Phóng Viên Không Biên Giới đòi chính phủ Pháp đặt vấn đề tự do báo chí ở VN, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm nước Pháp

23 Tháng Ba 201812:07 CH(Xem: 1485)
Phóng Viên Không Biên Giới đòi chính phủ Pháp đặt vấn đề tự do báo chí ở VN, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm nước Pháp
RSF-700x324



Dưới đây là bản dịch thông cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới(Reporters Sans Frontières, Paris), ngày 23/03, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng thăm viếng nước Pháp cuối tuần này:
Nhân dịp Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm viếng VN từ Chủ Nhật tới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières - RSF) kêu gọi chính phủ Pháp hãy đặt thẳng những câu hỏi cấm kỵ về hiện trạng thảm hại của quyền tự do ngôn luận tại VN. 
Tổng Bí Thư đảng CS Việt Nam sẽ tới Paris chủ nhật tới, bắt đầu cuộc thăm viếng 2 ngày theo lời mời của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron. 
Là người đứng đầu quyền hành ở VN, trên cả chức Chủ tịch nước hay Thủ tướng, ông Trọng là người đầu tiên chịu trách nhiệm về sự đàn áp tàn bạo ký giả và bloggers từ khi phe cánh của ông nắm quyền hành trong nội bộ Đảng, năm 2016. 
Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng đánh dấu năm thứ 5 chương trình hợp tác chiến lược giữa Pháp và VN, với mục đích "tăng cường liên hệ trên mọi địa hạt" giữa hai quốc gia. Dù vậy, tự do báo chí cho tới nay vẫn bị quên lãng trong hiệp ước trên. 
Daniel Bastard, trưởng phòng Á Châu-Thái Bình Dương của RSF đặt câu hỏi: "Kế hoạch hợp tác chiến lược có ý nghĩa gì khi quyền tự do ngôn luận không được đả động tới? Chúng tôi chờ đợi chính quyền Pháp đặt những câu hỏi cấm kỵ dưới đây với Nguyễn Phú Trọng, những câu hỏi mà các ký giả VN đã phải trả giá bằng sự tự do của họ: 
- Bao giờ VN mới chấm dứt hàng loạt những vụ bắt bớ, những trò hề xử án các bloggers bắt đầu từ 2016? 
Trong năm 2017, 20 ký giả đã bị bắt, bị đưa đi trại tập trung, bị án tù 9, 10 hay 14 năm chỉ vì muốn làm nhiệm vụ thông tin. Những phiên toà ban án tù không bao giờ kéo dài quá 4 giờ. Luật sư bào chữa bị gạt ra ngoài. Đó là chiến dịch đàn áp báo chí tàn bạo nhất tại VN từ 20 năm nay. 
- Chính quyền VN biện minh thế nào về điều kiện giam giữ tệ hại các ký giả VN? 
Thân nhân của các tù nhân tố cáo tình trạng hết sức khủng khiếp, lao động cưỡng bách, thiếu thốn thuốc men. Tình trạng sức khỏe của nhiều bloggers, như Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm sa sút một cách đáng ngại. Sức khỏe tinh thần của những công dân nhà báo VN cũng bị đe dọa bởi chế độ cô lập: họ bị đày đi ở những nhà tù cách gia đình hàng ngàn cây số. 
- Chính quyền VN trả lời thế nào trước lời kêu gọi đình chỉ việc phê chuẩn hiệp ước giao thương giữa VN với Liện Hiệp Âu Châu của các dân biểu Âu Châu? 
Tháng 12 vừa qua, Quốc hội Âu Châu đã thông qua một quyết nghi khẩn cấp đòi trả tự do cho các ký giả bị giam cầm trái phép ở VN. Việc phê chuẩn thoả ước tự do trao đổi thương mại giữa VN với Liên Hiệp Âu Châu lúc đầu dự định sẽ đưọc biểu quyết trong năm 2018 để được thực thi cuối năm nay. Nhưng nhiều dân biểu đặt vấn đề với việc ký kết một thoả ước như vậy với một quốc gia, từ mấy tháng nay, đã trở thành một nước tiêu diệt tự do báo chí tệ hại nhất. 
Nhân cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, Phóng Viên Không Biên giới đã đồng ký với hai tổ chức nhân quyền khác kêu gọi chính phủ Pháp đặt thẳng thắn vấn đề nhân quyền ở VN. 
VN đứng cuối sổ bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới của Phóng Viên Không Biên giới (2017), thứ 175 trên 180 quốc gia. 
*
France asked to put “forbidden” questions to visiting Vietnamese leader 
Vietnamese Communist Party general secretary Nguyen Phu Trong (right) will visit France from 25 to 27 March. Blogger Nguyen Van Dai (left), who have been held for more than two years, will go on trial on 5 April (photos: Franck Zellar - Hoang Dinh Nam / AFP). 
When Vietnamese Communist Party general secretary Nguyen Phu Trong visits France next week, Reporters Without Borders (RSF) calls on the French authorities to ask him the questions that are forbidden in Vietnam, questions about his crackdown on the freedom to inform in his country. 
Scheduled to arrive in Paris on 25 March for an official two-day visit at President Emmanuel Macron’s invitation, Trong has much more power than Vietnam’s president or prime minister. As the country’s real leader, he bears more responsibility than anyone else for the persecution of journalists and bloggers since his faction seized power within the party in 2016. 
Trong’s visit marks the fifth anniversary of the strategic partnership between France and Vietnam, the aim of which is “reinforcement of the relationship in all domains.” But respect for the freedom to inform has until now been the partnership’s big omission. 
“What is the point of this ‘strategic partnership’ if press freedom is missing?” said Daniel Bastard, the head of RSF’s Asia-Pacific desk. “We call on the French authorities to ask the party’s general secretary the questions that are forbidden in his country, the questions that get Vietnamese journalists imprisoned if they dare to ask them.” 
When does Vietnam plan to end the series of arrests and sham trials of bloggers that it launched in late 2016? 
Since the start of 2017, more than 20 citizen-journalists have been arrested, deported or sentenced to nineten or even 14 years in prison just for trying to inform the public. The trials in which these sentences have been imposed never last more four hours. The defence is systematically sidelined. This is the worst crackdown on the freedom to inform in more than 20 years
How does Vietnam justify the appalling conditions that citizen-journalists must endure in its prisons? 
According to their families, they are subjected to shocking conditionsthat include forced labour and lack of medical care. The health of many imprisoned citizen-journalists, including the bloggers Nguyen Van Dai and Me Nam, is deteriorating alarmingly. Their mental health is also endangered by isolation. They are often taken to prison a thousand kilometres from their families
What is Vietnam’s response to calls by European parliamentarians to block ratification of the Europe Union’s free trade agreement with Vietnam? 
The European Parliament adopted an emergency resolution last December demanding the release of citizen-journalists wrongfully detained in Vietnam. The free trade agreement was supposed to be approved in the coming months and come into effect by the end of 2018. But many MEPs now question whether the EU should have such an agreement with a country that has of late become one of the worst enemies of the freedom to inform
RSF issued a joint statement (attached) with two other organizations today calling on the French authorities raise the issue of human rights in Vietnam with complete frankness during General Secretary Trong’s visit. 
Vietnam is one of the bottom ten (175th out of 180 countries) in RSF's 2017 World Press Freedom Index
-->
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...