Những di dân tuyệt vọng trong hành trình gian khổ về quê

17 Tháng Mười 202111:15 CH(Xem: 998)
  • Tác giả :

          Những di dân tuyệt vọng trong hành trình gian khổ về quê

3FE093EF-B18F-4373-A832-28D1E20B1A7F_w1023_r1_s
                                                                   Hình từ bài chủ




VOA



Những người dân tứ xứ từ vùng dịch vượt quãng đường dài về quê bằng xe gắn máy trong thời gian qua là do họ đã cùng đường, không cầm cự nổi nữa, theo tìm hiểu của VOA, và trong thời gian tới họ sẽ tìm kế sinh nhai ở quê nhà thay vì trở lên phố đi làm lại.

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 và lệnh giãn cách xã hội gắt gao ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã khiến nhiều dân lao động nhập cư lâm vào cảnh khốn đốn. Và khi lệnh giãn cách được nới lỏng, hàng chục ngàn người đã từ bỏ tất cả, gói ghém đồ đạc, lên xe máy tìm đường về lại cố hương.

‘Chắt bóp mà sống’

Bà Nguyễn Bích Thủy, 63 tuổi, quê ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là một trong số đó. Trước khi có dịch, hai vợ chồng là công nhân thời vụ của hãng sản xuất hàng gia dụng Lock&Lock thuộc khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bà Thủy cùng chồng, hai người cháu gọi là cô ruột và một người bạn của bà, đã chở nhau trên ba chiếc xa máy về đến Đầm Dơi vào ngày 11/10.

Nói với VOA, bà cho biết mấy tháng bị kẹt ở Vũng Tàu vì dịch bệnh, bà luôn trông ngóng ngày được về quê vì tình cảnh của bà lúc đó rất tuyệt vọng. Theo lời bà thì lúc đầu bà tính đợi qua dịch thì xin đi làm lại nhưng sau thấy cuộc sống vất vả quá nên quyết định về quê.

“Hồi đầu nghe nói địa phương lo cho ăn uống này kia nhưng cuối cùng không có gì hết trơn. Đâu gần ba tháng trời mà cho được có 20 ký gạo hà. Rồi nói có tiền bạc này kia cuối cùng cũng không có hỗ trợ gì luôn,” bà cho biết.

“Nhà nước kêu gọi cán bộ ráng lo cho dân mà có lúc tụi tôi đói muốn chết mà không có ông cán bộ nào ghé hỏi thăm hết. Nguyên khu tôi ở họ về muốn hết luôn đó,” bà nói thêm.

Trong mấy tháng bị kẹt lại, vợ chồng bà sống bằng tháng lương cuối cùng mà cả hai lãnh, tổng cộng là 9,7 triệu đồng, bà cho biết. “Hai vợ chồng chắt mót ăn từ từ. Có bữa mua 5 ngàn đồng tàu hũ về kho hai vợ chồng ăn một ngày, có bữa mua đậu bắp về kho chứ đâu dám ăn thịt cá gì đâu,” bà nói.

Vợ chồng bà có vào hỏi công ty thì được cho biết họ chỉ nhận lại công nhân chính thức chứ chưa đến lượt công nhân thời vụ cho nên bà không thể ở lại đợi được nữa.

“Thấy khó khăn vậy thì tôi quyết định thôi về, về có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo,” bà giãi bày với VOA.

‘Phải có giấy xét nghiệm’

Bà thuật lại hành trình bà đi từ Vũng Tàu về đến Cà Mau mà lúc đầu bị ‘công an làm khó’ ở chốt chặn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Theo lời bà thì công an đòi bà phải có giấy phép xét nghiệm âm tính Covid-19 mới cho qua. Mấy hôm trước bà đã được xét nghiệm âm tính ở khu trọ nhưng lại không được cấp giấy nên công an đòi vợ chồng bà phải đi xét nghiệm lại.

“Tôi mới năn nỉ. Tôi nói là tại vì bây giờ ở lâu quá rồi nên cạn tiền rồi, không có tiền trả tiền trọ, tiền ăn, đồ đạc bán hết trơn để gom tiền làm phí đi về, còn mấy trăm ngàn mà bây giờ đi xét nghiệm nữa thì tiền đâu tôi về,” bà kể.

Tuy nhiên, công an trực chốt không chấp nhận. Cuối cùng, hai vợ chồng bà phải đi đến phòng khám để làm xét nghiệm nhanh. Tiền xét nghiệm hết 400 ngàn đồng và sau đó trong túi bà chỉ còn lại 70 ngàn đồng, bà Thủy nói.

“Từ đó tôi đi dài xuống đến phía này thì có mạnh thường quân cho đồ ăn, có cô đó cho tôi được 100 ngàn đồng. Tới Cần Thơ gặp được anh kia cho chai xăng 5 xị đủ chạy về tới Cà Mau luôn.”

Theo lời bà thì trừ chốt chặn ở Long Thành, Đồng Nai, các chốt còn lại ‘đều rất dễ’ và ‘thương dữ lắm’. “Họ hỏi về đâu, có ăn uống gì chưa, nếu chưa thì ghé lại lấy đồ ăn thức uống,” bà kể.

Khi bà về tới thành phố Cà Mau vào lúc khuya, bên cạnh vợ chồng bà còn có ‘đoàn xe 50-60 chục chiếc người về’. Bà đợi tới sáng thì có cảnh sát giao thông dẫn đường cho đoàn xe của bà về đến quê nhà ở ấp Tân Thạnh B, xã Tạ Khương Nam, huyện Đầm Dơi, bà Thủy nói.

“Đoạn đường từ Cà Mau về tới Đầm Dơi, tôi thấy sung sướng, phấn khởi lắm vì đã về tới quê nhà,” bà bày tỏ và cho biết bà về sống với các con và sẽ không quay lại Vũng Tàu nữa.

“Thứ nhất là sợ dịch bệnh. Thứ hai là tôi thấy cuộc sống sao bấp bênh quá,” bà giải thích lý do vì sao sẽ không lên lại.

‘Không còn tiền ăn’

Đồng cảnh ngộ với bà Bích Thủy là anh Nguyễn Văn Thể Anh, một di dân vào sống ở Sài Gòn được 5 năm. Trước khi có dịch anh đi phụ sửa xe ô tô ở Vũng Tàu được 1 năm. Anh Thể Anh đã chạy xe vượt đoạn đường hơn 1.000 km trong gần 2 ngày đêm để về đến quê nhà ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, hôm 7/10.

Lý do anh về quê cũng giống như bà Thủy. Anh nói với VOA: “Khi đó dịch chính quyền đã cấm ra khỏi nhà 3 tháng. Tiền trọ thì người ta không giảm. Bản thân em chỉ đi phụ sửa ô tô lương thì không cao. Nếu tiếp tục ở lại sẽ không còn tiền ăn cũng như không còn tiền đóng nhà trọ nên em đành đi xe máy về quê.”

Mặc dù khi đó nhiều nơi đang mở cửa lại dần, nhưng nếu anh Anh đi xin việc trở lại thì phải trong 1 tháng sau mới có lương. “Em không còn tiền ăn để lấy sức đi làm trong 1 tháng đó nữa,” anh phân trần.

Khi được hỏi tại sao quãng đường xa như vậy mà lại đi xe máy thay vì bắt xe khách, anh nói vì giá vé ‘lên đến 3 triệu đồng’ nên anh không đủ khả năng. Anh cùng với một người bạn có hoàn cảnh tương tự thay phiên nhau lái trên đoạn đường dài.

“Lúc em về 2 anh em vay mượn gom lại được 2 triệu, đi xét nghiệm lấy giấy âm tính hết 440 ngàn, đổ xăng hết 1,2 triệu rồi vá ruột thay nhớt…,” anh cho biết.

Khác với bà Thủy, trong thời gian giãn cách anh được chính quyền sở tại hỗ trợ 1,5 triệu đồng nhưng vì đồ ăn lên giá gấp mấy lần ‘nên số tiền đó chỉ đủ cho hơn một tuần ăn uống’. “Một tuần thì cả dãy phòng trọn nhận được bó rau muống héo chia cho mười mấy phòng,” anh nói thêm.

Khi được hỏi phải chạy xe máy đường trường như vậy thì có lo lắng không, anh nói ‘rất lo vì chưa bao giờ chạy xa như vậy trong thời tiết mưa bão’. “Nhưng vì đói quá mà chúng em phải tháo chạy về,” anh giãi bày.

Hành trình gian khổ

Theo lời anh thuật lại thì hành trình về quê của hai anh ‘gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại’.

Có lúc xe thủng lốp giữa đường phải dắt bộ tầm 10km mới có chỗ vá xe, anh kể, mặc dù trên đường có nhiều tiệm vá xe nhưng không ai dám làm vì ‘sợ lây bệnh’’.

“Khi qua các chốt thì tụi em cũng được các anh công an động viên và phát bánh nước. Dọc đường chúng em còn nhận được những hộp cơm 0 đồng dân địa phương phát,” anh nói.

Khi ra đến Bình Thuận thì gặp mưa bão nhưng ‘vì mong muốn về nhà sớm nên chúng em cố gắng chịu mưa gió lạnh thay đổi nhau để chạy’, anh Anh nói thêm và cho biết ‘có lúc mệt quá nhưng cố chạy. Có mấy lần ngủ gật nhưng may mắn không có chuyện gì xảy ra’.

Tổng cộng thời gian ngủ của anh trong hai ngày đi đường là 10 tiếng, anh kể. “Chúng em mặc áo.mưa ngủ dưới hiên nhà dân. Vì lần đầu chạy xe máy đi xa nên chúng em chưa có kinh nghiệm mang theo đồ để lót ngủ,” anh nói.

Theo lời anh thì khi đi qua các chốt, anh phải trình giấy xét nghiệm âm tính và khai báo thời gian, địa điểm đi và đến. Trên đường đi hai anh gặp rất nhiều đoàn nhưng ‘không ai giúp nhau trên đường, ai theo không kịp thì sẽ bị bỏ lại phía sau’.

“Về đến địa phương thì chúng em chạy thẳng vào trạm y tế xã khai báo và cách ly tập trung luôn,” anh nói. Dự định của anh là ‘đợi Đài Loan mở cửa thì sẽ đi xuất khẩu lao động’.

“Trong khi chờ đợi thì em sẽ đi đánh bắt cá dưới sông Lam, vì em là người con sông nước,” anh nói với VOA.

Khi được hỏi có dự định vào Nam trở lại sau dịch không, anh Anh giãi bày: “Chắc là không vì sau đợt dịch này em nhận ra rằng thà ăn bát cơm rau muống luộc với ăn cá mà ở quê vẫn đậm tình người hơn. Ở miền Nam nơi đất khách không tiền thì chỉ có đói thôi.”

Anh cho biết trước lúc dịch bệnh thì cuộc sống anh vẫn bình thường nhưng đến dịch thì ‘rơi vào bế tắc’. “Trước đó chưa bao giờ em nghĩ sẽ bỏ miền Nam về quê,” anh nói.

“Về đến địa phận Nghệ An là cảm xúc dâng trào trong lòng,” anh nói thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.