Sông Việt bị tác động bởi đập Trung Quốc

23 Tháng Mười 20159:44 CH(Xem: 10046)
  • Tác giả :

Sông Việt bị tác động bởi đập Trung Quốc

2c08bc60-069a-4e28-90bb-e516b71ef030 (1)
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam




Những con sông mệnh danh là huyết mạch của Việt Nam đồng thời cũng là nơi cung cấp phù sa để tạo ra những nền văn minh lúa nước của đất Việt như sộng Hồng, sông Cửu Long đang rên xiết bởi những đập thủy điện của Trung Quốc. Nếu như trước đây, đồng bằng sông Cửu Long trù phú bao nhiêu, đồng bằng sông Hồng với nền văn minh lúa nước huyền nhiệm và phồn thịnh bao nhiêu thì đến nay, những con sông này uể oải, mệt mỏi vì thiếu nước, khô cạn vào mùa khô và chảy xiết, cuồng dữ thất thường mỗi khi phía Trung Quốc xả đập.

Sông Hồng dậy sóng

Một người tên Phú, ở tỉnh Lào Cai, ngay bên bờ sông Nậm Thi, tức là đoạn hạ lưu sông Hồng đi qua tỉnh Lào Cai, Việt Nam, chia sẻ: “Trên Trung Quốc xả lũ kia nó mới to, chứ bình thường thì không to. Thủy điện Hòa Bình thì xả không bao nhiêu. Mùa khô thì nước hiếm hoi, mùa mưa thì nó xả nước về để cứu đập, nước dâng cao lắm…”.
Theo ông Phú, là cư dân có hơn bốn đời sống ở tỉnh Lào Cai, sống sát bên bờ sông Nậm Thi, có thể nói là cha con ông gần như thuộc hết tính nết của con sông này. Hiếm có khi nào sông Nậm Thi dâng nước cao đến mức như lần Trung Quốc xả lũ trong ngày 11 tháng 10. Trước đây, thời cầu Cốc Lếu cũ còn thấp lè tè dưới lòng sông, chỉ có chu kì bốn mươi năm thì Lào Cai bị một trận lụt, chuyện này giống như một thứ chu kì đặc biệt mà những gia đình sống lâu đời, chịu ghi vào gia phả những hiện tượng tự nhiên như ông cụ tổ của ông Phú rồi đến ông cố, ông nội và cha ông, giờ đến ông mới để ý, mới nghiệm ra chu kì bốn mươi năm.

Nhưng trong mười năm trở lại đây, sông Nậm Thi, tức sông Hồng đoạn qua Lào Cai không còn cái chu kì bốn mươi năm đó nữa, nó dâng nước, gây lụt tùy tiện và trong mười năm, có đến hơn hai chục lần ngập lụt. Hiện tại, nhà cửa trên thành phố Lào Cai đã kiên cố, nhất là nhà hai bên bờ sông đều xây cao tầng và nền móng cũng được đắp cao so với trước đây mười năm. Nhưng điều đó cũng chẳng ăn thua gì so với mực nước lũ. Con nước trong các trận lũ mười năm trở lại đây dâng rất cao và dữ tợn hơn nhiều so với trước.

Ông Phú khẳng định trận lũ hôm ngày 11 tháng 10 ở Lào Cai là một trận lũ do Trung Quốc xả đập, bởi vì lượng nước dâng cao với tốc độ chóng mặt và sức chảy của nó đã khiến cho nhiều thuyền nhỏ bị lật úp. Ông Phú nói rằng cho đến bây giờ, ông vẫn không rõ được liệu có người nào chết do trận lũ xả đập vừa rồi hay không. Bởi lẽ, có nhiều thuyền bè bị lật như vậy thì liệu con người có sống sót nổi hay không. Nhưng đất Lào Cai là vùng biên giới, có nhiều phức tạp, thỉnh thoảng vẫn có xác chết trôi trên sông Nậm Thi mà không rõ tung tích, đời sống của dân vạn chài ở đây cũng bấp bênh, phiêu linh, khó nói, thậm chí có người không có cả thẻ chứng minh nhân dân, họ sống chui ngay trên đất nước của mình nên chuyện sống chết của họ cũng chẳng ai rõ được.

Ông Phú cũng cho biết thêm là vào mùa nắng, hầu như nước sông Nậm Thi xuống rất thấp, với một đoạn sông hẹp, hay bị ứ dồn nước từ thượng nguồn nhưng có mực nước thấp như vậy thì chắc chắn ở đoạn hạ lưu sông Hồng sẽ không có nước. Và chuyện này đã có hậu quả khá rõ ràng, những nông dân dưới đồng bằng sông Hồng bị thất thu nặng nề bởi lượng nước con sông này đang ngày càng khô cạn.

Chắc chắn, trong vài năm nữa, đồng bằng sông Hồng không còn mệnh danh là vựa lúa xứ Bắc được nữa. Bởi đồng bằng sông Hồng có phì nhiêu, màu mỡ hay không là nhờ vào lượng phù sa bồi đắp hằng năm. Nếu như sông Hồng trơ cạn vào mùa khô thì nước biển sẽ xâm nhập, tình trạng nhiễm mặn ngày càng nặng hơn. Và với một thành phố có sông Hồng đi qua khá hẹp như Lào Cai, nếu tình trạng xả đập ào ạt như đã thấy, chắc chắc hai bên bờ sông sẽ bị lở lói, đe dọa đời sống nơi đây.

Sông Cửu Long cạn nguồn

Một nông dân tên Miền, sống ở tỉnh An Giang, chia sẻ: “Năm nào nó cũng dâng lên ngập lộ, mỗi mùa nước nổi thì nó nặng lên thêm ấy chứ. Trước đây nhà anh đâu có bị ngập mà bây giờ nó bị nghập. Các vùng như Sóc Trăng, Bạc Liêu bị ngập mặn nặng, mà đã ngập mặn thì sẽ không làm được lúa gạo chi hết…”..

Theo ông Miền, trận lụt thất thường vào ngày 11 tháng 10 năm 2015, cùng lúc với trận lụt ở sông Hồng phía Bắc Việt Nam và cùng trong thời gian này, phía khu vực có các đập thủy điện ở Trung Quốc bị mưa to, điều này cho thấy rõ thêm là vấn đề xả đập thủy điện của Trung Quốc đã gây thiệt hại đến Việt Nam.

Các đập thủy điện như Cảnh Hồng, Đại Chiếu Sơn, Xiaowan cùng với tám con đập con của nó ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có ảnh hưởng đến các con sông ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Trước đây, đồng bằng sông Hồng đã nuôi sống miền Bắc Việt Nam thì hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đã giữ chỗ cho Việt Nam ở vị trí xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.

Nhưng với đà mực nước sông ngày càng khô cạn vào mùa nắng, nước biển liên tục tràn vào và tình trạng ngập mặn ngày càng nặng nề như đang thấy, chẳng bao lâu nữa, đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn là một chấm hồng trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên, băng tan và mực nước biển dâng cao, nếu những con đập thủy điện ở Trung Quốc tiếp tục tích nước vào mùa khô và xả vô tội vạ vào mùa mưa thì chắc chắn đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn gì.

Chỉ riêng trong trận xả đập ngày 11 tháng 10 vừa qua, đã có không biết bao nhiêu gia đình bị thiệt hại mùa màng, tài sản, gia đình ông Miền cũng bị thất thoát hoa màu, ngập úng nhiều thứ. Trong khi đó, đâu phải chỉ riêng chuyện xả đập, ông Miền nói rằng với tư duy và trình độ của một nông dân thôi mà ông đã thấy Việt Nam là cái hố xả của Trung Quốc, khi nào cần nước thì họ tích, thừa nước thì họ xả. Hàng hóa và tư tưởng cũng vậy, suốt mấy chục năm nay, Trung Quốc đã xả hàng triệu triệu tấn hàng phế phẩm độc hại của họ vào Việt Nam và xả hàng đống tư tưởng hay mô hình kinh tế, công nghệ rác của họ vào Việt Nam. Nói đến đây, ông Miền thở dài, lắc đầu nhìn ra sông.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 20158:01 SA(Xem: 14245)
Một nhóm người Việt Nam bị chặn bắt trên đường vượt biển sang Australia tìm đường tị nạn đang bị tàu hải quân Australia trao trả về nước.
17 Tháng Tư 20157:40 SA(Xem: 15924)
Trước đó, tổng cộng đã có 14 dân oan bị bắt giam sau vụ phản kháng chấn động được xem là một ‘Tiên Lãng thứ 2’ xảy ra vào sáng ngày 14/4/2015 tại Thạnh Hoá, Long An. Tất cả đều bị CA đánh đập tàn tệ trong lúc bắt giữ. Đến ngày 15/4/2015, ít nhất 7 dân oan hiện vẫn đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ gồm có: Phùng Thị Ly, Nguyễn Trung Can, Mai Thị Kim Hương, Phùng Văn Tuân, Nguyễn Trung Tài, Nguyễn Trung Linh, Mai Văn Đạt.
16 Tháng Tư 20153:00 CH(Xem: 24733)
Xác thân của Tướng Quân đã trở về đất Mẹ,tung bay trên đỉnh đèo Hải Vân,nằm lại với anh linh của những Anh Hùng Dân Tộc đã chiến đấu cho một thể chế tự do,dân chủ,mang tên Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa......
16 Tháng Tư 20152:17 CH(Xem: 15800)
Sở dĩ bà con nhân dân ở Tuy Phong phản đối mạnh mẽ như vậy là vì môi trường ở đây đã quá ô nhiễm, ống khói cao 210m với đường kính 7m của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân luôn tỏa ra một lượng khói hôi hám và nặng nề, bao phủ toàn bộ khu vực dân sinh trong huyện. Hơn nữa, bãi xỉ thải ra từ hai tổ máy phát điện mỗi ngày từ hai ngàn tấn đến bốn ngàn tấn cũng làm cho môi sinh, nguồn nước ở đây trở nên dơ dáy, độc hại. Công nghệ nhiệt điện lỗi thời của Trung Quốc sử dụng nhiên than cám 6A – Hòn Gai Cẩm Phả với mức đầu tư 23477 tỉ đồng. Với mức giá đầu tư quá cao trích từ thuế của dân, giao cho công ty Thượng Hải của Trung Quốc xây dựng để rồi tạo ra hàng loạt tai hại cho nhân dân như vậy, chuyện người dân phản đối là chuyện rất tự nhiên.
16 Tháng Tư 201512:56 SA(Xem: 19450)
Việc bé Phúc mất tích diễn ra cách đây 3 tháng, nhưng chỉ thời gian gần đây, tức ngày 21/3 gia đình mới nhận được thi thể của cháu và xác nhận bên trong không còn nội tạng. Trong khi đó, vào ngày 19/3, nữ sinh Trương Thị Diễm Mỹ, sinh viên đại học Bách Việt, Gò Vấp mất tích trên đường đi đến trường để nhận giấy báo thực tập. Hiện người nhà đã tìm được em, nhưng cô gái sau khi được tìm về lại ở trong tình trạng hoảng loạn. Thông tin đang được điều tra làm rõ.
15 Tháng Tư 201510:22 CH(Xem: 30055)
Anh Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên mặc bộ quân phục Việt Nam Cộng Hoà xuất hiện tại Hồ Gươm vào sáng chủ nhật, 12/4/2015, hiện vẫn đang bị côn an CSVN giam giữ sang ngày thứ 4 liên tiếp.
15 Tháng Tư 20153:50 CH(Xem: 18371)
Trước áp lực của người dân, chiều ngày 15/4/2015, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khắc phục tình hình, đồng thời ra lệnh cho giới chức Bình Thuận tuyên truyền khẩn cấp cho người dân, ‘không để kẻ xấu lôi kéo, kích động’.
15 Tháng Tư 20153:39 CH(Xem: 14608)
"Cám ơn em đã ở bên cạnh tôi trong giờ phút cuối cùng này. Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được." - Cố Chuẩn Tướng Trần Văn Hai
14 Tháng Tư 201510:55 CH(Xem: 16315)
Ngày thứ hai họ cũng tiếp tục tấn công như vậy, pháo vào 2.000 quả họ bắn vào thành phố kể như nát hết tất cả nhưng đơn vị chúng tôi thiệt hại rất ít vì tôi đã tổ chức trận địa trước và tôi biết pháo nó sẽ rớt ở trong chứ không thể rớt ở rìa ngoài trong khi chúng tôi đóng ở rìa bên ngoài chờ họ. Ngày thứ ba họ tiếp tục tấn công vũ bão như vậy là 3 ngày tất cả, mỗi ngày gần 3 trung đoàn kể như một sư đoàn. Sau ba ngày tấn công họ vẫn không vào được và tổn thất rất nặng nề. Trong ba ngày đó họ tổn thất khoảng một sư đoàn rưỡi cho nên tới ngày thứ tư, thứ năm thì lực lượng họ yếu dần họ chỉ tấn công lấy lệ nhưng mà cường độ pháo của họ vẫn tiếp tục mạnh mẽ áp đảo thật nặng vào thị xã Xuân Lộc và các đơn vị phòng thủ. Đến đây thì mặt trận Xuân Lộc có biến chuyển khác. Quân đoàn thấy mặt trận trở nên quan trọng
14 Tháng Tư 201510:32 CH(Xem: 19661)
Ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế căn lều tạm bợ, nỗi uất hận bao năm dồn nén khiến cả gia đình dân oan này phải tức nước vỡ bờ. Một tấm biểu ngữ đã được treo ngay trước cổng: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bè lũ CSVN cướp đất. Ngày 14/4/2015, máu chúng tôi sẵn sàng đổ để cảnh tỉnh 90 triệu đồng bào về đại hoạ CSVN”.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...