Cảnh sát giao thông trong con mắt người dân

20 Tháng Tư 20177:09 SA(Xem: 2272)

Cảnh sát giao thông trong con mắt người dân

13083298_358366404357851_8914340911775265134_n

Định An


Q
ua những sự việc thường ngày có thể khẳng định một điều, ở Việt Nam, không có ngành nghề nào mà người dân ghét như Công an, đặc biệt là Công an giao thông.

Trong con mắt người dân, Cảnh sát giao thông được mặc định là xấu xa, tham nhũng và bạo lực. Với người dân, nhất là dân vùng nông thôn mỗi khi ra đường mặc dù họ chấp hành đúng luật giao thông và mang đầy đủ giấy tờ nhưng khi bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra họ luôn sợ hãi như một kẻ phạm tội. Cảm giác sợ đó lâu ngày trở thành ác cảm, căm ghét.

Tôi không có ác cảm hay căm ghét Cảnh sát giao thông nhưng qua những sự việc tôi chứng kiến khiến tôi không có mấy thiện cảm với họ.

Trong một lần về quê, tôi đã chứng kiến một việc rất trái khoái, xin được kể như sau: Hôm ấy là một ngày gần tết, độ chừng hai mấy, tôi có việc đi ra đồng, thấy một nhóm phụ nữ đi cấy thuê ngồi ở bờ ruộng mặc dù trời nhá nhem tối, lại lạnh. Thấy lạ, tôi hỏi, sao các chị chưa về còn ngồi đây làm gì? một chị trả lời, cũng muốn về lắm chứ chú, chỉ có một con đường duy nhất đi vào làng nhưng đầu đường có Cảnh sát giao thông, họ trên huyện mới về. Giờ chạy lên kiểu gì cũng bị họ kiểm tra. Chúng tôi không mang giấy tờ xe, cuối còng lưng cả ngày được 150 ngàn, bị phạt thì còn gì nữa chú. Hôm qua có một chị bị phạt 300 ngàn, thôi cứ ngồi đợi họ đi rồi mình về. Từ câu chuyện của những người phụ nữ đi cấy thuê, tôi tự hỏi không biết tự bao giờ dân mình cứ nghe nói đến Cảnh sát giao thông là sợ?

Một lần đang lưu thông trên đường, tôi thấy hai Cảnh sát giao thông đuổi theo một thanh niên đi xe máy. Khi hai xe áp sát nhau bất ngờ viên cảnh sát ngồi sau đạp vào xe người thanh niên, khiến người này ngã xuống đường rồi dùng dùi cui đánh tới tấp. Không biết là lỗi gì, vi phạm ra sao nhưng rỏ là đánh người như thế là sai. Ai cho họ cái quyền ấy?

images (7)

Cũng mới gần đây, trên đường đi làm về tôi chứng kiến Cảnh sát giao thông xử lý một vụ va chạm giao thông. Trong khi nhóm Cảnh sát đang thực thi công vụ thì một nhóm người dân đứng xem ở bên đường có những lời bàn tán về họ với những từ ngữ tục tĩu, những ánh mắt khinh thường. Điều đó làm tôi suy nghĩ, vì sao ngay cả khi Cảnh sát giao thông làm đúng chức trách vẫn bị người dân ghét?

Tuần trước, một Cảnh sát giao thông ở Đồng Nai trong lúc làm nhiệm vụ bị xe tải cán chết. Nguyên nhân được xác định là, viên cảnh sát này đuổi theo xe vi phạm, đến trạm thu phí xe tải dừng lại, viên cảnh sát giao thông yêu cầu tài xế xuống làm việc nhưng anh ta không hợp tác. Sau vài phút cự cãi, tài xế nhấn ga đi. Viên cảnh sát bám vào gương chiếu hậu bên trái, yêu cầu tài xế dừng lại thì trượt ngã, bị xe cán qua người tử vong tại chỗ.

Vụ việc được hàng loạt các tờ báo lớn trong nước đưa tin. Các trang mạng xã hội cũng dẫn nguồn tin từ các tờ báo. Tôi lướt qua phần bình luận trên mạng xã hội và ở các trang báo thấy người cảm thương không ít, kẻ hả hê cũng nhiều. Tại sao một Cảnh sát giao thông chết trong khi làm nhiệm vụ lại khiến nhiều người hạ dạ như vậy?

Quay ngược lại thời gian, khi mà những tiêu cực chưa xuất hiện - đó là những năm 80 đầu 90. Tôi có một người chú họ làm Cảnh sát giao thông (đã về hưu), ông ấy nói với tôi rằng, thời ấy không có chuyện nhận tiền mãi lộ như bây giờ, chỉ cần một thư nặc danh tố cáo thôi là bị đình chỉ công tác để xác minh. Công tác tổ chức chặt chẻ lắm, tiêu cực là bị loại ra khỏi ngành ngay nên ai cũng sợ. Vậy nên thời ấy người ta đưa tiền không dám nhận chứ nói gì vòi vĩnh. Về sau, bắt đầu xuất hiện những tiêu cực, nhận tiền mãi lộ rồi đến việc bảo kê xe. Ban đầu ở một vài nơi, một vài tỉnh rồi lan rộng ra cả nước. Và đến bây giờ thì quá bết bát.

Cũng vì cái quan điểm, việc CSGT nhận dăm ba chục, một trăm nghìn đồng của người tham gia giao thông chỉ là những "tiêu cực" chứ không thể nói là "tham nhũng" (Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An) nên không đánh giá đúng bản chất sai phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông. Thậm chí có sự dung túng, bao che cho những sai phạm. Có một số vụ sai phạm là quá rỏ ràng, nghiêm trọng nhưng chỉ xử lý “kỷ luật”, chuyển công tác.

Những ai đang khoác trên mình bộ quân phục Cảnh sát giao thông (trừ nhân viên văn phòng) dám khẳng định rằng mình chưa bao giờ nhận tiền mãi lộ?

Qua rất nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng của Công an giao thông được báo chí phản ảnh, đó chỉ phần nổi tảng băng chìm nhưng đủ để chúng ta hiểu tại sao người dân lại luôn có cái nhìn không thiện chí với lực lượng này. Theo kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 20/11/2012, cảnh sát giao thông đứng đầu trong bốn ngành, lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất (quản lý đất đai, hải quan và xây dựng).

Mặc dù thời gian gần đây, ngành Công an đã làm nhiều việc để xây dựng hình ảnh người Cảnh sát giao thông trong con mắt người dân nhưng có lẽ không có kết quả khi hàng ngày, hàng giờ trên mọi nẻo đường vẫn còn những Cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ, đánh người vi phạm…

Vấn đề hiện nay là, đạo đức của những cán bộ, chiến sĩ trong ngành Cảnh sát giao thông đã xuống cấp nghiêm trọng. Không phải một bộ phận thoái hóa, biến chất mà nói cho đúng là hầu như, phần lớn. Chính họ góp phần làm người dân mất lòng tin vào nhà nước và pháp luật.

Xét cho cùng, không phải ai làm Công an bản chất cũng xấu mà chính là môi trường sống đã làm cho họ sa ngã. Không ai dạy hay cho phép họ nhận tiền mãi lộ nhưng với cơ chế như hiện nay muốn họ trong sạch e là rất khó. Cần phải cho họ thấy, công việc của mình đang được người dân giám sát, họ được phép làm gì trong quyền hạn của mình nếu sai phạm đã có những tội danh và hình phạt. Nếu cứ theo luật xử lý công tâm thì lo gì phải bày vẻ ra mấy trò hề để xây dựng hình ảnh.

nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20170420/canh-sat-giao-thong-trong-con-mat-nguoi-dan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Hai 2023
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 2023
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 2023
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 2023
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 2023
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 2023
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.
20 Tháng Mười Một 2023
Trái lại, Việt Nam là một cựu quốc với lịch sử gần 5000 năm. Lịch sử có chiều dài của dân tộc kết tinh thành một nền văn hóa thâm thúy căn cứ trên phong tục địa phương, sự du nhập Tam Giáo bao gồm Phật, Khổng và Lão cùng với ảnh hưởng của chế độ thuộc địa Pháp, Công Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành và những tôn giáo mới bản địa như Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, sự công nhận nền văn hóa truyền thống dân tộc như là một tiêu chuẩn quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam là cần thiết.
20 Tháng Mười Một 2023
Như thế thì họa may thế giới mới công nhận VN có nền KTTT đúng nghĩa. Chứ còn một mặt cứ đi van xin thế giới công nhận, một mặt cứ ra rả tuyên truyền là ‘định hướng XHCN’ thì có mà mơ, bởi vì công nhận chúng mày có nền KTTT xong thì cái lợi ích giảm thuế chỉ nuôi sống băng đảng vô loài cầm quyền để chúng nó dẫn dắt toàn dân VN đến cái thiên đường XHCN thì có là ác mộng của loài người tiến bộ, bởi vì cái thiên đường đó nó chỉ là nơi làm giàu, thụ hưởng của bọn cầm quyền, chứ còn người dân thì cứ mãi mãi đói nghèo lạc hậu! Ai không tin thì cứ nhìn qua Cuba, Bắc Hàn, Venezuele, T+ những nước xây dựng XHCN trước Việt Nam thì sẽ rõ.