Các bài viết (21)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Vũ Ngự Chiêu
Mới nhất
A-Z
Z-A
Cuộc tấn công “Trị-Thiên Xuân-Hè 1972” Lễ Phục Sinh (30/3-27/6/1972) [THE 1972 Easter Offensive]:
16 Tháng Tư 2023
5:29 CH
Và sau này ở B-3, “dũng sĩ diệt Mỹ” một ngọn lưỡi lê và họng súng AK giết 12 lính Sư đoàn 1 Không Kỵ [1st Cavalry] ngày 14/11/1965 trong trận Plei Me- Ia Drang, ngày 7/12 vừa dự đại táo liên hoan cùng Chu Huy Điều [Chu Huy Mân], Đặng Vũ Hiệp xong đã đào ngũ, bị bắt trở lại, khiến các đơn vị ở cao nguyên phải chỉnh phong, chỉnh huấn. (Hiệp, 2002, tr.86-94). Và hàng ngàn bộ đội “lạc ngũ,” đường đi từ Thanh Hóa vào “B”—theo nhà văn Xuân Vũ—không bao giờ đến. Thực ra, Mao Nhuận Chi (Mao Zhedong, 1893-1976) , Chu Ân Lai (Zhou Enlai, 1898-1976) và Quân Ủy Trung Ương Giải Phóng Quân Trung Hoa [Trung Cộng] đã sử dụng...
Nguyễn Phước Điện hồi hương (1932-1933)
14 Tháng Tư 2023
8:57 CH
Đặc điểm của Nguyễn Phước Điện là vua làm bất cứ điều gì người Pháp ra lệnh, trên nguyên tắc "rủ buông tay áo mà đời được trị." Suốt 10 năm ấu thơ, vua được đào tạo trong hệ thống giáo dục quí phái Pháp, dưới sự uốn nắn của vợ chồng cựu Khâm sứ Charles. Bởi thế, Nguyễn Phước Điện "ở ngôi mà không cai trị" lâu nhất [19 năm, 2 tháng] trong thời Nguyễn mạt, rồi được Nhật chọn làm vua Đế Quốc Việt Nam từ ngày 11/3 tới 25/8/1945. Ngày 9/9/1945, sau khi tuyên bố độc lập với cả Nhật lẫn Pháp. Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Sinh Côn) phong vua làm Cố vấn sau khi thoái vị (2/9/1945-1/1947). Rồi lại được Pháp và Hội Truyền Giáo...
Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8/1945)
10 Tháng Tư 2023
8:30 CH
Ngay đến Phạm Quỳnh, đương kim Cơ Mật Viện trưởng—nổi tiếng về chính sách Pháp-Việt đề huề hay “Rồng Nam phun bạc, đánh đuổi Đức tặc,” mục tiêu đả kích của cả Cộng Sản lẫn phe Ki-tô giáo Ngô Đình Khôi-Ngô Đình Thục, và Huỳnh Thúc Kháng từ thập niên 1930, từng được Đại úy “Caille” [Paul Mus] dự định đưa sang India để “kháng chiến”—cũng có tin muốn hợp tác với Nhật. Ví thử Quỳnh có tâm ý chuyển buồm như Hoè tố cáo— suy diễn từ việc Quỳnh soạn sẵn tuyên ngôn độc lập ngày 11/3, và cùng Yokoyama vào thăm Nguyễn Phước Điển, không cho Hoè biết—chỉ là việc khó tránh của giới quan trường. Có lẽ Hoè không rõ...
Một cổ đôi tròng: thời Nhật chiếm đóng, 1941-1945
08 Tháng Tư 2023
6:41 CH
Ngày Thứ Hai, 1/1/1940 [22/11 Kỷ Mão], phi cơ Nhật oanh tạc một tàu Pháp trên đường xe lửa Hải Phòng/ Vân Nam. 3 Pháp kiều chết. Thứ Năm, 1/2/1940, Nhật lại oanh tạc đường xe lửa Hải Phòng/Vân Nam, giết chết 60 người. Tháng 4-5/1940—nương cơ hội Hitler chiếm Denmark, xâm lăng Norway, chấm dứt giai đoạn “phi hòa, phi chiến” [phoney war], từ Thứ Ba, 9/4/1940—báo chí Nhật lại mở chiến dịch đả kích Đông Dương và Pháp. Luận điệu ngày thêm hiếu chiến. Thứ Hai, 15/4/1940, Ngoại trưởng Nhật Arita ra tuyên cáo nói Nhật bị ràng buộc vào vùng biển nam, nhất là Đông In-đi thuộc Hòa Lan [the Netherlands East Indies]. Ngay hôm sau...
Cuộc Cách Mạng 1/11/1963
09 Tháng Tư 2023
5:29 CH
Theo Tôn Thất Đính, Đính, Khiêm và Đôn đã mở cho Diệm và Nhu một lối thoát để chạy khỏi Dinh Gia Long. (Đính, 1998, tr. 445) Nhưng Diệm và Nhu lại chọn nhà Mã Tuyên, nơi bị tình nghi là trung tâm liên lạc với Cộng Sản. (Ibid., tr. 443-44) Theo Trần Văn Đôn nói với Lodge, Diệm đã trốn khỏi Dinh Gia Long, tới một địa điểm chọn sẵn trong Chợ Lớn, từ đây có thể điện thoại và liên lạc với bên ngoài. Đôn và những người chủ trương đảo chính đều muốn cho Diệm và Nhu rời nước. Bởi thế đã cung cấp thiết vận xa đón họ hầu tránh cảnh họ bị dân chúng...
Hoà Hảo
07 Tháng Tư 2023
8:16 CH
Sư phụ của Huỳnh Phú Sổ là That Xom, trụ trì chùa Trà Sơn. Sau ba năm tu luyện ở đây, Huỳnh Phú Sổ không những khỏi bệnh mà còn học được nhiều bùa phép, có thể chữa bệnh bằng nhân điện, thôi miên, bùa chú, v.. v... Năm 1939, Huỳnh Phú Sổ trở về làng Hòa Hảo, sức khỏe hoàn toàn bình phục. Ông tiếp tục tu luyện và chữa bệnh để cứu nhân độ thế. Nổi danh mát tay, trị được bá chứng, được gọi là Đạo Xển hay tôn xưng làm Phật sống, hóa thân của “Phật Thầy Tây An.” Huỳnh Phú Sổ cũng tiên đoán được rằng Pháp sẽ bại trận ở Âu Châu năm 1940, Nhật sẽ chiếm Đông Dương, và Việt Nam sẽ được độc lập dưới quyền một Minh Vương...
“Quân chủ lập hiến”: đoạn kết một thời đại, 1925-1927
04 Tháng Tư 2023
10:01 CH
Thứ ba, mối hồng họa từ Quảng Châu thẩm thấu vào Đông Dương bằng cả đường bộ, đường biển, và truyền thông, báo chí—Lý Thụy [Li Jui] hay Trần Vương [Chen Vang] đã được xác nhận ngày 8/1/1925 chẳng là ai khác hơn Nguyễn Sinh Côn, tức Nguyễn Tất Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc mà Monguillot cùng Mật thám Pháp khẳng định từ đầu năm 1920 chỉ là một người, (1) hiện đang quấn quanh thân hình gày gò ngọn cờ hồng thêu búa liềm của Mat-scơ-va, với sự tiếp sức của liên minh Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng Trung Hoa từ tháng 11/1924. Việc Phó bảng Trinh về nước, với ô dù Lập Hiến, cùng vụ án Phan Bội Châu sắp tới ở Hà Nội...
Việt Nam Quốc Dân Đảng
03 Tháng Tư 2023
9:23 CH
Từ năm 1928, VNQDĐ muốn kết hợp với các tổ chức khác—nhất là VNKMTNH của Cộng Sản—nhưng không thành công. Những nỗ lực phát triển vào Trung và Nam cũng bị trở ngại vì [Tân Việt] Cách Mạng Đảng ở miền Trung (đổi tên thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn từ ngày 1/1/1930), và giáo phái Cao Đài tại miền Nam. Tại miền Bắc, chiếc nôi của Đảng, mọi hoạt động không phát triển hoàn toàn tốt đẹp. Nỗ lực kinh tài theo đường lối hợp pháp (như mở khách sạn Việt Nam ở Hà Nội) bị thất bại. Một số cán bộ đã phải kiếm tiền bằng cách trấn lột dân chúng. Nhưng mối hiểm họa to lớn nhất là sự xâm nhập của nhân viên mật thám Pháp...
Anh hùng khất thực chuyến cầu viện năm 1950 (chương 2)
01 Tháng Tư 2023
5:59 CH
Từ Singapore về tới Sài Gòn ngày 26/4, Vĩnh Thụy lên thẳng Đà Lạt, dù trụ sở chính phủ trung ương đặt tại Hà Nội. Hơn một tháng sau, ngày 18/6, Paris công bố Phụ bản các điều thỏa thuận của hiệp ước, và đầu tháng 7/1949, chính phủ Quốc Gia Việt Nam [QGVN] ra đời với Vĩnh Thụy làm Quốc trưởng, Xuân làm Phó Thủ tướng. Nhưng Vĩnh Thụy thực sự cai trị vỏn vẹn thị xã Đà Lạt. “Hoàng triều cương thổ” bao gồm Cao nguyên Trung Việt, cùng các khu tự trị dành cho sắc tộc Thái, Mường, H’Mong (Mèo), Nùng, và khu Ki-tô giáo Phát Diệm do các sứ quân trực trị. Sài Gòn, Huế, Hà Nội và Hải Phòng vẫn do quân Liên Hiệp Pháp cai trị...
Anh hùng khất thực chuyến cầu viện năm 1950
31 Tháng Ba 2023
8:08 CH
Hầu hết những tài liệu Bắc Kinh và Hà Nội lược dẫn trên của đều có hạn chế về mức khả tín. Thứ nhất, “lịch sử Đảng” chỉ công bố những sự thực giai đoạn, hay nửa sự thực, phù hợp với mục tiêu chính trị và tuyên truyền nhất thời. Thứ hai, nhật ký hay hồi ký và truyền khẩu sử, tự chúng đầy chủ quan và khó tránh lầm lỗi. Đó là chưa nói đến thú ngụy tạo chứng từ, được biện minh bằng nguyên tắc: chiến tranh hay chính trị phải biến trá. Như hình ảnh chiếc chiến xa [tăng] đầu tiên chạy vào sân cỏ Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975, hung hăng húc vào trụ cổng, chỉ là màn đạo diễn tuyên truyền, giống chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Hay, “HCM”...
Quay lại