Bêu tên học sinh trên loa: Sự vô lương với con trẻ

16 Tháng Tư 201811:05 CH(Xem: 1293)

     Bêu tên học sinh trên loa: Sự vô lương với con trẻ

images (27)                                                       hình Internet


Định An




Đi học về, thấy mẹ đang nấu cơm, tôi nói: "Mẹ, ngày mai là hạn chót đóng học phí rồi đấy, nếu không có tiền con sẽ nghĩ học, cô giáo nhắc nhỡ lần thứ ba rồi, con không muốn thứ 2 chào cờ bị đọc tên". Mẹ tôi ngập ngừng một lát rồi nói: "phải qua tháng mẹ bán lợn mới có tiền, giờ trong nhà đâu còn đồng nào". Nhìn ánh mắt mẹ, tôi hiểu sự khó khăn của bà. Bởi, sau tôi còn ba đứa em, chúng cũng đang cần tiền đóng học. Tuy khoản tiền đóng góp thời ấy không lớn, nhưng đó là cả vấn đề đối với gia đình nghèo, đông con ở nông thôn như chúng tôi. Việc bị nêu tên hàng ngày trên lớp, thứ hai đọc tên trước toàn trường chỉ vì chưa có tiền đóng học là điều đáng sợ và ám ảnh. Nó giống như một dạng đấu tố, là sự tra tấn tinh thần khủng khiếp với bất kỳ đứa trẻ nào - Đó là câu chuyện của tôi, thế hệ 8x.

Và hôm nay, câu chuyện tương tự trong quá khứ của tôi lại đang tái diễn ở xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - Bêu tên học sinh trên loa phóng thanh xã vì phụ huynh không đóng phí.

Dù với bất cứ lý do nào thì việc nêu tên học sinh thông qua hệ thống loa xã như vậy là một sự dã man, vô đạo. Tôi chắc rằng việc này không phải chỉ có ở Hà Tĩnh, trên đất nước có nhiều nơi như thế.

Theo báo dân trí, đầu năm học 2016-2017, trường tiểu học xã Cẩm Thăng đã thu các khoản tiền bắt buộc đối với mỗi em là 1.543.000đ/em. Nhưng học được hơn một tháng, xã lại thông báo phải đóng thêm số tiền xây dựng phòng đa chức năng 631.000đ/em và phải đóng trong vòng 3 năm liên tiếp, từ 2016 đến 2018. Trước khoản đóng đậu quá cao, phụ huynh không đồng tình, chính quyền xã Cẩm Thăng đã bêu tên học sinh ngày hai lần trên hệ thống loa phóng thanh của xã nhằm gây áp lực để tận thu. Vì đâu có chuyện như vậy ? ông Nguyễn Văn Báu, Chủ tịch UBND xã cho biết, vì áp lực nợ nần, khoản nợ 7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới chưa có nguồn để trả, thì công trình này (nhà học đa chức năng) do xã làm chủ đầu tư với nguồn vốn hơn 3,2 tỷ đồng, hiện mới lo được hơn 1,6 tỷ. Công trình đã bàn giao, đưa vào sử dụng, xã không có nguồn gì thêm, nên phải huy động sức đóng góp của người dân để trả nợ.

Nguồn cơn của câu chuyện trên là do nợ nần từ việc xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã "túng quẫn" nên làm liều. Khi xây dựng công trình xã không hỏi ý kiến dân, nhưng đến lúc gặp khó khăn về tiền bạc lại bắt người dân gánh chịu. Và nếu tự nhiên đi thu thì chẳng ai chịu nộp, vì vậy mới chọn "hạ sách" nhằm vào học sinh, để gây áp lực phụ huynh. Buộc họ phải đóng tiền nếu muốn con em mình đi học.

Đúng là, trăm dâu đổ đầu tằm: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Có cái chế độ nào lạ như chế độ này, cứ hết tiền là lôi dân ra thịt. Cho dù con cừu có nhiều lông cỡ nào vặt mãi nó cũng trụi. Trung ương thì thu thuế, địa phương thì các khoản đóng góp, nhà trường cũng vẽ ra nhiều khoản để thu. Thật chưa thời nào người dân lại khổ như thời nay. Trình bày không ai nghe, kêu than ai thấu, kiện tụng không ai giải quyết. Biểu tình phản đối thì bị vu là chống chế độ, bị đàn áp. Hết nói nổi.

Lúc nào cũng ca ngợi chế độ ta là chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chế độ tư bản giãy chết. Nhưng tại sao học sinh xứ giãy chết kia đi học không phải đóng học phí, trong khi ở xưa ta đi học phải đóng nhiều khoản, phí như vậy? Chế độ Triều Tiên khắc nhiệt như vậy, nhưng ít ra giáo dục của họ miễn phí hoàn toàn.

Mái trường XHCN không còn vì con người như bản chất ban đầu của nó "học tập bắt buộc và miễn phí". Ở Việt Nam đã từng có chế độ giáo dục miễn phí, nhưng giờ nó đã bị bãi bỏ, đây là bước thụt lùi của nền giáo dục. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 điều quy định giáo dục bắt buộc, miễn phí. Nhưng đến Hiến pháp năm 1992 đã có sự thay đổi, chỉ còn cấp tiểu học là miễn phí - Điều 59: "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí". Đến Hiến pháp năm 2013, chế độ giáo dục bắt buộc không còn nữa - Điều 39: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Và hiện nay cũng chỉ có giáo dục cấp tiểu học mới được miễn học phí (trường công lập). Nhưng các khoảng đóng góp khác thì muôn hình vạn trạng, kinh thưa các kiểu, còn nhiều tiền hơn gấp nhiều lần học phí.

Việc lạm thu bắt đầu từ khi có chủ trương xã hội hóa giáo dục. Các trường lợi dụng khe hở pháp lý để trục lợi.

Có thể nói chưa có thời kỳ nào người đi học phải trả nhiều tiền như hiện nay. Đánh vào tâm lý phụ huynh, nếu không đóng hoặc có ý kiến sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của con mình nên đành "bấm bụng" đóng cho xong, nhà trường đã vẽ ra đủ các khoảng thu trên trời dưới đất để moi tiền.

Những câu chuyện lạm thu ở các trường học không thiếu xã hội này: Tại Trường THPT Quang Trung (Quảng Trạch, Quảng Bình) học sinh phải đóng gần 2,6 triệu đồng cho 25 khoản thu. Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Q.7, TP.HCM) khoản thu của lớp 1 với 45 học sinh trường này có giá trị gần 150 triệu đồng. Khoản phí 8 triệu đồng của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Pascal, Cổ Nhuế (Từ Liêm Hà Nội). Trường Tiểu học (Q.5) khoản đóng đầu năm 3,5 triệu đồng trên một học sinh. Chưa hết tại lớp lá của một trường mầm non tư thục quận Gò Vấp (TP HCM) tổng số tiền học sinh phải đóng lên đến trên 6 triệu đồng. Và ở Trường Tiểu học thị trấn Sông Đốc 5 (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nhiều học sinh không được nhận vào học vì không có tiền đóng phí, trong khi bản thân họ cũng không rõ là phí gì...

Đấy, chế độ giáo dục nước ta ưu việt như thế, hơn vạn lần tư bản là vậy.

Ngay từ giáo dục đã bất công, gian dối, sặc mùi tiền thì nói sao đạo đức xã hội không xuống cấp cho được. Với những tiêu cực từ nền móng như vậy thì lấy gì để xây dựng con người xã hội chủ nghĩa?


nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20161110/beu-ten-hoc-sinh-tren-loa-su-vo-luong-voi-con-tre

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.