Thỏa thuận cảnh sát biển Việt Nam-Philippines: vì sao Bắc Kinh tức tối?

31 Tháng Giêng 20246:49 CH(Xem: 360)
  • Tác giả :

Thỏa thuận cảnh sát biển Việt Nam-Philippines:
vì sao Bắc Kinh tức tối?


tt-philippines-290124-5-6192                                          TT. Phillipnes và phu nhân đến VN - Hình TTV+.




VOA




Mặc dù Hà Nội và Manila khó giải tỏa những tranh chấp riêng giữa hai nước trên Biển Đông, nhưng việc họ xích lại gần nhau và phối hợp hành động trước Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh cảm thấy khó chịu, các nhà phân tích cho biết.


Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đến Hà Nội hôm 30/1, Việt Nam và Philippines đã ký thỏa thuận hợp tác cảnh sát biển giữa hai nước để ngăn chặn và xử lý các sự cố trên các vùng biển tranh chấp.

Thỏa thuận này giúp ‘tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước,” văn phòng ông Marcos cho biết trong một thông cáo.

Theo thảo thuận, bộ chỉ huy cảnh sát biển hai bên sẽ tăng cường liên lạc và sẽ có những biện pháp để đảm bảo an toàn cho ngư dân của hai nước.

Cả Hà Nội và Manila đều có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông. Trong thời gian qua, nhất là sau khi Tổng thống Marcos lên nắm quyền, căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã dâng cao khi Trung Quốc liên tục quấy rối tàu bè của Philippines hoạt động trrong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

‘Đừng bắt tay chống Trung Quốc’

Phía Trung Quốc đã có phản ứng tiêu cực từ khi có thông tin về thỏa thuận cảnh sát biển Việt Nam-Philippines sẽ được ký kết trước chuyến công du của ông Marcos.

Hôm 26/1, tức 4 ngày trước khi ông Marcos đến Hà Nội, tờ Hoàn cầu Thời báo, phụ bản của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo Hà Nội và Manila đừng có tìm cách loại Trung Quốc ra trên vấn đề Biển Đông.

Tờ báo này dẫn lời ông Từ Lệ Bình, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng cho dù thỏa thuận này được cho là ‘sẽ giúp hai nước quản lý tốt xung đột trong vùng biển tranh chấp’ nhưng một số tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Philippines trên Biển Đông ‘không thể nào dung hòa được’.

“Bất kỳ giải pháp nào cho tranh chấp Biển Đông cũng không thể đạt được nếu không có Trung Quốc,” ông Từ được dẫn lời nói. “Tìm cách loại Trung Quốc ra và tạo thành các hội nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề Biển Đông sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.”

Cũng trên Hoàn cầu Thời báo, ông Cố Hiểu Tùng, viện trưởng Viện Nghiên cứu ASEAN của Đại học Đại dương Nhiệt đới Hải Nam, nói hôm 29/1 rằng: “Việc ký kết thỏa thuận cảnh sát biển giữa hai nước nếu là để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Trung Quốc cũng sẽ đón nhận. Tuy nhiên, nếu nó được dùng để chống lại Trung Quốc, Trung Quốc sẽ kiên quyết phản đối”.

Ông Trần Tương Miểu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Thế giới tại Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia, giải thích với Hoàn cầu Thời báo rằng hợp tác cảnh sát biển Philippines và Việt Nam dựa trên sự công nhận lẫn nhau về việc quyền chấp pháp trên biển ‘có nghĩa là đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc bị loại ra’.

“Nếu các tàu đánh cá Trung Quốc chạy vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, mà Philippines và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, thì nó sẽ tạo thêm áp lực và tăng thêm cái giá cho Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền trên biển của chúng tôi, bởi vì lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và Philippines có thể chia sẻ thông tin và hợp tác chấp pháp trong khuôn khổ thỏa thuận,” ông Trần phân tích.

Tuy nhiên cả ông Cố và ông Trần đều thể hiện sự tin tưởng rằng Việt Nam khó mà đi theo Philippines để có lập trường chung chống Trung Quốc.

Cả hai nước (Việt Nam và Trung Quốc) đều có Đảng Cộng sản lãnh đạo và có tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp, nên Việt Nam khó mà bắt tay với các nước khác chống lại Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông, ông Cố nói trên Hoàn cầu Thời báo.

Còn ông Trần lưu ý rằng bất chấp Việt Nam có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, chính sách Biển Đông của Việt Nam cũng nhấn mạnh hợp tác với Trung Quốc. “Không nghi ngờ gì quan hệ căng thẳng với Trung Quốc không có lợi cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam” ông Cố cảnh báo.

“Philippines có liên minh quân sự với Mỹ, và họ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ,” ông Trần lưu ý. Ông cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam và cho rằng ‘khó có khả năng Việt Nam sẽ bị Philippines dẫn dắt trong vấn đề Biển Đông’.

Mặt trận chung?

Trao đổi với VOA, ông Raymond Powell, đại tá về hưu hiện đang là lãnh đạo dự án Myoushu vốn theo dõi các hoạt động trên Biển Đông thuộc trung tâm Gordia Knot về Sáng tạo An ninh Quốc gia, Đại học Stanford, Mỹ, nhận định rằng thỏa thuận cảnh sát biển ‘sẽ không giúp giải quyết được tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines trên Biển Đông’.

“Nhưng nó sẽ là bước đi tích cực để tránh xung đột không cần thiết. Chẳng hạn, ngư dân Việt Nam thường xuyên đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để tìm nguồn cá dồi dào hơn. Nếu hai nước có thể đồng ý làm việc cùng nhau để giảm thiểu điều này thì nó sẽ là bước tiến quan trọng,” ông Powell chỉ ra.

Quan trọng nhất, thỏa thuận này có thể tạo ra mặt trận thống nhất để đối phó với nước gây hấn chính trong khu vực là Trung Quốc, cũng theo lời chuyên gia này.

“Bắc Kinh gần như coi tất cả sự hợp tác và hành động tập thể của các nước khác ở Biển Đông là sự bác bỏ tuyên bố chủ quyền của họ,” ông nói.

Trả lời câu hỏi tại sao Bắc Kinh thời gian qua liên tục gây hấn với Philippines trên Biển Đông, ông Powell lý giải là ‘do Manila tái khởi động liên minh quân sự với Mỹ’ sau thời gian lạnh nhạt với Washington dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte. Ngoài ra, chiến dịch kiên quyết minh bạch của Manila để công khai các hành động gây hấn của Trung Quốc đã gây tổn hại lớn cho danh tiếng của Trung Quốc và làm suy yếu hình ảnh mà Bắc Kinh muốn xây dựng như là nước bênh vực cho các nước thứ ba, ông nói thêm.

Trên mạng xã hội X, bà Lê Thu Hương, phó giám đốc châu Á của tổ chức phi lợi nhuận Crisis Group nhận định thỏa thuận này là ‘động thái xây dựng mặt trận thống nhất giữa các nước dính vào tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển Đông’.

Ông Julio Amador, Giám đốc điều hành của trung tâm nghiên cứu Amador Research Services ở Philippines, lưu ý thỏa thuận này là ‘kết quả các hành động hung hăng của Trung Quốc’ vốn buộc hai nước phải phối hợp chặt chẽ hơn.

Còn ông Collin Koh, học giả về các vấn đề trên biển tại Đại học Công nghệ Nanyang, viết trên X rằng thỏa thuận này có thể khiến Trung Quốc bực bội. Tuy nhiên, ông tin rằng thỏa thuận này sẽ được các nước trong khu vực nhìn nhận là ‘sẽ giúp thúc đẩy hòa bình và ổn định trên Biển Đông’.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2024
Để hiểu rõ hơn thế nào là cộng sản (cs) thì mọi người hãy nhìn vào Việt Nam, một quốc gia bị cai trị bằng đảng cộng sản, trong đó quyền lực thuộc về đảng csVN, thậm chí quyền của đảng còn cao hơn cả Hiến Pháp (theo lời Nguyễn Phú Trọng – cựu TBT đảng). Người dân trong quốc gia đó không có quyền phát biểu chính kiến đối lập với chủ trương của đảng, không được quyền tự ứng cử, bầu cử thì chỉ là hình thức khi các ứng viên đều của đảng đưa ra thông qua Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ). Thậm chí các công dân tự ứng cử theo như Hiến Pháp ghi cũng bị bắt cầm tù như công dân Lê Trọng Hùng tại Hà Nội. Bởi vì cộng sản là: Độc Tài và Toàn Trị.
16 Tháng Chín 2024
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào? Nhóm MAGA bản xứ có thể chưa hiểu và thật sự sống qua một thể chế cộng sản nên việc họ lặp lại lời Donald Trump không là điều đáng ngạc nhiên. Còn những MAGA Việt từng sống qua thể chế cộng sản, kể cả bị giam cầm dưới tay nhà cầm quyền, thì hơn ai hết họ phải hiểu cộng sản là gì.
14 Tháng Chín 2024
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
13 Tháng Chín 2024
Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống. Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm. Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phản ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở...
12 Tháng Chín 2024
Về bản chất, Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia và cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế. Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 2024
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...