Ngọt mật chết ruồi: “Ảo ảnh về quyền người lao động Việt thông qua TPP”

13 Tháng Mười Hai 20165:47 CH(Xem: 1905)

Ngọt mật chết ruồi:
“Ảo ảnh về quyền người lao động Việt thông qua TPP”

tpp-logo_cwty

“Em như dòng sông,
Mênh mông nước chảy 
Chở những lời ca từ đền Hát, sông Đáy thuở nào
Em là tình thương, là khúc nhạc, là ca dao
Lòng mở rộng dạt dào như biển cả...”
(Nguyên Thạch)
I. Mật ngọt TPP:
Khi bị tống vào ngục tối vì tham gia tổ chức biểu tình chống bóc lột tại một xưởng gia công làm giày ở miền Tây, cô Đỗ Thị Minh Hạnh chỉ mới có 25 tuổi. Bốn năm sau đó, cô đã phải trải qua sáu nhà tù khác nhau, chịu đựng đánh đập hành hạ từ bọn cán bộ quản giáo lẫn các tù nhân làm "ăng- ten" cho trại. Sau khi được tự do vào năm 2014, cô vẫn tiếp tục nỗ lực tranh đấu cho sự bình đẳng của người lao động Việt. Nhưng cô Hạnh thông báo cho mọi người biết Công An vẫn đóng chốt ngay cạnh nhà và ngăn cấm cô không được đi tiếp xúc với các công nhân ở nhiều nơi. Nhiều mật vụ nữ giả dạng quần chúng với khăn che mặt tìm đủ cách đẩy cô vào lại trong nhà nếu có thể được.
Cô Hạnh là một trong những người muốn thông báo để cho tổng thống Obama biết rõ, hiểu rõ những oan tình của người dân Việt khi ông quá cảnh viếng thăm Việt Nam trong ba ngày vào ngày 23 tháng Năm năm nay. Tổng thống Obama là vị tổng thống thứ ba viếng thăm Việt Nam kể từ sau khi xứ sở này bị Cộng Sản hóa hoàn toàn; và chuyến viếng thăm này sẽ khiến mối quan hệ hai nước thêm sâu rộng mà nhiều người hy vọng Hoa Thịnh Đốn sẽ bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Hà Nội. 
Chuyến viếng thăm của tổng thống Obama được coi như là một bước tiến gần hơn nữa cho hiệp ước TPP mà Việt Nam cam kết sẽ tham gia vào năm ngoái. Và để làm giảm bớt mọi trở ngại để có thể tham gia hiệp định TPP, Hà Nội đã cố hứa hẹn vung vít là chấp nhận sự hình thành các tổ chức công đoàn độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của người lao động Việt. Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là lời hứa vung vít của Việt Cộng mà thôi; bao giờ cũng vậy,"Đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn nhưng gì Cộng Sản làm" luôn luôn là một chân lý.
Việt Nam sẽ là quốc gia có lợi nhiều nhất nếu hiệp ước TPP được thi hành, theo dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới WB, tổng giá trị sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam có thể tăng nhanh chóng hơn 10% vào năm 2030. Thuế nhập khẩu thấp hoặc được bãi miễn sẽ khiến các mặt hàng xuất khẩu như quần áo giày dép từ Việt Nam tăng mạnh. TPP mở ra công ăn việc làm. TPP cũng giúp ngăn cản hàng hóa của Trung Cộng tràn ngập vào thị trường Việt Nam khiến các mặt hàng nội địa có thể đứng vững trở lại. Người dân Việt cũng không muốn nhìn thấy hàng hóa của Trung Cộng tràn ngập như hiện nay nữa khiến Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc lún sâu trong nợ nần do thâm hụt mậu dịch. Trung Cộng dù sao cũng là một quốc gia hung hăng hiếu chiến, và đang lấn chiếm đất đai lãnh thổ của người dân Việt. Cùng lúc, phe đổi mới trong đảng cũng mong hiệp định TPP sẽ giúp cứu vãn các tập đoàn kinh tế quốc doanh lỗ lã bằng cách đẩy mạnh tiến trình tư nhân hóa các tập đoàn này.
II. Hy vọng hão huyền từ TPP về quyền người lao động trước một đảng Cộng Sản tàn bạo chuyên chế:
Điểm mấu chốt của hiệp định TPP khiến CSVN lo lắng chính là phải cho phép các công nhân tự thành lập công đoàn độc lập để đấu tranh bảo vệ quyển lợi của mình khi hiệp định này có hiệu lực; và trong vòng năm năm sau đó, các công đoàn này được quyền liên kết thành các liên đoàn công nhân độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng. Những ưu đãi từ hiệp định TPP sẽ chỉ được thực thi hoàn toàn khi các liên đoàn lao động độc lập được hoạt động hoàn toàn tự do ở Việt Nam. Điều này cho thấy công đoàn lao động "quốc doanh" của đảng sẽ phải giải tán. Tám ngàn công chức của đảng ngồi trong công đoàn “quốc doanh” này ăn lương công quỹ cho hao tốn mà chẳng có đấu tranh cho người lao Việt tí nào cả phải bị mất việc! Trong suốt 10 năm qua, mọi cuộc biểu tình đòi tăng lương đều từ những người lao động nghèo tự tổ chức và bùng phát lên đến bốn ngàn vụ, tăng gấp bốn lần so với thập kỷ trước!
Chấp nhận công đoàn độc lập được tự do hoạt động là một sự ám ảnh quá lớn cho nguyên tắc chuyên chính độc tài của đảng, vốn thậm chí, cả nhà thờ, chùa chiền lẫn câu lạc bộ chơi cờ hiện nay cũng bị đảng cho người quan sát theo dõi! Vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy CSVN sẽ bãi bỏ bản chất chuyên chế của mình. Lực lượng Công An (CA) vẫn tống cổ những người dân nghèo lên xe đò chở về đồn CA khi họ biểu tình chống ô nhiễm (gây ra bởi Formosa) làm cả ngàn tấn cá bị nhiễm độc mà chết; gây thiệt hại không biết là bao nhiêu mà kể nổi về đời sống kinh tế cho người dân khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Giới chức của đảng còn chụp mũ bừa lên cho rằng các cuộc biểu tình này được tổ chức bởi các phần tử phản động "khủng bố" ở hải ngoại!
Đã có những dấu hiệu cho thấy CSVN đang tìm cách luồn lách để những cam kết của mình về công đoàn lao động độc lập cho lao động Việt không thành hiện thực khi TPP được thi hành vì sự hiện diện của công đoàn độc lập sẽ đe dọa đến quyền uy tuyệt đối của đảng.
Các nhà hoạt động cho nhân quyền đã lên tiếng cảnh báo là những cam kết về công đoàn của TPP có nhiều lỗ hổng rất lớn, chẳng hạn như không để cập rõ quyền thu cước phí hoạt động của công đoàn độc lập như công đoàn nhà nước vẫn đang thu cước phí (dù chẳng đấu tranh gì cả cho quyền lợi người lao động Việt.) Lời cảnh báo cũng đề cập đến trường hợp đảng có thể quy chụp các tổ chức công đoàn tự lập này là gây rối loạn trật tự xã hội để trấn áp.
Dù sao, một phần của hiệp định TPP về công đoàn nếu được thực thi thì vẫn tốt hơn là tình trạng bất công cho nhân công Việt không có người tranh đấu hay tổ chức đại diện để tranh đấu như hiện nay. Theo như chiến lược gia người Đức Erwin Schweisshelm thuộc tổ chức Friedrich Ebert, những bàn cãi đề nghị về luật lệ lao động do ảnh hưởng của TPP biết đâu chừng cũng khiến công đoàn “quốc doanh” phải thay đổi lề lối quan liêu giả tạo trước giờ. 
Thế nhưng, nếu trông chờ vào chính phủ Hoa Kỳ thúc ép để Hà Nội phải tuân thủ những cam kết về công đoàn độc lập cho lao động Việt khi thực thi tháo bỏ hàng rào thuế quan mậu dịch theo hiệp định TPP thì lại là một sai lầm lớn! Hoa thịnh Đốn từ lâu đã bị chỉ trích là đã không có những nỗ lực đáng kể để buộc các nước đối tác tuân thủ những nguyên tắc nhân quyền căn bản về lao động trong các hiệp định tự do mậu dịch được ký kết trước đó, chẳng hạn như đối với hai quốc gia Peru và Colombia. Những người ủng hộ bênh vực hiệp định TPP thì biện hộ cho rằng các hành động trừng phạt trong TPP ngặt nghèo hơn so với những hiệp ước tự do mậu dịch được Hoa Kỳ ký trước đó nếu CSVN cố tình vi phạm.
Có một điều chắc chắc là tất cả những tranh cãi bàn bạc xa gần như trình bày ở trên sẽ chẳng có điều nào thành hiện thực nếu như một sự thật mong manh lại thành hiện thực, đó là giới Lập Pháp Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ hiệp ước TPP. Những người đấu tranh cho lao động Việt hiện nay vẫn bình thản không mong đợi gì vào phép màu của TPP sẽ đem đến cải thiện cho quyền lao động của công nhân Việt cả. Vào tháng 11, vài tuần trước khi TPP được loan báo rầm rộ chính thức, CA chìm bận thuờng phục đã tống cổ Hạnh vào đồn CA khi cô cố đến dự buổi họp của những công nhân liên cang đến một vụ xưởng gia công bị cháy; cô Hạnh bị đánh đập thẳng tay, bị bóp cổ, bị đánh vào đầu. 
Đảng vu cáo cô và những người khác muốn lật đổ chế độ, còn Hạnh, cô nói cô chỉ ao ước muốn thấy những người lao động Việt hiểu biết đến quyền lợi công nhân chính đáng của mình mà thôi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...