Tin đồn, tự do báo chí và cải tổ chính trị

19 Tháng Ba 20248:06 CH(Xem: 1240)

                           Tin đồn, tự do báo chí và cải tổ chính trị

download (9)


Lê Quốc Quân
  VOA Blog



Râm ran thì đã khá lâu, nhưng mạng xã hội bắt đầu bùng lên từ dòng trạng thái của Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, rằng “Câu Lạc bộ Quảng Ngãi từng quen thuộc với người hâm mộ khi tham gia đều đặn các giải hạng nhất, nhì quốc gia, nay vừa có ngôi sao gốc Vĩnh Long nộp đơn xin giải nghệ”.

Những tin đồn về một cuộc “ngã ngựa” của nguyên thủ quốc gia đang lan ra chóng mặt ở Việt Nam.

Mặc dù chưa có một tin tức chính thức nào được phổ biến nhưng các yếu tố và sự kiện mới dần dần xuất hiện đã củng cố những những tin đồn được đưa ra trước đó.

Râm ran thì đã khá lâu, nhưng mạng xã hội có lẽ bắt đầu bùng lên từ là dòng trạng thái của Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) rằng “Câu Lạc bộ Quảng Ngãi từng quen thuộc với người hâm mộ khi tham gia đều đặn các giải hạng nhất, nhì quốc gia, nay vừa có ngôi sao gốc Vĩnh Long nộp đơn xin giải nghệ”. Sau đó thì hàng loạt các thông tin đầy tính ám chỉ mơ hồ lan tràn trên mạng.

Tiếp đến là việc hoãn chuyến viếng thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan vì “tình hình nội bộ” mà đáng lẽ được diễn ra từ ngày 19-22/3 năm nay. Đỉnh cao chính là thông tin về cuộc họp bất thường của quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/3.

Theo Khoản 2 Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội chỉ họp bất thường khi “Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu”. Trước đây việc họp bất thường là rất hy hữu, nhưng gần đây việc họp “bất thường” đã trở thành “bình thường”. Đây đã lần họp bất thường thứ 6 của Quốc hội khoá XV.

Điều 91, Luật quốc hội Quy định là chương trình họp phải được thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng “chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc đối với kỳ họp bất thường”. Như vậy, nếu như Quốc hội họp bất thường vào ngày 21/3 thì các phương tiện truyền thông phải được ra tin muộn nhất là vào ngày 17/3 nhưng thực tế cho đến ngày 18/3 mới được một hãng tin quốc tế rón rén đưa tin.

Khi tin đồn càng ngày càng trở nên ồn ào hơn và có vẻ “chính thống” hơn thì nhân dân tự hỏi: Nhà báo đang ở đâu lúc này?

“Vũ khí tư tưởng” quan trọng ở đâu?

Theo số liệu về các cơ quan báo chí Việt Nam thì đến cuối năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 đài phát thanh truyền hình với nhân sự ngành báo chí là 41,000 người trong đó 20.508 nhà báo đang được cấp thẻ (kỳ hạn 2021-2025).

Tất cả những người này họ đang làm gì giữa lúc tin đồn cứ lan đi khắp các hang cùng ngõ hẻm? Thưa, họ vẫn ở đó, đầy thao thức và nhiệt huyết của những người làm báo, nhưng họ đang bị (hoặc tự) “bịt miệng”.

Trong một xã hội độc tài toàn trị, Đảng cầm quyền luôn mong muốn thống lĩnh được niềm tin của dân chúng để dễ bề cai trị và truyền thông là lối dẫn quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến trí não và nhận thức của nhân dân. Do đó đảng phải triệt để nắm giữ phương tiện quan trọng này.

Thật vậy, trong Quyết định số 362/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, ngay tại Điều 1 ghi rõ: “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

Không chỉ bị khống chế tư tưởng ở trong công việc tại văn phòng, các phóng viên còn bị ràng buộc bởi Bộ “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-HNBVN ngày 24/12/2018.

Khoản 3 Điều 4 của Bộ Quy tắc nêu: “Người làm báo không được đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác”

Do đó chúng ta không bất ngờ khi thấy hàng loạt nhà báo chỉ đưa tin bóng gió đủ kiểu về một vấn đề, từ hình ảnh phi ngựa bị ngã, cho đến hiện tượng “hai mặt trời”, các cầu thủ bóng đá, đặc sản quê hương và bói toán… Có những người chỉ dám “quăng tin” với những tính từ với mập mờ, nước đôi để chính độc giả cũng phải mệt mỏi suy đoán.

Nhân quyền sau Đảng quyền

Tự do ngôn luận là một nhân quyền. Nó gắn liền với việc tự do tìm kiếm, tiếp nhật và truyền đạt thông tin của con người. Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận quyền tự do ngôn luận. Điều 25, Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”

Khoản 3, Điều 11, Luật Báo chí năm 2016 cũng khẳng định công dân có quyền “Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.”

Thế nhưng hầu hết các tờ báo Việt Nam đều im lặng trước những thông tin rất quan trọng, thu hút sự chú ý của tòan dân. Khi nhân dân lên tiếng thì Báo chí lại trích lời của Tổng bí thư và coi là: “xuyên tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự của đảng” và nhiều người đã phải chịu án tù hoặc bị phạt hành chính vì thực hành quyền tự do ngôn luận này.

Chúng ta thấy một điều rất lạ kỳ là hầu hết các tin tức quan trọng về Việt Nam đều được báo chí quốc tế lên tiếng trước, nghĩa là ở Việt Nam không phải không có nguồn tin mà chính sự “bịt miệng” đã đẩy những tin tức đi xa hơn, đem lại uy tín cho các tổ chức nước ngoài. Như vậy nhân quyền trong nước đã thua xa đảng quyền, sợ đảng mà cố gắng chạy “đường vòng” đi xa hơn và phi chính thống hơn.

“Thay ngựa giữa dòng”?

Chủ tịch nước là một chế định quan trọng gồm 8 điều được quy định riêng trong một chương (Chương V) của Hiến Pháp. Theo đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh.

Nhưng chỉ cách đây 1 năm chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã “thôi” giữ chức Uỷ viên BCT và từ chức Chủ tịch nước mà thực chất có thể coi là bị phế truất. Nhân dân vẫn không thể biết được lý do thực sự đằng sau đó là gì mà chỉ có thể đồn đoán.

Chuyện “thay ngựa” giữa dòng thể hiện quyền uy tuyệt đối của Bộ chính trị đảng cộng sản nhưng cũng là lời tố cáo mạnh mẽ về tính chính danh của Nhà nước và là cú tát thực sự đau đớn cho những người mang quốc tịch Việt Nam, đã từng tin tưởng vào lá phiếu bầu nên Quốc hội.

Rõ ràng một người đại diện cho cả 100 triệu dân Hiến Pháp có thể bị một nhóm người yêu cầu “rút lui” mà vẫn là “Nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình…”. Đây là việc tước bỏ quyền lực của người dân đã trao ban cho quốc hội định đoạt. Quốc hội đã “theo đuôi” ai đó để đi ngược lại ý nguyện của nhân dân hoặc phản bội lại chính quyết định của mình trong một thời gian rất ngắn.

Mặc dù ủng hộ hết lòng việc đấu tranh chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhưng nhân dân cũng không thể hài lòng với việc chỉ được biết tin Nguyên thủ của mình, đại diện diện tối cao của mình, được bầu ra bằng chính lá phiếu của mình (dù là hình thức và gián tiếp) lại có thể ra đi một cách dễ dàng mà không rõ nguyên nhân?

Trong một thể chế mờ ảo, mơ hồ về nguồn tin, chỉ có nội bộ đảng xử lý với nhau, thì thật sự khó có thể phân tích tỏ tường, nhưng qua những biểu hiện này chúng ta thấy chế độ độc tài toàn trị nhìn bề ngoài tưởng như vững chắc nhưng luôn có những xáo trộn nội bộ rất lớn bên trong và khủng hoảng có thể đến bất cứ lúc nào nếu như chỉ một người đang nắm giữ quyền lực qua đời.

Trong sự phát triển của công nghệ và truyền thông như hiện nay, thật khó có thể tưởng tượng vẫn còn có những nền chính trị hoạt động tù mù như một hội kín.

Điều này chắc chắn sớm muộn cũng sẽ phải thay đổi bằng một cuộc cải tổ chính trị thực sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...