Các bài viết (20)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn văn Nghệ
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đọc bài “Tụng Lỗ Tấn” của Phan Khôi lại nghĩ đến cái xấu và tội ác ở Việt Nam hiện nay
17 Tháng Tư 2021
11:40 CH
Ông Lê Kiên Thành phỏng đoán rằng: “Có lẽ chưa từng có một giai đoạn nào trong quá khứ mà người Việt Nam phải trải qua tình cảnh như ngày hôm nay. Người Việt từng sống dưới ách nô lệ cả nghìn năm của các triều đại phương Bắc, từng bị đế quốc, thực dân đô hộ, chịu đựng đủ sự tàn ác bóc lột từ ngoại bang. Nhưng chưa bao giờ tôi nghe được về chuyện người Việt tàn ác với chính đồng bào của mình. Chưa bao giờ người Việt đối xử với nhau hằn học đến thế, man rợ đến thế. Chúng ta không nghèo như ngày xưa, không đói như ngày xưa, tại sao chúng ta ác hơn ngày xưa?”
Không có cs 1.0 thì sao có cs 2.0?
08 Tháng Tư 2021
10:49 CH
Tham nhũng quyền lực rất là ghê gớm, thường bắt gặp ở những loại người “đỏ” mà không “chín”: “đích thị là kẻ cơ hội, kém cỏi…nếu để họ luồn lách leo lên cao thì chỉ có một con đường đưa đất nước vào chỗ lụn bại”[7]. Đảng luôn giữ đường lối coi trọng “hồng” hơn “chuyên”, đây chính là mảnh đất màu mỡ cho bọn tham nhũng quyền lực tha hồ mặc sức phát triển và sinh sôi. Tham nhũng quyền lực không chỉ dừng lại ở thế hệ F1 mà họ cố duy trì để truyền sang thế hệ F2, F3…và cho đến thiên thu vạn đại với tư tưởng “con vua thì lại làm vua”.
Gần một năm sau PGS.TS Sử học Lê Cung mới rụt rè lên tiếng
11 Tháng Mười 2020
9:12 CH
Thật là buồn cho một người có học hàm học vị là PGS.TS. Sử học mà cho tới giờ nầy vẫn khư khư hiểu “plusieurs soldats” trong mạch văn trên là “binh lính”. Chắc là ông Lê Cung không cập nhật hóa hay cố tình quên sự kiện vào cuối tháng 3/1993 tại Hội thảo “Tưởng niệm Alexandre de Rhodes nhân 400 năm ngày sinh của ông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt nam tổ chức tại Hội trường Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã đề cập câu trên đây của Alexandre de Rhodes và dịch lại plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” “coi như lần cuối cùng đính chính lại sự sai lầm”[
Hễ tham nhũng là giết thì còn đâu cán bộ!
10 Tháng Bảy 2020
10:01 CH
“Người tài đức có đặc điểm giàu lòng tự trọng, nhưng trung thực thủy chung…trong hoàn cảnh nào cũng lấy đất nước, dân tộc, quê hương làm mục đích cống hiến phục vụ, cho nên làm nhân sự mà có trong tay những người tài đức thì xét góc độ khía cạnh nào cũng là điều tốt cho dân cho nước. Là người ngoài Đảng, việc họ có quan điểm việc này việc kia khác biệt là điều bình thường. Người tài đức ngoài Đảng mặt khác là động lực cạnh tranh để cán bộ đảng viên nhìn vào mà phấn đấu rèn luyện”[
Căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã “Nhập Lý”
06 Tháng Bảy 2020
7:44 CH
Cán bộ cấp to thì “ăn dày”, cán bộ nhỏ thì “ăn mỏng”. Mỗi khẩu trong hộ nghèo nhận tiền hỗ trợ COVID- 19 là 750 ngàn đồng nhưng phải trích 50 ngàn đồng “để thôn uống nước”[4]. Càng lạ lùng với việc“lập danh sách tiền hỗ trợ COVID- 19 cho 1200 người chết, người đi tù”. Cán bộ Cục Thuế, Hải quan tỉnh Bắc Ninh “nhận hối lộ hơn 5 tỷ bằng với một người dân cày quần quật 100 năm” ấy vậy mà Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng lại gọi là “ăn vặt”. Không biết theo suy nghĩ của ông Đinh Tiến Dũng thì ăn bao nhiêu tỷ mới gọi là “ăn đúng bữa”?
Huyền thoại là gì mà giới truyền thông Việt Nam lại thích sử dụng như vậy?
08 Tháng Sáu 2020
9:11 CH
Các từ điển được xuất bản dưới chế độ cộng sản, như từ điển do Nguyễn Lân biên soạn giải thích từ “huyền thoại” :“ Câu chuyện lạ lùng người ta bịa đặt ra”. Ông dẫn chứng câu nói của Tố Hữu: “Chiến công vĩ đại ấy đã đánh tan cái huyền thoại về uy lực ghê gớm của đế quốc Mỹ”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích “huyền thoại”:“Câu chuyện hoặc hình tượng huyễn hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởngtượng”. Lần sang từ “huyễn hoặc” cũng của cuốn từ điển ấy đã giải thích: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn,tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín”.
Đừng giáo dục con em của dân tộc mình bất kính với Trời
03 Tháng Sáu 2020
8:48 CH
Những đảng viên cộng sản khi còn đương chức đương quyền thì xưng là vô thần, có lời bất kính với Trời nhưng khi đến tuổi già và nhất là lúc sắp lâm chung thì lại là hữu thần. Cán bộ cấp Trung ương khi chết có bàn thờ Phật, mời chư tăng đến tụng kinh cho hương hồn mau siêu thoát. Hành động tiền hậu bất nhất của các đảng viên ấy làm tôi liên tưởng đến bài học “Biển bức” (Con dơi) trong cuốn Hán văn của Trần Trọng San: “Điểu dữ thú hống, biển bức thường trung lập. Điểu thắng, tắc biển bức phi nhập điểu quần, viết: “ Ngô hữu lưỡng dực, cố điểu dã”. Thú thắng, tắc biển bức tẩu nhập thú quần, viết: “ Ngô hữu tứ túc, cố thú dã”...
“Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” Một câu nói vô liêm sỉ
27 Tháng Năm 2020
10:07 CH
:“Vì vậy các con đừng mãn nguyện làm những con giun con dế, nhưng hãy nuôi ước vọng cao thượng, có chí lớn, tung cánh như chim đại bàng, bay lên cõi trời mênh mông bát ngát. Mỗi khi các con luồn cúi, hay gian dối để được điểm cao, được lợi lộc ích kỷ hay các con dùng bạo lực để giải quyết vấn đề là các con trở thành con giun con dế. Ngược lại khi các con dám trung thực cho dù có bị thiệt thòi và dám quên lợi ích riêng của mình vì lợi ích của tha nhân là các con đang tung cánh đại bàng để bay bổng lên cõi mênh mông của Thiên Chúa”
Hãy hòa giải người chết trước cái đã rồi mới nói đến chuyện hòa giải người sống
11 Tháng Năm 2020
9:42 CH
Sau khi thuyết minh xong, tôi đề nghị tất cả sinh viên hát một bài hát để cầu cho tất cả các chiến sĩ của cả hai bên sớm được siêu thoát. Thì ngay lúc ấy có một cán bộ quản lý di tích Thành cổ lên tiếng: Không! Ở đây chỉ tưởng nhớ chiến sĩ cách mạng mà thôi! Tôi liền lên tiếng: Dạ thưa chú! Khi sống còn phân biệt chiến sĩ áo đen (ám chỉ chiến sĩ giải phóng), chiến sĩ áo xanh (ám chỉ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa) khi đã nằm xuống chẳng còn ai áo đen, áo xanh cả, chỉ còn chiến sĩ “áo trắng” mà thôi. Vậy chúng ta tiếc gì mà không tưởng niệm tất cả hương hồn những chiến sĩ của cả hai bên một lời kinh!
Nếu không có các giáo sĩ ngoại quốc truyền đạo tại Việt Nam liệu chữ Quốc Ngữ có được hoàn thiện như hiện nay không?
20 Tháng Mười Hai 2019
1:13 SA
“ Trăm năm trong cõi người ta” khi viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ đều phát âm là “Trăm năm trong cõi người ta”không có gì khác biệt cả! Ngay cả Truyện Kiều khi được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm thì không mấy người đọc được. Để đọc được chữ Nôm đâu phải dễ, do chữ Nôm “không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường thì phải cao đoán mới đọc được thông”(9) .Ngược lại Truyện Kiều chép lại bằng chữ Quốc ngữ thì trẻ em lên 6, lên 7 đều đọc được.Nhận định về ngôn ngữ học như “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân rất là non nớt.
Quay lại