Xây hồ Ka Pét tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc

20 Tháng Chín 20239:17 CH(Xem: 439)
  • Tác giả :

Xây hồ Ka Pét tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc

 
Xây hồ Ka Pét tiềm ẩn nguy cơ  xung đột sắc tộcThánh địa Mỹ Sơn, di tích lịch sử của người Chăm ở Quảng Nam. Ảnh: AFP
icon-zoom Photo: RFA






RFA




Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận sớm hoàn thành dự án hồ Ka Pét để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương mặc dù dự án đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân, nhất là cộng đồng sắc tộc Chăm.

Trong bài viết sau đây, ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận và cũng là nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, cho RFA biết về những xung đột, bất cập nếu tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai dự án trên.

Nguy cơ nhấn chìm khu Thánh Tích

“Đụng vào cái gì thì được chứ đụng vào vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh thì ngàn đời sau người ta vẫn nhớ và nó dẫn đến nguy cơ xung đột sắc tộc thì làm sao. Chúng ta có thể có rất nhiều giải pháđể làm cái hồ đó, nhưng nếu đụng vào vấn đề xung đột sắc tộc thì không giải quyết được, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Cho nên bây giờ vẫn còn kịp.”

Ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận lên tiếng cảnh báo nguy cơ xung đột sắc tộc ngữa người Kinh và Chăm nếu các cơ quan chức năng địa phương vẫn tiếp tục thực hiện dự án hồ Ka Pét.

Là một người nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, ông Khanh cho biết trong diện tích hơn 680 ha làm dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét, có khoảng 162 ha rừng đặc dụng. Nếu dự án vẫn thực hiện, theo ông Khanh, khoảng 10 ha khu Thánh tích của người Chăm sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ. Ông nói tiếp:

“Đến khi mình tiếp cận báo cáo về tác động môi trường và các tọa độ thì mình mới biết là tổng thể của 10 ha của khu thánh tích là nằm ngay trong lòng hồ, tức là bị nhấn chìm dưới khoảng bảy mét nước và cộng đồng người Chăm mất hoàn toàn thu thánh tích này. 

Cái đó cũng gây nhiều vấn đề khiến bọn tôi rất là xúc động và bối rối là phải xử lý vấn đề như thế nào.”

Theo phong tục, cứ mỗi bảy năm, bất kể chiến tranh hay trong mọi hoàn cảnh kinh tế nào, cộng đồng người Chăm vẫn sẽ hành hương về khu thánh tích này để thực hiện các nghi lễ thờ tự. Lần hành hương gần nhất được ghi nhận là vào năm 2019. Ông Khanh cho biết thêm:

“Nếu tương lai mà cái khu thánh tích này bị nhấn chìm thì rõ ràng ba huyện của người Chăm hiện tại là Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh coi như không còn con đường để đi hành hương, tức đây là mảnh đất cuối cùng, không có địa điểm để hành hương bởi vì bây giờ nếu hành hương thì đến đâu.

Cả một cộng đồng ai cũng đang rất ngơ ngác rằng bây giờ với một khu cực kỳ linh thiêng như thế, đã có lịch sử chiều dài gần 300 năm ca chúng tôi tự nhiên bị nhấn chìm như vậy mà chính quyền không có một giải pháp cụ thể.” 

Di tích vẫn còn, nhưng…không được thừa nhận 

000_APH2001090258468.jpg
Người sắc tộc Chăm dâng lễ tại Thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: AFP

Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần đánh giá về các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi dự án này, có ghi rằng “Trong vùng ngập lòng hồ không có di tích văn hoá lịch sử, chỉ có khoảng 30 ngôi mộ của đồng bào dân tộc xã Mỹ Thạnh.”

Trên thực tế, ông Khanh cho biết, dù chưa được Nhà nước chính thức công nhận là di tích quốc gia, tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị văn hoá lịch sử của quần thể thánh tích này. Bởi, theo ông, hiện vẫn còn rất nhiều di tích vẫn hiện hữu, vẫn được cộng đồng người Chăm gìn giữ cẩn thận. Ông Khanh nêu cụ thể:

“Ví dụ như khu di tích trồng thuốc Nam. Những cây thuốc đặc biệt của cộng đồng người Chăm ở khu đó bây giờ vẫn còn và một ngôi mộ của ông quan chuyên về ngự y vẫn còn tồn tại ở chỗ đó.

Rồi có những địa danh như suối đá bàn là nơi để luyện binh khí và khu dùng cho các binh sĩ, tướng tá đến ăn uống, nghỉ ngơi…

Tức là di tích vẫn còn tồn tại ở đó chứ không phải hoàn toàn chỉ là rừng mà không tồn tại bất cứ một thứ gì, di tích vẫn còn rất cụ thể.”

Theo ông Khanh, ngay cả phần mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu, mà người Kinh gọi tắt là “Mộ Cậu” hay “Mộ Cậu Hoa”, được xem như là trái tim hành hương của cộng đồng người Chăm và Raglai ở ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh cũng sẽ biến mất nếu Chính phủ tiếp tục dự án này.

Pô Cei Khar Mâh Bingu là một tướng tài trong triều đình của Chăm Pa nhưng do bất đồng quan điểm nên ông mới lui về ở ẩn tại khu vực Nam Bình Thuận. Ông là người đã có công khai khẩn đất hoang ở khu vực ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay. Ông Khanh cho biết như vậy và nói thêm rằng vì một số nguyên do như sợ khu mộ bị đột nhập hoặc bị phá hoại nên cộng đồng Chăm chuyển xương cốt của “Cậu Hoa” đến một nơi khác để bảo quản. Đến mỗi dịp hành hương lại đưa về khu mộ thật để làm nghi lễ:

“Khu mộ của Cậu vẫn nằm ở đó. Đặc biệt nhất là khu mộ đó vẫn tồn tại, không phải là mộ gió hoặc tưởng tượng mà trong ngôi mộ đó có xương cốt của ngài. Đặc biệt là đã gần 300 năm rồi mà xương cốt vẫn còn tồn tại, tức là nó giống như một viên xá lợi vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.

Và người Chăm ở tại Tánh Linh vẫn bảo quản cái đó, mỗi khi hành hương thì đưa cái xương cốt của ngài về tới ngay khu mộ đó.”

Ngoài ra, theo nghiên cứu của ông Khanh, Cậu Hoa còn là biểu tượng cho sự giao hảo giữa hai dân tộc Việt - Chăm:

“Đây là biểu tượng cho mối quan hệ giao hảo rất tốt. Người đó hồi xưa đã tạo điều kiện để hai dân tộc cùng tồn tại. Bây giờ anh lớn mạnh rồi anh chôn luôn hệ thống di tích mà chỉ có mỗi một câu nói rất là nhẹ nhàng rằng là mấy ông di di di tích đi chỗ khác, tôi hỗ trợ cho vài cái cây để che “Mộ Cậu”, thế là xong!”

Cần có giải pháp để đồng thuận lòng dân

image.gif
Khu vực rừng bị phá để xây dựng hồ chứa nước ở tỉnh Bình Thuận (hình chụp từ vệ tinh). Ảnh: Planet Labs

Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93 năm 2019, với tổng mức đầu tư hơn 585 tỷ đồng.

Mục tiêu đầu tư là cung cấhơn 50 triệu mét khối nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt cho người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.

Là một người dân Bình Thuận, ông Khanh thấu hiểu nỗi vất vả vì thiếu nước, Tuy nhiên, theo ông, liệu có nên đánh đổi hơn 160 ha rừng đặc dụng và cả một khu đất thánh linh thiêng của người Chăm để lấy hơn 50 triệu mét khối nước hay không; hay Chính phủ nên chậm lại, tìm các giải pháp khác thay thế tốt hơn. Ông nêu ý kiến:

"Chủ trương của Nhà nước thì chắc chắn là những người dân chúng tôi sẽ ủng hộ một cách nhiệt liệt. Tuy nhiên, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Chăm là vấn đề liên quan đến thánh tích của chúng tôi thì chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng như Chính phủ và Quốc hội cũng phải có cái nhìn lại về khu di tích này.

Không phải chỉ có cộng đồng người Chăm ca chúng tôi không đâu mà cái này nó ảnh hưởng tới cả bình ổn 300 năm nữa. Nó cực kỳ quan trọng. Vì vậy, chúng ta có nên đánh đổi cái di tích để lấy 50 triệu mét khối nước hay không.

Tôi là dân cho nên chúng tôi không hiểu tầm chiến lược của các ông lớn. Nếu các ông nói rằng đổi được thì cứ đổi, nhưng nếu đổi thì các ông phải tính được tác hại của nó như thế nào.” 

Theo lời ông Khanh, cho đến nay, chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ một lần duy nhất mời năm chức sắc thuộc cộng đồng người Chăm lên UBND tỉnh để thông báo về việc sắp xếp di dời các di tích nằm trong khu vực thánh tích này, ngoài ra họ không bàn thêm về phương án di dời cụ thể. Ông Khanh nói tiếp:

“Thực ra thì thảo luận cho đến nay kết quả là một con số 0 to tướng. Bởi vì không thể nào chỉ có năm người đi họp như vậy mà có thể quyết định được rằng có di dời hay không.

Cái quyết định di dời hay không là vấn đề tâm tư nguyện vọng, ảnh hưởng đến cả một cộng đồng của chúng tôi. Ví dụ như bây giờ di dời rồi lỡ gia đình tôi bị nạn hay có vấn đề gì đi nữa thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dòng họ của tôi.” 

Nếu Nhà nước nhất quyết thực hiện dự án này và buộc di dời các di tích, theo ông Khanh Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể:

“Ví dụ nếu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cảm thấy phải làm hồ Ka Pét đó thì chúng tôi có đề nghị rất rõ ràng cụ thể phải giải quyết triệt để vấn đề đồng thuận của cộng đồng người Chăm; bằng cách phải đề nghị ban phong tục Hàm Thuận Bắc triệu tập các cuộc họđể lấy ý kiến của người dân xem họ đồng ý di dời hay không”.

Điều thứ hai, ông Khanh đề nghị Chính phủ phải trả lại đúng diện tích và hiện trạng của khu thánh tích bị nhấn chìm, ông nói tiếp:

“Ví dụ ở trong này là 10 ha thì phải trả lại cho khu đó 10 ha và chúng ta sẽ di dời tất cả tất cả những di tích như khu mộ…

Di tích cũ nằm trong rừng khi đã bị chìm vào hồ nước rồi thì di tích mới thì phải khang trang và phải đáứng được nhu cầu hành hương tâm linh của cộng đồng người Chăm. 

Tôi nghĩ như thế thì người Chăm sẽ rất là mang ơn Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...