Vận Động và Kết Hợp Là Hỗ Tương Nguyên Nhân
Nguồn hình Internet
Trần Công Lân
Trong sinh hoạt chính trị thì sự vận động luôn xảy ra trong mọi tình huống nhưng không có nghĩa là mọi cuộc vận động đều đi đến kết qua mong muốn. Trên mặt chính trị thì đa số chỉ chú ý đến sự thành công mà không để ý đến những thất bại. Nhưng nếu không học hỏi vì sao thất bại thì người đi sau sẽ vấp phải và sự kiện sẽ tái diễn không có lợi cho tập thể (đảng, xã hội). Che giấu thất bại có thể vì lãnh đạo đương thời không đủ can đảm nhìn nhận sai lầm. Mà cũng có thể họ giữ bí mật như là kinh nghiệm lãnh đạo để ngăn trở lớp đàn em tiến lên. Các tổ chức chính trị thường có thói quen hoạt động bí mật nhưng đó là thời đại kiến thức con người còn bị hạn chế. Ngày nay thời đại của "Open AI" thì mọi việc làm đều có nguyên nhân và kết quả. Bí mật chỉ có thể là không làm. Còn đã làm (hành động) thì sẽ có người khác biết. Bí mật đôi khi có thể là nói một đàng, làm một nẻo. Đạt kết qua như vậy thì không thể có kết hợp được. Vậy thì bạn sẽ vận động như thế nào?
Hỏi các tổ chức chính trị VN hải ngoại: Sao không thấy các ông hoạt động gì cả?
Ồ, chúng tôi đang vận động XYZ....
Vận động là gì?
A. Vận động (lobby): Có nghĩa là bạn đã có chủ đích ABC và bạn muốn tìm cách thuyết phục người ta ủng hộ thay hợp tác với bạn để thực hiện. Hoặc hứa hẹn sẽ không chống đối hay tìm cách cản trợ dự tính của bạn hay tiết lộ kế hoạch thực hiện cho công chúng, đối phương.
B. Vận động (campaign): là tiến trình thực hiện kế hoạch đã vạch ra, có mục tiêu và sự phối hợp với bên ngoài chỉ là để giảm cường độ va chạm không cần thiết, không đáng.
C. Vận động (solicit): Bạn có ý định nhưng chưa đủ lực để thực hiện và muốn thăm dò dư luận (các tổ chức, đoàn thể) để quyết định sẽ tiến hành như thế nào.
Mặt khác cũng có thể bạn có 3, 5 sự chọn lựa mà không đủ điều kiện quyết định. Qua vận động, bạn hy vọng sẽ tìm được sự đồng thuận của tổ chức bạn (về lãnh đạo, nhân lực hay tài chính, kế hoạch).
Vận động loại này cũng có thể là tìm người qua những công tác ngắn hạn để thử thách khả năng có như lời nói hay không.
D. Vận động chính trị hay xã hội
Những người có lòng, thiện chí trong cộng đồng Việt Nam (CĐVN) thì có rất nhiều. Trong các sinh hoạt từ thiện, vô vụ lợi thì luôn luôn có người tham dự, đóng góp. Nhưng đó là lãnh vực xã hội, trong sinh hoạt chính trị thì lại khác. Có thể vì cảm tính của người Việt coi chính trị là xấu mà cũng có thể vì thiếu lòng tin nơi các tổ chức, giới lãnh đạo. Người hoạt động xã hội thì không quan tâm hay để ý đến khía cạnh chính trị trong khi người hoạt động chính trị thì lại muốn chỉ huy "xã hội" mà lại không quan tâm đến người bình dân suy nghĩ ra sao.
Nhưng vì các tổ chức chính trị không đủ sức thuyết phục quần chúng tham dự nên các sinh hoạt từ thiện, xã hội vẫn là đường ai nấy đi. Đó là sự phân tán lực lượng của CĐVN hải ngoại và đó là trách nhiệm của các tổ chức chính trị. Trở ngại là các tổ chức chính trị không đủ khả năng lãnh đạo và chỉ đạo vì chính các tổ chức chính trị đã không có lãnh đạo, không có kế hoạch mà chỉ là ôm quá khứ thoi thóp chờ thời. Nội bộ đã không hơn gì nhau mà đối ngoại cũng tê liệt. "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" đã không thành, vì các tổ chức đã không thể thống nhất trên đường lối hoạt động chung. Chuyện phối hợp, liên kết qua từng sinh hoạt không mang đến kết quả cụ thể mà ai cũng biết nhưng không đủ can đảm phá vỡ cái hình bóng cũ để khoác lên bộ áo mới.
Tuy chúng ta chửi, phê bình cộng sản (CS) hàng ngày trên các mạng lưới điện tử nhưng CS vẫn đóng tuồng "dân chủ" thay người mới (như Võ Văn Thưởng) nhưng "bình mới rượu cũ" thì có khác gì các tổ chức chính trị của CĐVN?
Tại sao cộng sản Việt Nam (CSVN) vận động và kết hợp được?
Có rất nhiều người viết sách về "chống Cộng" nhưng cho đến nay vẫn chưa ai lật tẩy CSVN về các xảo thuật chính trị của chúng. CSVN khởi đi từ đội "võ trang tuyên truyền". "Tuyên truyền" của CS là nói láo, xuyên tạc sự thật. Sự "nói láo" của CS sẽ thành sự thật khi chúng cạo sửa sự thật phù hợp theo chiều hướng "nói láo" thì lúc đó Láo trở nên Thật. Khi "tuyên truyền" không có tác dụng vì đối tượng biết được sự thật thì lúc đó là "võ trang" xuất hiện, dùng võ lực để thủ tiêu nhân chứng và thay vào đó là "sự thật" của CSVN dựng nên. Đó là phương thức CSVN "vận động tuyên truyền".
Ngoài kỹ thuật xiết dạ dày dân, dùng miếng ăn để kiểm soát sinh hoạt xã hội, CSVN còn dùng cái chết, tù đày để đe dọa (cây gậy) cưỡng ép mọi người làm theo kế hoạch nhà nước, một mặt dùng quyền lợi, ưu đãi, danh tiếng (củ cà rốt) để khuất phục những kẻ ham danh lợi. Đó là kỹ thuật vận động và kết hợp của CSVN.
Trong khi đó các tổ chức chính trị của CĐVN cũng muốn kết hợp nhưng lại không muốn từ bỏ dĩ vãng thất bại chỉ vì cái "danh" đã có từ thời Pháp thuộc, cho dù chỉ là những thất bại. Chấp nhận thất bại hay không là quyền của họ nhưng vì không đổi mới thì không thể tiến bộ. Cái cũ không dùng được, cái mới không có (hay có mà họ không dám chấp nhận?) và gần 50 năm trôi qua. Đã nhiều lần họ ngồi lại với nhau để kết hợp (hay liên minh) nhưng chỉ là đồng sàng, dị mộng vì không nhận khuyết điểm, không thực sự trải bày mọi chuyện trên bàn để mổ xẻ quá khứ, hiện tại, tương lai. Kết quả là chúng ta không có tầng lớp trí thức để lãnh đạo trong đấu tranh.
Giả sử có đường lối đấu tranh mới thì họ có đủ lý luận, suy xét để đánh giá hay không? Nếu con đường mới đòi hỏi sự thay đổi thì liệu họ có đủ can đảm để thay đổi hay không?
Chúng ta đã thấy CSVN nói một đàng, làm một nẻo thì liệu những hành động của các tổ chức chính trị CĐVN có khác gì không?
Những thế hệ cuối cùng của VNCH cũng đã trên dưới 70 tuổi. Thời gian còn bao lâu nữa để xây dựng nền móng cho các thế hệ đi sau. Sau bài học Trump thì CĐVN cũng đã có thay đổi khi chiều hướng hành động theo cảm tính đã dịu xuống để những bài viết có lý luận, chứng cớ xuất hiện. Nhưng hình ảnh lá cờ vàng xuất hiện trong ngày 6-1-2021 vẫn còn đó. Ai là kẻ chịu trách nhiệm? Họ ước mơ cảnh phất cờ nơi Bắc bộ phủ chăng? Thời gian đòi hỏi sự tiến hóa. Còn 2 năm nữa là tròn 50 năm, có hy vọng gì trong cuộc đấu tranh cho VN sẽ có tiến bộ?