“Súc quyền” và nhân quyền

13 Tháng Mười Hai 20183:37 CH(Xem: 7828)

SÚC QUYỀN VÀ NHÂN QUYỀN

h4Tìm hiểu về chính sách nhân đạo đối với vật nuôi, người ta không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho số phận con người. Hình: blog Nguyễn Tường Thụy

 



Nguyễn Tường Thụy



Như vậy là còn hơn một năm nữa, súc vật nuôi sẽ được hưởng “súc quyền” qui định ở Luật chăn nuôi vừa được quốc hội thông qua ngày 19/11/2018. Luật này hơn hẳn Pháp lệnh Giống vật nuôi mà nó sẽ thay thế về khoản đối xử nhân đạo với vật nuôi. Theo đó, người chăn nuôi không được phép đánh đập hành hạ vật nuôi, vật nuôi phải ở trong chuồng trại hợp vệ sinh, có đầy đủ thức ăn nước uống, được phòng bệnh và chữa bệnh. Đến ngay cả khâu giết mổ, qui định cũng hết sức nhân đạo như hạn chế gây đau đớn, không để vật nuôi bị sốc về tâm lý (không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ)....

Tìm hiểu về chính sách nhân đạo đối với vật nuôi, người ta không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho số phận con người.

Quy định vật nuôi phải ở trong chuồng trại hợp vệ sinh, có đầy đủ thức ăn nước uống, được phòng bệnh và chữa bệnh khiến tôi lại nghĩ đến từng đoàn dân oan khắp các tỉnh thành trong cả nước, ngủ vật vờ ở vườn hoa, ở vỉa hè, thiếu thốn đủ mọi thứ. Đã thế, họ luôn bị xua đuổi, bị phun nước nước vào cơm và đồ ăn. Nhiều gia đình đang sống bình thường, bỗng nhiên bị đuổi ra khỏi nhà của mình để cưỡng chế mà không có cơ sở pháp lý nào. Khu 4,3 héc ta ở Thủ Thiêm là một ví dụ.

Ở khâu vận chuyển, vật nuôi cũng phải được đối xử nhân đạo như sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, gây sợ hãi cho vật nuôi. Điều khoản này làm ta lại nhớ đến Bùi Thị Minh Hằng bị “vận chuyển” từ trại Thanh Hà tận Phú Thọ bằng ô tô về Vũng Tàu. Chị cho biết, chị bị xích vào ghế ngồi trong suốt quá trình “vận chuyển” trong đau đớn, khó chịu và bức xúc tột độ.

Không được làm cho vật nuôi sợ hãi, trong khi nhiều người làm việc với công an dù đi theo giấy mời, giấy triệu tập hay bị bắt về đồn thường bị khủng bố tinh thần như quát tháo phủ đầu, đe dọa, chửi bới, lăng mạ. Trong nhiều cuộc biểu tình, không khí căng thẳng, sợ hãi mỗi khi bị đàn áp bốc lên ngùn ngụt.

Vật nuôi được phòng bệnh và trị bệnh trong khi những tù nhân lương tâm không được nhận chăn, áo ấm người nhà gửi trong những ngày mùa đông lạnh giá. Khi bị bệnh, không được chữa trị hay đi bệnh viện kịp thời. Cảnh 4,5 người chung một giường bệnh ở các bệnh viện là rất phổ biến.

Đọc đến đoạn không được đánh đập, hành hạ vật nuôi, tôi vẫn còn nguyên căm phẫn khi nghĩ đến hình ảnh Lê Quốc Quyết bị công an lôi từ trong nhà tôi ra ngoài sân. Một đám 5,6 tên tranh nhau đánh, giẫm đạp lên mình, lên đầu anh. Mặt mũi anh sưng vều, be bét máu. Còn chị Dương Thị Tân kể chị bị tên Nguyễn Quang Khoa trưởng công an xã Vĩnh Quỳnh quấn tóc mấy vòng dập đầu liên tiếp vào tường. Đấy là chuyện hôm chúng lùng sục để bắt Nguyễn Phương Uyên ngày 25/9/2013. Rồi hình ảnh Trương Văn Dũng bị đánh ngất trong trại Lộc Hà, máu me bê bết bị chúng khiêng ra vứt ở cổng trại ngày 2/6/2013 còn ám ảnh những người biểu tình chống Trung Quốc cho đến tận bây giờ. Ông Trịnh Xuân Tùng cha của Trịnh Kim Tiến bị công an đánh chết chỉ vì khi vào bến, xe chưa dừng hẳn đã bỏ mũ bảo hiểm ra. Kẻ đánh chết ông chỉ bị tù 4 năm. Giới luật sư cũng không được an toàn khi tham gia vào các vụ kiện được cho là “nhạy cảm”. Họ bị đón đường đánh, bị tước tài liệu, bị cướp phương tiện hành nghề. Câu chuyện “bụi Chương Mỹ” giới quan tâm vẫn thường nhắc đến mỗi khi nói về tính nguy hiểm trong nghề luật sư...

Người ta rùng mình ghê sợ khi một báo cáo tại Quốc hội cho thấy chỉ trong 3 năm, có tới 226 người chết trong các trại tạm giam, tạm giữ.

Có quá nhiều ví dụ về công an đánh đập người vô cớ mà muốn lập hồ sơ đầy đủ thì phải tốn kém thời gian và dung lượng gấp nhiều trăm lần mấy cái gạch đầu dòng trên đây.

Trong các kỳ họp Quốc hội hàng năm, người ta bàn bạc, thảo luận đủ thứ thượng vàng hạ cám. Thế nhưng, không có phiên họp nào vấn đề vi phạm nhân quyền đang trở nên ngày càng trầm trọng được đề cập.

*

Câu chuyện về “súc quyền” đang râm ran trên mạng xã hội với đủ mọi chê bai, giễu cợt. Trong khi nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng, thì Quốc hội thông qua những qui định chặt chẽ về chính sách nhân đạo đối với vật nuôi. Tôi không nói những qui định ấy là không cần thiết. Có điều là, khi đưa “súc quyền” vào luật, cần phải nghiêm túc xem xét xem nhân quyền đã đảm bảo chưa và cần đưa ra các biện pháp để chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền đã trở thành căn bệnh trầm kha.

Pháp lệnh Giống vật nuôi sẽ được thay bởi Luật chăn nuôi khi Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Tại sao Luật chăn nuôi lại thêm hẳn một mục về “Đối xử nhân đạo với vật nuôi”? Phải chăng, nhân quyền ở VN đã quá đẩy đủ nên người ta mới có thời gian quan tâm đến gia súc. Tôi cho rằng, chính vì VN luôn luôn bị nhắc nhở về nhân quyền nên họ mới đưa tinh thần “Đối xử nhân đạo với vật nuôi” vào luật. Để mỗi khi có ai đặt ra vấn đề nhân quyền ở VN thì đã có câu trả lời: Ở VN, vật nuôi còn được đối xử nhân đạo như thế, huống chi con người.


13/12/2018
RFA Blog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...