Con Người và Sự Trưởng Thành (P1)
Trần Công Lân
Con người (loài người) từ đâu tới? Đó còn là câu hỏi chưa được trả lời. Cộng sản cho rằng từ loài khỉ "tiến bộ" quá độ thành người nhưng không giải thích vì sao khác chủng tộc và ngôn ngữ. Theo kinh thánh thì Chúa tạo ra người đàn ông (Adam) trước và đàn bà (Eve) sau đó.
Thế nào là người đàn ông? Phải chăng đó là con thú đực đi hai chân?
Văn hóa Trung Hoa xây dựng mẫu người quân tử. Văn hóa Tây phương thêu dệt hình ảnh vị anh hùng.
Kết quả cho thấy tình trạng không có gì sáng sủa về một tương lai hòa bình, an lạc như các nhà lãnh đạo kêu gọi. Phải chăng vì hệ thống chính trị hay chính sách sai lầm? Tất cả do con người tạo nên. Vậy con người có điều gì sai lầm? Từ đâu?
Trước khi làm lãnh đạo thì con người (đàn ông) có đủ khả năng và điều kiện để làm người chưa?
Khả năng là sự trưởng thành. Điều kiện là kiến thức. Kiến thức từ sách vở, đời sống.
Bạn đọc sách. Sách gì?
Lúc trước 1975 thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) có tủ sách "học làm người" do Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Duy Cần viết và dịch nhưng xem ra không mấy ai thành người (hay đã chết vì chiến tranh). Các vị này đã đọc sách của nhiều tác giả trên thế giới và ghi lại những điều hay, lẽ phải để giúp con người sống tốt hơn. Nhưng trong thời chiến tranh thì mọi người sống vội để hưởng thụ hơn là lương thiện khi không ai biết chiến tranh sẽ kéo dài, biết bao giờ chấm dứt?
Trên mảnh đất chiến tranh không ngừng và con người quan niệm "trời sinh voi, sinh cỏ" thì từ thời cha, ông sẽ có gì để dạy lại con cháu? Và cứ thế, sinh con, con lớn, lập gia đình rồi lại sinh đẻ trong một xã hội thiếu giáo dục làm người căn bản.
Thời VNCH còn có công dân giáo dục, đức dục, triết học, đạo đức học, tâm lý học... nhưng tới tuổi ra đời (18) thì chẳng thấy mấy ai nhắc đến trong cuộc sống. Đó là miền Nam dưới chế độ dân chủ. Trong khi miền Bắc dưới chế độ cộng sản chỉ có nhồi sọ về thiên đường ảo tưởng của xã hội chủ nghĩa, che giấu những thất bại đã xảy ra tại Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng.... Khi người dân chỉ lo thiếu ăn và phục vụ chiến tranh "giải phóng" miền Nam thì giáo dục là phương tiện tuyên truyền cho đảng.
Từ khi đất nước thống nhất 1975 thì tinh hoa miền Nam bỏ chạy ra nước ngoài hay chết trong trại cải tạo. Đất nước trở nên u tối dưới sự cai trị của những con người hung ác, tàn bạo, lừa dối chạy theo quốc tế cộng sản để nắm quyền lực. Đây là những người được huấn luyện (giáo dục) để đóng vai trò đó vì trong tâm họ đã sẵn có mầm mống như vậy.
Giáo dục dẫn đến chính trị. Cao điểm của chính trị là chiến tranh. Chiến tranh là nơi sự tàn ác xảy ra. Ác cực độ dẫn đến các chế độc tài. Cộng sản là tột đỉnh của chế độ chuyên chế. Trong gian khổ khiến con người ý thức về cuộc sống. Vòng tròn lại bắt đầu. Biết được ý nghĩa cuộc sống là trưởng thành. Cứ nhìn vào sinh hoạt Quốc Hội Mỹ hiện nay thì thấy sự thiếu trưởng thành của những người đại diện dân cử.
Có gia đình, vợ con cháu chắt đầy đàn không phải là trưởng thành. Có bằng cấp, chức vụ, cơ sở thương mại, nhà cao cửa rộng, tài sản muôn trùng cũng không gọi là trưởng thành. Có danh tiếng lẫy lừng cũng chưa phải trưởng thành. Trưởng thành là sống và hiểu ý nghĩa của cuộc sống trong suy nghĩ cũng như hành động.
Người đàn ông xuất hiện trên trái đất trước người đàn bà thì đó là trách nhiệm của người đi trước (do ý Chúa hay ông Trời định). Nếu người Nam không có người Nữ thì mọi sự thái bình. Nhưng chẳng may vì có giao tiếp nên có con cái, có tranh giành trong đời sống và từ đó có chiến tranh.
Sự trưởng thành nơi người đàn ông có tác dụng giảm thiểu những tranh chấp vô lý trong đời sống. Nhưng đã là giống đực thì khó mà xóa nổi thú tính tự nhiên. Đàn ông mà tu dưỡng để kiểm soát thân, tâm thì trở thành Thánh nhân rồi. Và lịch sử loài người không có mấy ai thành đạt.
Giống đực sinh ra để chiến đấu, giống cái có nhiệm vụ sinh đẻ. Chiến tranh gây ra từ giống đực (giành ăn hay giành gái). Nhưng loài người không phải chỉ lo ăn và truyền giống. Con người cần có văn hóa và giáo dục.
Khi giáo dục sai lầm thì những nền văn minh mà con người xây dựng cũng có thể bị hủy diệt. Thuở xưa cho rằng con cháu đầy đàn là nhà có phúc. Phúc đức cho cá nhân hay cho xã hội? Sản xuất ra con người mà không có sự giáo dục thì con người sẽ đóng góp gì cho xã hội? Có con không phải để giải trí như nuôi chó, mèo, chim, cá hay cắt tóc kiểu mới, ăn mặc quần áo xanh đỏ đi khoe hàng xóm mà quên đi sự giáo dục. Nếu con bạn là một nhân tài có thể đem lợi ích cho xã hội. Nhưng nếu con bạn là một nhà độc tài thì họa khôn lường.
Cái khó của giáo dục là không phải có chương trình là sẽ dạy mọi học sinh thành đạt như nhau. Người cha trưởng thành (hay vị thầy đắc đạo) chưa chắc đã huấn luyện con (hay học trò) được như ý. Mỗi người có một mệnh lý khác nhau. Trưởng thành là hiểu ý nghĩa cuộc sống cũng là hiểu mệnh. Và để hiểu "mệnh" thì phải "toại kỳ sở nhu" (biết đủ để dừng lại thay vì đi quá đà) với "tận kỳ sở năng" (cố gắng với tất cả khả năng và chấp nhận cái khả năng đó) thì mới đi đến "chính kỳ sở mệnh" (biết và chấp nhận tài năng của mình chỉ có thế chứ không hơn được nữa) cho dù bạn muốn làm thầy, thợ, kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, thủ tướng, đại tướng.... đều phải đi qua.
Tiếc thay ở tuổi thiếu niên thay vì tu dưỡng thì gia đình và xã hội lôi kéo vào "hôn nhân" hay làm việc kiếm tiền để tạo hạnh phúc? Và từ đó tu dưỡng phai tàn, cá nhân lạc vào khu rừng phát triển với hỗn loạn, xung đột và thảm họa. Có người cho rằng có vợ (gia đình) rồi đi tu thì tốt hơn là đi tu rồi bỏ đạo theo đời. Có một số ít thành công thì được phổ biến để khuyến khích mọi người theo đuổi nhưng đa số thất bại thì đổ lỗi cho lý do khác mà không tìm ra căn gốc (hay biết mà che giấu vì sẽ đi ngược những gì gọi là thành công).