm quyền thuộc giới công an và quân đội.

Genève, 22.06.2016

*

Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo, Na Uy
Oslo, 22-6-2016 (UBBVQLNVN) - Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 tại thủ đô Oslo, Na Uy, quy tụ 1300 người tham dự đến từ 80 quốc gia trong thế giới, kể cả 20 Bộ trưởng, 200 Dân biểu Quốc hội, học giả, luật sư và thành viên thuộc các xã hội dân sự.
Đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR), bà Ỷ Lan Penelope Faulkner lên tiếng chống lại việc sử dụng hình phạt bất nhân, tàn bạo, hạ giá nhân phẩm qua án tử hình, và kêu gọi Việt Nam thực hiện tức khắc lệnh tạm ngưng như bước đầu tiến đến hủy bỏ Án Tử hình. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thành viên FIDH, là một trong những tổ chức đỡ đầu cho Hội nghị.
Bản Phúc trình “Án Tử hình tại Việt Nam” 
của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam 
công bố tại Hội Nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 
ở thủ đô Oslo, Na Uy 
Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình họp mỗi 3 năm một lần. Trọng tâm năm nay nhắm vào Án tử hình và nạn khủng bố, thiểu số và sức khỏe tâm thần. Tại khóa họp đặc biệt về “Tiến bộ và sự thất bại tại Á châu”, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, nhấn mạnh đến trường hợp Việt Nam, là một trong khoảng 25 quốc gia còn thi hành án tử hình. Bà nói “Sử dụng án tử hình tại Việt Nam đã đặc biệt gây ra nhiễu loạn vì thiếu quá trình luật pháp. Tại một nước độc đảng như Việt Nam, ngành tư pháp không độc lập nên các án tòa thường xử bất công. Một số án tử hình vừa qua căn cứ trên lời thú tội vì bị tra tấn”.
Bà Ỷ Lan Faulkner cho công bố tại Hội nghị bản phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam “Án tử hình tại Việt Nam” - The Death Penalty in Vietnam - cho thấy một cái nhìn tổng quan về chính sách, hành xử án tử hình, những điều kiện vô nhân đạo qua hàng loạt cách chết, và những trường hợp kết tội sai lầm. Tính đến năm 2010, các án tử hình bị xử bắn. Từ đó Quốc hội thông qua việc sử dụng chích thuốc độc như một tiến trình “nhân đạo hơn”. Sau cuộc cấm chỉ xuất cảng thuốc độc của Liên Âu, Việt Nam cho phép sử dụng “thuốc độc bản địa” chưa được thử nghiệm, để giảm thiểu số tù nhân bị án. Tù nhân đầu tiên bị xử theo thể thức mới năm 2013 là Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, phải mất 2 giờ đồng hồ mới chết.
Tháng 11 năm 2015, Việt Nam cho biết đã bỏ án tử hình cho 7 loại tội trong cuộc sửa đổi bộ Luật Hình sự, làm giảm con số án tử hình tử 22 xuống 15. Tuy nhiên, bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phát giác 18 tội vẫn còn bị xử án tử hình tại Việt Nam hôm nay; một tội mới được thêm vào, còn những tội khác, chẳng hạn như xúc phạm ma túy, chỉ đơn giản được thay đổi vị trí trong bộ luật. Bản phúc trình nêu rõ danh sách 18 tội phạm này. Bộ Luật Hình sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm nay 2016.
Mặc bao áp lực quốc tế, Việt Nam vẫn không bãi bỏ án tử hình cho những tội phạm mơ hồ dưới đề mục “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự sửa đổi. Trái lại, còn thêm tội mới gọi là “những hành vi khủng bố nhằm chống đối chính quyền nhân dân” (Điều 115). Thực vậy, Chương XIII của bộ luật về “Những tội xâm phạm An ninh Quốc gia” bao gồm 6 tội bị tuyên án tử hình, hơn tất cả mọi hạng mục tội phạm khác.
Bà Ỷ Lan Faulkner nói: “Dưới những điều luật nguy hại về “an ninh quốc gia”, hoàn toàn trái chống với các điều luật nhân quyền quốc tế, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều có thể bị kết án tử hình mà lý do chỉ vì phê phán Đảng Cộng sản hay ôn hòa đề xuất những quan điểm chính trị khác”.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đưa ra những trường hợp như Phan Văn Thu, bị kết án chung thân năm 2013 bằng Điều 79 của bộ Luật Hình sự (tức Điều 109 trong bộ Luật sửa đổi) về “những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mà thực tế ông chỉ kêu gọi bảo vệ môi sinh.

Quê Mẹ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Sáu 202311:07 CH(Xem: 4506)
Mọi người gặp mình dù không quen, cũng đều chào hỏi. Tôi mạnh dạn nói: “Tôi là người Việt Nam.” Khi biết tôi là người mới đến họ đều hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không. Những người đồng hương Việt Nam khi biết tin, mọi người đều chúc mừng và nói trường hợp của chúng tôi, gia đình chúng tôi đến được Hoa Kỳ như một phép lạ. Tiếng lành đồn xa, những người quen biết tôi trong nước cũng như tại Hoa Kỳ, không biết bằng cách nào đều biết thông tin tôi và gia đình đã đến được bến bờ tự do.”
11 Tháng Sáu 20235:52 CH(Xem: 2403)
Như tin đã loan, vào rạng sáng 11/6 có 40 người mặc áo rằn ri chia ra hai nhóm tấn công vào trụ sở công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm sáu cán bộ xã, công an tử vong. Một số trong nhóm người này sau đó ra ngã ba Ea Sim, Quốc lộ 27, chặn một ôtô bán tải rồi bắn chết một tài xế, theo bản tin của VnExpress bị xóa sau khi đăng tải không lâu. Theo AFP, vùng đất Tây Nguyên- nơi nhiều nhóm dân tộc thiểu số cư ngụ, là một khu vực nhạy cảm đối với chính phủ toàn trị Việt Nam. Đây là một điểm nóng với nhiều bất đồng trong nhiều vấn đề, gồm chuyện đất đai.
06 Tháng Sáu 20238:22 CH(Xem: 4659)
Chúng tôi, Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm phản đối tòa án CS Đắk Lắk đã ngồi xổm trên pháp luật để xử án bất công đối với ông Đặng Phước. Ông là một nhà giáo yêu nước, thương dân, thường xuyên chia sẻ những quan điểm nhằm xây dựng đất nước phát triển tốt đẹp hòa nhập thế giới phương Tây qua thể chế dân chủ, đa nguyên. Nhưng đáng tiếc với một thể chế độc tài và tham nhũng đã bác bỏ những quan điểm điểm đó và bắt giam ông , với một bản án nặng là 8 năm tù giam và 4 năm quản chế.
01 Tháng Sáu 20237:27 CH(Xem: 5100)
Hà Nội bắt giam một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng là Hoàng Thị Minh Hồng với cáo buộc tội “Trốn thuế”, tội danh mà chính quyền đã sử dụng trong các vụ bắt giữ những nhà hoạt động môi trường thời gian gần đây. Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thắng, xác định tin vụ bắt giữ với báo giới vào chiều ngày 1/6, sau một ngày bà Hồng cùng chồng và hai nhân viên bị bắt. Bà Hoàng Thị Minh Hồng được nhiều người biết đến với các hoạt động trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu như Giờ Trái Đất…
30 Tháng Năm 20238:56 CH(Xem: 3165)
Bà Kim Hoàng cho VOA biết về buổi làm việc với cơ quan thi hành án hôm 30/5: “Họ đưa quyết định cho mình và [nói] chuẩn bị để nhập trại”. “Tôi nói [với họ] rằng từ nào đến giờ tôi đâu có chống đối cái gì đâu, tôi đâu có làm cái gì để ảnh hưởng đâu! Tại vì các anh bắt tôi thôi chứ tôi có làm bất kỳ điều gì ảnh hưởng, hay làm cái gì để chống phá cái nhà nước này”. “Còn chồng tôi lên tiếng là cái tự do ngôn luận cho Việt Nam thôi. Ảnh cũng chấp hành mọi điều vậy mà cuối cùng cũng bắt ảnh vì cho là vi phạm”.
29 Tháng Năm 20238:21 CH(Xem: 3836)
Ông được Đảng Cộng sản chọn làm Tổng bí thư trong giai đoạn từ năm 1940 đến 1956 và vào tháng 5/186 sau khi Tổng bí thư Lê Duẩn mất cho đến tháng 12/1986. Theo một số tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế đã công bố, ông được đánh giá là người bảo thủ và có sai lầm trong giai đoạn cải cách ruộng đất ở Việt Nam những năm 1950 chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc. Ông từng được cử làm Trưởng ban cải cách ruộng đất vào năm 1953.
13 Tháng Năm 20235:53 CH(Xem: 3827)
Những khiếm khuyết kỹ thuật được nêu ra là hệ thống báo hiệu sang trái-sang phải không ổn định, hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) và dừng xe gây buồn nôn cho người lái, xe rung lắc dù chạy ở tốc độ bình thường…Những người chuyên lái thử nghiệm để đánh giá cho rằng họ không hề có ấn tượng gì đối với dòng xe điện SUV VF8 của VinFast. Theo họ, giá bán một chiếc VF8 tại thị trường Hoa Kỳ là trên 50 ngàn USD; và trong thực tế xe đã giao cho một số người mua để sử dụng. Một số điểm được đánh giá tích cực cho dòng xe VF8 của VinFast mà những người trải nghiệm để đánh giá nêu ra là nội thất rộng rãi, màu sắc bắt mắt...
03 Tháng Năm 20236:24 CH(Xem: 3128)
Thứ hạng 178 năm nay là vị trí thấp nhất của Việt Nam kể từ khi RSF đưa ra bảng xếp hạng hồi năm 2002. Năm 2020 Việt Nam có thứ hạng 172, năm 2021- 175, và 174 trong năm 2022. Điều này cho thấy tự do báo chí của Việt Nam ngày càng suy giảm. “Báo chí truyền thống của Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ bởi một đảng. Các nhà báo tự do và blogger thường xuyên bị cầm tù, biến Việt Nam thành nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với nhà báo,” RSF nói về Việt Nam trong báo cáo năm 2023, kèm theo con số 42 nhà báo hiện đang bị bỏ tù ở quốc gia độc đảng này.
01 Tháng Năm 20239:05 CH(Xem: 2434)
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong Báo cáo thường niên về Nhân quyền Việt Nam năm 2022 đã vạch ra những vi phạm nhân quyền “có hệ thống” của chính phủ Việt Nam, bao gồm các hành vi giết người trái pháp luật hoặc giết người tùy tiện, đối xử và trừng phạt hạ nhục các tù nhân chính trị, bắt giữ và giam giữ tùy tiện, can thiệp vào quyền riêng tư của công dân, hạn chế quyền tự do ngôn luận, đi lại và truyền thông, sử dụng luật để hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và nhiều vi phạm khác.
19 Tháng Tư 20239:00 CH(Xem: 2914)
Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5.000 đồng bạc với giá 80 đô la trong khi bản vàng có 80.000 đồng và được bán với giá là 15 đô la. Cả hai đồng tiền đều có hình máy bay trực thăng UH-1 bao quanh bởi đường tròn màu sắc giống như ba miếng ribbon trao cho các cựu binh Việt Nam. Trong hình ảnh của đồng tiền này có hình cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Hiện giá của một đồng bạc được bán trên eBay là từ 1.200 đến 2.300 đô la và giá đồng vàng là khoảng 80 đô la.
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...