Đạo đức là gì?

09 Tháng Sáu 20171:23 CH(Xem: 31765)

Đạo đức là gì?

yen-thanh-giaoduc.net.vnTrộm chó bị đánh đến chết tại Việt Nam, nơi mà mạng người thua một con chó-hình internet


Hà Huy Toàn

Đạo đức là những giá trị tinh thần làm cho bản tính vị kỷ thúc đẩy người ta hành động vị tha để mỗi cá nhân nhất định tự nguyện điều chỉnh hành vi ứng xử sao cho phù hợp với ý chí chung hoặc lợi ích chung [1] .

Bản tính vị kỷ được xác định bằng bản chất cho nhân loại biểu hiện thành khuynh hướng tâm lý lấy mình làm mục đích cho mọi hành động được thực hiện bởi chính mình đồng thời lấy mọi thứ khác làm phương tiện để thoả mãn mình. Bản tính này có thể tốt đẹp nhưng cũng có thể xấu xa, nó chỉ xấu xa khi thúc đẩy người ta làm điều xấu xa hoặc nó chỉ tốt đẹp khi thúc đẩy người ta làm điều tốt đẹp, điều tốt đẹp làm lợi cho nhân loại đối lập với điều xấu xa vốn chỉ gây hại cho nhân loại.

Với bản tính vị kỷ, người ta sẵn sàng làm hại lẫn nhau hoặc thậm chí sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau bằng mọi phương cách có thể. Muốn tránh được nguy cơ đó, xã hội phải được tổ chức theo chính thể dân chủ lấy pháp luật làm phương tiện để cấm đoán mọi người làm điều xấu xa đồng thời khuyến khích mọi người làm điều tốt đẹp.

Pháp luật là các quy tắc xử sự theo nguyên tắc bình đẳng mang tính chất bắt buộc đối với mọi cá nhân được quy định chung đồng thời được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước pháp quyền.

Muốn có pháp luật, trước hết phải làm ra pháp luật; làm ra pháp luật rồi lại phải sử dụng pháp luật; trong khi sử dụng pháp luật lại phải giữ gìn hoặc bảo vệ pháp luật. Nhưng muốn làm được ba việc đó lại đòi hỏi phải có ba quyền lực tương ứng: quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp và quyền lực tư pháp. Vậy pháp luật tồn tại thế nào sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ba quyền lực đó.

Nói về pháp luật, cần phải biết phân biệt luật lệ nghiêm minh hoặc luật lệ công bằng với luật lệ mù quáng hoặc luật lệ bất công.

Luật lệ bất công là luật lệ tập trung cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào một cá nhân duy nhất hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ.

Luật lệ công bằng là luật lệ phân chia đồng đều cả ba quyền lực kia cho mọi cá nhân để mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật.

Pháp luật theo ý nghĩa đích thực cho khái niệm đó chỉ bao hàm luật lệ công bằng đồng thời phải loại trừ luật lệ bất công. Yêu cầu này ngụ ý rằng pháp luật chỉ có thể biểu hiện thành luật lệ công bằng mà thôi. Một điều luật bất công không thuộc về pháp luật.

Vì nhân loại có bản tính vị kỷ nên mọi cá nhân đều phải có cả ba quyền lực đó để tránh áp bức, bóc lột, xung đột, v. v., giữa người với người [2].

Định nghĩa chính xác cho khái niệm về pháp luật dẫn đến định nghĩa chính xác cho khái niệm về nhà nước pháp quyền. Đó là nhà nước điều hành xã hội bằng pháp luật dựa trên ba thiết chế cơ bản: 1/ Quy chế phân lập tam quyền, theo đó nhà nước pháp quyền phải được phân chia độc lập về nhân sự thành ba cơ quan khác nhau để thực hiện ba quyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; sự phân chia quyền lực như vậy làm cho các nhà cầm quyền không thể lạm dụng được quyền lực nhà nước; 2/ Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng, theo đó nhà nước pháp quyền phải bị kiểm sát chặt chẽ bởi nhiều tổ chức độc lập để ngăn ngừa các điều luật bất công dẫn đến tai hoạ cho dân chúng, cũng như phương tiện giao thông phải có phanh hãm thật tốt để phòng tránh tai nạn giao thông; 3/ Chế độ bầu cử tự do, theo đó nhà nước pháp quyền phải hoạt động theo nhiệm kỳ; sau mỗi nhiệm kỳ nhất định, nhà nước này phải thay đổi nhân sự thông qua bầu cử tự do để mọi cá nhân đều phải được tham gia lựa chọn những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người lãnh đạo đồng thời cũng đều phải được ứng cử làm người lãnh đạo, nhưng chỉ được ứng cử vào một trong ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nếu ứng cử vào cơ quan này thì không được ứng cử vào hai cơ quan kia hoặc nếu đắc cử vào cơ quan này thì phải từ bỏ chức vụ ở hai cơ quan kia để người đắc cử chỉ nắm được một trong ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phải dựa trên ít nhất ba thiết chế đó, nhà nước pháp quyền mới có thể tồn tại được bằng pháp luật để điều hành xã hội bằng pháp luật.

Với ý nghĩa đó, pháp luật được lấy làm cơ sở tồn tại cho chính thể dân chủ.

Chính thể dân chủ là chế độ chính trị phân chia đồng đều cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, cho mọi cá nhân để nhà nước pháp quyền phải dựa trên ít nhất ba thiết chế cơ bản đã được trình bày ở trên đây.

Trong chính thể dân chủ, nhà nước pháp quyền điều hành xã hội bằng pháp luật làm cho mọi cá nhân đều phải hành xử theo đạo đức. Từ thế kỷ XVIII, C. S. Montesquieu đã phát hiện được rằng đạo đức làm động cơ cho chính thể dân chủ. Nhưng ông lại xác quyết chủ quan rằng đạo đức đưa đến chính thể dân chủ [3]. Tuy nhiên, thực tế khách quan lại cho thấy chính thể dân chủ đưa đến đạo đức khiến tôi phải đảo ngược trình tự cho mối quan hệ giữa đạo đức với chính thể dân chủ đã được xác quyết chủ quan bởi C. S. Montesquieu.

Ở đây cần phải chú ý đặc biệt rằng: bản tính vị kỷ vừa tồn tại xuyên không gian vừa tồn tại vượt thời gian, tức là tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến, cũng giống như vận tốc cho ánh sáng trong chân không thuộc về Hệ thức Einstein được xác lập bởi Albert Einstein (1879 – 1955) vốn phát biểu rằng: bất cứ một vật thể nào cũng có năng lượng bằng khối lượng nhân với vận tốc cho ánh sáng trong chân không rồi lại nhân với vận tốc cho ánh sáng trong chân không, tức là E = m.c2. Trong đó: E = năng lượng, m = khối lượng, c = vận tốc cho ánh sáng trong chân không, c luôn luôn bằng 299.792.458 m/s, tức là c tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến. Hệ thức Einstein đã đập tan chủ nghĩa duy vật biện chứng được xác lập bởi cả Karl Marx (1818 – 1883) lẫn Friedrich Engels (1820 – 1895) vốn phát biểu rằng: mọi sự vật đều luôn luôn biến đổi hoặc không có sự vật nào mà không biến đổi. Do không thừa nhận bất cứ cái gì có thể tồn tại cố định hoặc tốn tại bất biến mà chỉ tuyệt đối hoá sự biến đổi như vậy nên chủ nghĩa duy vật biện chứng được áp dụng vào đời sống xã hội đã dẫn đến nền độc tài cộng sản vốn chỉ gây ra đổ vỡ tang thương như nhiều người đã biết. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đối lập hẳn với triết lý chính trị của tôi vốn sẽ dẫn đến chính thể cộng hoà hoặc chế độ dân chủ nhờ phát hiện được bản tính vị kỷ luôn luôn tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến đòi hỏi xã hội phải được tổ chức theo chính thể cộng hoà hoặc chế độ dân chủ để tránh đổ vỡ tang thương. Vì bản tính vị kỷ tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến, nên pháp luật cũng phải tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến, tức là pháp luật chỉ biểu hiện thành luật lệ công bằng phải được bảo vệ chắc chắn qua mọi biến động. Chính vì pháp luật phải tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến theo bản tính vị kỷ nên đạo đức cũng phải tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến theo bản tính đó. Đạo đức phải tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến theo bản tính vị kỷ để bản tính đó thôi thúc người ta hành xử vị tha. Hành xử vị tha sẽ bảo tồn sự sống cho nhân loại.

Vậy theo quan điểm khoa học được xác lập rõ ràng ở đây, đạo đức về bản chất chính là khả năng hiểu biết về quy luật. Ở đây quy luật bao gồm cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội, quy luật xã hội bao hàm quy luật tự nhiên cũng như quy luật tự nhiên bao hàm quy luật xã hội làm cho ta chỉ có một ý niệm chung về quy luật. Nếu người nào càng hiểu biết nhiều về quy luật thì người đó càng cao trọng về đạo đức; ngược lại, tự nó đã rõ ràng. Nhưng hoạt động nhận thức làm cho quy luật chỉ có thể biểu hiện cụ thể qua đời sống chính trị thành pháp luật để đạo đức chỉ được hiểu cụ thể thành khả năng hiểu biết về pháp luật, theo đó nếu người nào càng hiểu biết nhiều về pháp luật thì người đó càng cao trọng về đạo đức; ngược lại, tự nó cũng đã rõ ràng [4].

Pháp luật làm cho mọi người đều phải hành xử theo đạo đức. Đạo đức biểu hiện trước hết thành các giá trị cơ bản sau đây: Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Tự do là tình trạng được làm tất cả những gì có lợi cho mình đồng thời cũng có lợi cho cả người khác biểu hiện thành toàn bộ các quyền làm người thuộc về mỗi cá nhân nhất định hoặc nhân quyền như vẫn thường gọi, khiến người ta phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động để tránh sai lầm.

Bình đẳng là như nhau hoặc giống nhau về cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ.

Bác ái là yêu thương người khác như yêu thương chính mình.

Càng hiểu biết nhiều về pháp luật, càng cần phải nói thành lời cho người khác hiểu biết càng nhiều càng tốt về pháp luật để đời sống xã hội luôn luôn có Tự do – Bình đẳng – Bác ái [5].

Theo ý nghĩa đó, đạo đức không chỉ biểu hiện trừu tượng thành Tự do – Bình đẳng – Bác ái mà còn phải biểu hiện cụ thể thành các chuẩn mực cơ bản sẽ được trình bày ngay sau đây: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.

Nghĩa vụ là một chuẩn mực đạo đức đòi hỏi mỗi cá nhân nhất định biết kết hợp hài hòa lợi ích riêng thuộc về mình với lợi ích chung thuộc về cộng đồng để khi cần thiết cũng biết sẵn sàng đặt lợi ích chung thuộc về cộng đồng lên trên lợi ích riêng thuộc về mình hoặc thậm chí sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng thuộc về mình cho lợi ích chung thuộc về cộng đồng [6].

Nghĩa vụ có thể được phân chia thành hai loại khác nhau: nghĩa vụ đạo đức khác biệt với nghĩa vụ pháp lý.

Nghĩa vụ đạo đức là nghĩa vụ mang tính chất tự nguyện được thực hiện tự nguyện bởi hành vi đạo đức xuất phát từ động cơ đạo đức trong tâm hồn. Ví dụ: nghĩa vụ nuôi con hoặc nghĩa vụ giúp đỡ người khác, v. v..

Nghĩa vụ pháp lý là nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc được thực hiện miễn cưỡng bởi hành vi pháp lý xuất phát từ động cơ pháp lý ngoài tâm hồn, tức là động cơ pháp lý trong nhà nước pháp quyền bắt buộc mỗi công dân phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ: nghĩa vụ trả thuế hoặc nghĩa vụ quân dịch, v. v..

Giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý chỉ có ranh giới tương đối. Không phải ai ai cũng thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, chẳng hạn một số ít cha mẹ không thích nuôi con mặc dù chính họ sinh con. Đối với những trường hợp đó, pháp luật phải can thiệp bắt buộc họ thực hiện nghĩa vụ nuôi con, nếu pháp luật không can thiệp vào những trường hợp đó thì xã hội sẽ gặp nguy hiểm. Tương tự như vậy, không phải ai ai cũng thực hiện miễn cưỡng nghĩa vụ pháp lý mà thật ra những công dân tốt thường rất thích thú khi thực hiện nghĩa vụ này bằng tình yêu đối với nền dân chủ, chẳng hạn nhiều công dân tự nguyện đăng lính để bảo vệ nền dân chủ mà không hề bị bắt buộc phải làm việc đó. Trong một nền dân chủ thịnh vượng, hầu như không có ranh giới nào giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ pháp lý hầu như hòa tan vào nghĩa vụ đạo đức để hầu hết mọi công dân đều chỉ có một ý niệm chung về nghĩa vụ công dân thôi thúc họ thực hiện bằng cả lương tâm.

Lương tâm là một chuẩn mực đạo đức thể hiện tình cảm đạo đức ở mỗi cá nhân nhất định thực hiện việc tự đánh giá đối với hành vi ứng xử đã được thực hiện bởi chính cá nhân đó. Hoặc có thể nói theo một cách khác trừu tượng hơn: lương tâm chính là năng lực tự đánh giá của tình cảm đạo đức đối với hành vi đạo đức [7].

Khi thực hiện được nghĩa vụ, người ta sẽ được thanh thản lương tâm. Ngược lại, khi không thực hiện được nghĩa vụ, người ta sẽ bị day dứt lương tâm. Tuy nhiên, nếu kẻ nào thường xuyên làm điều xấu mà không bị day dứt lương tâm, không biết ăn năn, không biết hối hận, không biết xấu hổ, thì kẻ đó sẽ hoặc thậm chí đã trở thành kẻ vô lương tâm.

Ăn năn là tình cảm đạo đức làm cho người ta cảm thấy day dứt hoặc giày vò trong lòng về lỗi lầm đã mắc phải: tỏ ra ăn năn hối lỗi hoặc biết ăn năn trước sự tình đã quá muộn màng.

Hối hận là tình cảm đạo đức làm cho người ta cảm thấy đau khổ mà tự trách mình đã phạm khuyết điểm nào đó hoặc đã phạm lỗi lầm nào đó đồng thời mong muốn khắc phục khuyết điểm đó hoặc lỗi lầm đó cho dù có thể hay không thể khắc phục được.

Xấu hổ hoặc hổ thẹn là tình cảm đạo đức làm cho người ta cảm thấy lo sợ người khác biết những khuyết điểm ở chính mình hoặc những lỗi lầm đã được thực hiện bởi chính mình.

Ăn năn, hối hận, xấu hổ hoặc hổ thẹn, v. v., là những tình cảm đạo đức tuyệt đối cần thiết đối với mỗi cá nhân nhất định, chúng giúp người ta điều chỉnh hành vi ứng xử sao cho có thể tránh được lỗi lầm trong tương lai. Đánh mất những tình cảm đó sẽ làm cho người ta dễ dàng tái phạm lỗi lầm để rồi dần dần đánh mất nhân tính. Nói vắn tắt: đánh mất những tình cảm đó đồng nghĩa với đánh mất nhân tính.

Làm người phải biết thực hiện cả quyền làm người lẫn nghĩa vụ làm người. Làm người không chỉ phải biết thực hiện quyền làm người mà quan trọng hơn: còn phải biết thực hiện nghĩa vụ làm người. Thật ra, quyền làm người đồng nghĩa với nghĩa vụ làm người nhưng phải nhấn mạnh nghĩa vụ làm người để mới có thể thực hiện được quyền làm người. Thực hiện nghĩa vụ làm người chẳng qua chỉ là thực hiện quyền làm người thông qua thực hiện nghĩa vụ trong khi hưởng quyền lợi. Muốn thực hiện được quyền làm người, phải thực hiện được nghĩa vụ làm người để có nhân phẩm.

Nhân phẩm là một chuẩn mực đạo đức thể hiện phẩm chất người hoặc giá trị người ở mỗi cá nhân nhất định [8].

Làm người, ai ai cũng có nhân phẩm, trừ người nào tự đánh mất nhân phẩm vốn dĩ thuộc về mình bằng hành vi xấu. Người ta có thể đánh mất nhân phẩm bằng nhiều cách khác nhau, trong đó tước đoạt nhân phẩm thể hiện một cách xấu nhất, cách đó không chỉ làm cho đối tượng tước đoạt bị mất nhân phẩm mà cũng còn làm cho chính chủ thể tước đoạt bị mất nhân phẩm. Vậy rất dễ khẳng định chắc chắn mà không sợ sai lầm rằng: làm người, ai ai cũng có nhân phẩm, trừ người nào tước đoạt nhân phẩm đối với người khác hoặc bị tước đoạt nhân phẩm bởi người khác. Trong một vụ tước đoạt nhân phẩm, không chỉ có người bị tước đoạt bị mất nhân phẩm mà ngay cả kẻ tước đoạt cũng bị mất nhân phẩm, tức là cả người bị tước đoạt lẫn kẻ tước đoạt đều bị mất nhân phẩm.
Người có nhân phẩm ắt phải có lương tâm, có nhu cầu lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với cộng đồng, để có danh dự.

Danh dự là một chuẩn mực đạo đức thể hiện nhân phẩm đã được thừa nhận ở một cá nhân nhất định [9].

Ai cũng thừa nhận mình có danh dự nhưng cần phải được công nhận bởi cộng đồng. Mỗi cá nhân nhất định phải có những giá trị đạo đức mới được công nhận có danh dự. Danh dự ở mỗi cá nhân nhất định có cơ sở khách quan từ những cống hiến thực tế đối với cộng đồng đã được thực hiện bởi chính cá nhân đó. Làm người, ai cũng đóng góp dù ít hay nhiều cho cộng đồng làm cho ai cũng có danh dự. Mỗi cá nhân nhất định phải biết tôn trọng người khác mới bảo vệ được danh dự cho mình.

Bảo vệ danh dự cho mình chính là thái độ đạo đức thể hiện lòng tự trọng.

Lòng tự trọng là tình cảm đạo đức thể hiện thái độ tôn trọng đối với người khác để giữ gìn danh dự cho mình.

Người có lòng tự trọng luôn luôn biết tôn trọng người khác để giữ gìn danh dự cho mình, biết làm chủ bản thân, kiềm chế được các nhu cầu bất chính để thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức.

Lòng tự trọng khác hẳn lòng tự ái nhưng gần giống lòng bác ái. Lòng tự ái chỉ là tình cảm tự yêu mình mà không yêu người khác. Lòng bác ái lại là tình cảm vừa tự yêu mình vừa yêu người khác hoặc yêu thương người khác như yêu thương chính mình, thương người như thể thương thân.

Lòng bác ái làm cho người ta được hạnh phúc.

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng khi được thỏa mãn nhu cầu [10]. Đây là một chuẩn mực đạo đức làm mục đích cuối cùng cho mọi hoạt động xã hội. Vì nhu cầu có thể chính đáng nhưng cũng có thể bất chính nên hạnh phúc có thể thật nhưng cũng có thể giả. Hạnh phúc giả được tạo ra từ việc thỏa mãn nhu cầu bất chính, đối lập với hạnh phúc thật vốn chỉ được tạo ra từ việc thỏa mãn nhu cầu chính đáng. Trong một xã hội tự do, hạnh phúc thật luôn luôn hiện hữu phổ biến mặc dù chẳng mấy ai công nhận nó để người ta tiếp tục nỗ lực mà phấn đấu cho nó. Trong một xã hội nô lệ, hạnh phúc giả cũng luôn luôn hiện hữu phổ biến mặc dù chẳng mấy ai công nhận nó để người này lừa dối người khác đồng thời tự lừa dối chính mình: mình cố tỏ ra hạnh phúc để không cảm thấy đau khổ. Phép thắng lợi tinh thần được dùng làm thực phẩm hàng ngày cho tâm hồn [11].

Hạnh phúc dù thật hay giả cũng có thể được phân chia thành hai loại khác nhau: hạnh phúc cá nhân phân biệt với hạnh phúc xã hội. Hạnh phúc cá nhân là hạnh phúc riêng thuộc về mỗi cá nhân nhất định. Hạnh phúc xã hội là hạnh phúc chung thuộc về cả cộng đồng.

Hạnh phúc cá nhân làm cơ sở cho hạnh phúc xã hội, nếu không có hạnh phúc cá nhân thì cũng không thể có hạnh phúc xã hội. Nhưng hạnh phúc xã hội cũng có thể tạo ra hạnh phúc cá nhân bằng hiệu ứng vui lây. Vậy hạnh phúc cá nhân được tạo ra thế nào bằng hiệu ứng vui lây từ hạnh phúc xã hội?


Hiệu ứng vui lây là hiệu ứng tâm lý lan truyền cảm xúc vui sướng từ người này hoặc nhóm này sang người khác hoặc nhóm khác thông qua các giác quan làm cho một cá nhân nhất định đang rất đau buồn nhưng có thể giảm bớt đau buồn hoặc thậm chí còn có thể cảm thấy vui lây hoặc hạnh phúc lây khi thấy mọi người xung quanh đều đang hạnh phúc muốn chia sẻ hạnh phúc chung với mình.

Tùy theo thể chế chính trị mà hiệu ứng vui lây có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Một chính quyền tử tế luôn âm thầm thúc đẩy hạnh phúc thật cho mọi công dân bằng những chính sách công bằng làm cho hiệu ứng vui lây có thể tốt, nhưng một chính quyền tồi dở lại luôn ầm ỹ thúc đẩy hạnh phúc giả cho mọi nô lệ bằng những thủ đoạn tâm lý nhằm kích thích hiệu ứng vui lây làm cho mọi nô lệ đều có thể cảm thấy hạnh phúc trong xiềng xích. Với trường hợp này, hiệu ứng vui lây cực kỳ tệ hại. Chính quyền fascist ở nước Đức từ năm 1933 đến năm 1945 đã kích thích hiệu ứng vui lây bằng tuyên truyền dối trá để đẩy nhiều người Đức vào chỗ chết từ năm 1939 đến năm 1945. Chính quyền marxist ở Rumania từ năm 1945 đến năm 1989 xây dựng những tòa nhà lộng lẫy hoặc thường xuyên bắn pháo hoa nhằm kích thích hiệu ứng vui lây làm cho dân chúng ở đó choáng ngợp hoặc hoa mắt mà cẩm thấy giảm bớt nỗi đau khổ hàng ngày cho dù đời sống thực ngày càng tối tăm bi đát.

Hạnh phúc với ý nghĩa đích thực cho khái niệm này, như tôi đã nói ngay từ đầu, luôn luôn làm mục đích cuối cùng cho mọi cá nhân sống vào mọi lúc. Vì làm mục đích cuối cùng cho mọi cá nhân sống vào mọi lúc nên hạnh phúc cũng làm mục đích cuối cùng cho đạo đức. Người ta nỗ lực sống tốt chẳng qua chỉ nhằm đạt được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc chỉ có thể có được trong một xã hội dựa trên công lý mà công lý lại chỉ có thể có được nhờ có pháp luật. Vậy xét cho cùng, hạnh phúc chỉ có thể có được nhờ có pháp luật như Aristotle đã từng nói đúng như thế [12].

Pháp luật làm cho người ta hành xử theo đạo đức, mà đạo đức làm cho người ta hạnh phúc, tức là hạnh phúc làm mục đích cho pháp luật nhưng đạo đức lại làm hệ quả cho pháp luật. Pháp luật làm điều kiện tất yếu cho đạo đức tồn tại song song với bản tính vị kỷ để bản tính này chỉ kích thích người ta hành xử vị tha.

Do bản tính vị kỷ tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến nên đạo đức cũng phải tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến như chính bản tính vị kỷ làm cho mọi cá nhân đều phải biết tự đấu tranh với chính mình để chống lại cái ác hoặc làm theo cái thiện.

Với ý nghĩa đích thực như vậy, đạo đức hoàn toàn phi giai cấp cũng như hoàn toàn phi lịch sử. Không làm gì có chuyện thật về đạo đức ở giai cấp này phải khác đạo đức ở giai cấp khác, cũng không làm gì có chuyện thật về đạo đức ở thời đại này phải khác đạo đức ở thời đại khác. Bất cứ cá nhân nào hoặc cộng đồng nào mà vẫn còn xác tín vào cái quan niệm xằng bậy về đạo đức cho rằng: đạo đức vừa mang tính chất giai cấp vừa mang tính chất lịch sử, cũng chỉ chứng tỏ rằng cá nhân đó hoặc cộng đồng đó chưa tiến hóa hoặc chưa trưởng thành về cả trí tuệ lẫn nhân cách.

Tại sao tôi phải mất cả thì giờ lẫn sức lực để viết tiểu luận này?

Vì đa số đồng bào Việt nam vẫn đang bị nô dịch nặng nề bởi cái hệ tư tưởng độc đoán, bao gồm Nho giáo pha trộn với Chủ nghĩa Marx – Lenin, khiến họ vẫn quan niệm sai lạc về đạo đức hoặc vẫn quen suy nghĩ về đạo đức bằng những định kiến, những thành kiến, những thiên kiến, v. v., bắt nguồn cái hệ tư tưởng kia nên tôi phải viết tiểu luận này để góp phần khai thông tư tưởng cho họ. Nho giáo bị hạ bệ chính thức từ sau Cách mạng Tháng 1945 nhưng vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đối với đa số dân chúng nhờ được củng cố thêm bởi Chủ nghĩa Marx – Lenin làm cho họ sống thụ động trước thời cuộc [13]. Chủ nghĩa Marx – Lenin chủ trương giải phóng nhân loại bằng bạo lực cách mạng đồng thời chủ trương cải tạo nhân loại bằng chuyên chính vô sản đã dẫn dắt một số dân tộc lạc hậu, trong đó có Việt nam, đến nền độc tài bạo ngược nhất trong lịch sử nhân loại [14]. Chủ nghĩa Marx – Lenin pha trộn với Nho giáo tạo thành cái văn hoá độc đoán để nô dịch nặng nề hơn nữa đối với đa số dân chúng tại Việt nam làm cho họ tiếp tục bị vong thân trầm trọng hơn mà không tự biết về mình [15].

Bất cứ dân tộc nào hoặc cộng đồng nào muốn vươn lên trưởng thành cũng cần phải được khai thông tư tưởng bởi tầng lớp trí thức. Nhưng Việt nam vẫn chưa có tầng lớp trí thức mà chỉ mới có một số ít trí thức sống lẫn lộn với tầng lớp trí nô vốn đông đảo như ruồi để tầng lớp trí nô tiếp tục bắt buộc Việt nam vẫn phải làm một dân tộc trẻ con. Vậy tôi không thể tránh khỏi phải mất cả thì giờ lẫn sức lực để viết tiểu luận này.

Để kết thúc tiểu luận này, tôi xin viện dẫn một đoạn văn hay nhất trong Lời Tựa cho một tác phẩm triết học được tạo tác tuyệt vời bởi C. S. Montesquieu: Tinh thần Pháp luật, có thể được lấy làm ngọn đuốc vĩnh cửu, ngọn đuốc này chỉ được thắp lên một lần mà không bao giờ tắt để có thể soi sáng cho mọi thế hệ mai sau:

Nhân dân cần được soi sáng, đó là điều mà ta chớ thờ ơ. Những định kiến của các nhà cầm quyền thường bắt đầu từ định kiến của dân tộc. Thuở con dốt nát, người ta chẳng hoài nghi gì ngay cả khi làm điều bậy bạ nhất. Đến thời sáng suốt, người ta còn run lên khi đã làm điều tốt đẹp nhất. Người ta biết điều lạm dụng ngày xưa đồng thời cũng tìm thấy cách sửa chữa, nhưng người ta còn thấy cả sự lạm dụng ngay trong khi sửa chữa nữa; người ta để nguyên cái xấu khi sợ cái tồi tệ hơn; người ta giữ cái tốt vừa phải một khi còn hoài nghi cái ưu việt hơn; người ta chỉ nhìn vào cái cục bộ để phán đoán cái tổng thể; người ta xem xét mọi nguyên nhân để nhìn cho ra những kết quả.

Tôi sẽ vui sướng nhất đời nếu có cách gì làm cho mọi người đều thích thú với nhiệm vụ của mình, để yêu nhà vua [16], yêu tổ quốc, yêu pháp luật của mình; làm cho mọi người cảm nhận sâu hơn niềm hạnh phúc ngay trong xứ sở, trong nền cai trị, trong cương vị công tác của mình.

Tôi cũng sẽ vui sướng nhất đời nếu có cách gì làm cho nhà cầm quyền tăng thêm được tri thức về những công việc được quản lý bởi chính họ, làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi tuân lệnh.

Tôi cũng sẽ vui sướng hơn nữa nếu có cách gì làm cho người đời chữa khỏi thành kiến. Thành kiến, theo tôi, không phải vì người ta không biết một điều gì đó mà vì người ta không tự biết chính mình!

Trong khi giáo dục người đời, ta mới hiểu được lòng bác ái.

Người là loài có thể uốn nắn được, họ bị uốn nắn theo tư tưởng của người khác trong xã hội, nếu có người chỉ dẫn chỉ ra cho họ thì họ có thể hiểu biết được chính mình; nhưng khi bị tước đoạt, họ có thể bị mất cả cảm giác về bản chất của chính mình!” [17].

Tôi rất mong muốn quý độc giả hãy suy niệm nghiêm túc để tìm kiếm lời giải đáp cho những vấn đề hệ trọng sau đây: Tại sao nhân dân cần được soi sáng? Tại sao những định kiến của các nhà cầm quyền thường bắt đầu từ định kiến của dân tộc? Tại sao người ta còn thấy cả sự lạm dụng ngay trong khi sửa chữa nữa? Tại sao người ta để nguyên cái xấu khi sợ cái tồi tệ hơn? Tại sao người ta giữ cái tốt vừa phải một khi còn hoài nghi cái ưu việt hơn? Tại sao người đời có thành kiến hoặc không tự biết chính mình? Tại sao chỉ khi giáo dục người đời ta mới hiểu được lòng bác ái? Tại sao khi bị tước đoạt, người ta có thể bị mất cả cảm giác về bản chất của chính mình? Tại sao nếu có người chỉ dẫn chỉ ra cho họ thì họ có thể hiểu biết được chính mình?

Tất cả các câu hỏi ấy đều chỉ có thể được giải đáp thoả đáng bằng bản tính vị kỷ vốn có ở mọi cá nhân sống vào mọi lúc. Bản tính đó đã được trình bày ngay từ đầu ở trên kia. Rằng chính bản tính vị kỷ thúc đẩy người ta lạm dụng mọi thứ trên đời. Rằng chính ý thức u mê về bản tính vị kỷ làm cho nhân dân cần phải được khai sáng để họ có thể hiểu được chính mình bằng ý thức chân thực về bản tính đó. Rằng ý thức chân thực về bản tính vị kỷ sẽ làm cho người ta biết sống theo đạo đức. Vân vân, tất cả đều bắt đầu từ bản tính vị kỷ vốn được xác định bằng bản chất cho nhân loại.

Cuối cùng, nhà khai sáng vĩ đại còn viết rằng: “… Chỉ những người thông minh bẩm sinh, hiểu thấu Hiến pháp nước nhà mới kiến nghị được những điều thay đổi!” [18]. Chúng ta sẽ suy nghĩ thế nào khi đọc thấy câu đó? Hình như không khó tìm kiếm câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi này!

Hà Huy Toàn

***

[1] Xem khái niệm về đạo đức tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Moral) hoặc Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Đạo_đức), v. v.. Phiên bản Việt ngữ (truy cập ngày 18 Tháng Năm 2016) trình bày một định nghĩa phiến diện cho đạo đức: kết hợp quan niệm nho giáo với quan niệm marxist làm cho độc giả dễ hiểu sai lạc về đạo đức. Nói về đạo đức, tôi nhất thiết phải liên tưởng với một tác gia xuất chúng: Ayn Alissa Rand. Tác gia này đã bổ sung cho quan niệm truyền thống về đạo đức ở Tây phương bằng một quan niệm khác về bản tính vị kỷ, theo đó bản tính vị kỷ không hẳn đã xấu xa hoàn toàn mà có thể còn làm động cơ thật sự cho đạo đức nữa (xem Ayn A. Rand: Atlas Shrugged. Random House, 1957). Có thể xem một bài bình luận hay bằng Anh văn về đóng góp này trên Internet Encyclopedia of Philosophy (http://www.iep.utm.edu/rand/), bài bình luận đó cũng đã được phổ biến bằng Việt ngữ trên Internet (http://tinhthankhaiminh.blogspot.de/2015/11/ayn-rand-p22.html). Tác phẩm đó (Ayn A. Rand: Atlas Shrugged) đã được chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên: Phần 1 (http://vkool.net/watch/atlas-rung-chuyen-1-565555.html); Phần 2 (http://phim3s.net/phim-le/rung-chuyen-2-cuoc-dinh-cong_5530/xem-phim/139647/); Phần 3 (http://www.hollywoodreporter.com/review/atlas-shrugged-part-iii-who-732632). Tuy nhiên, tác gia này đã không đi đến một kết luận quan trọng có thể được rút ra từ những suy tư triết học về đạo đức, rằng bản tính vị kỷ chỉ có thể trở thành động cơ thật sự cho các hành động vị tha với một điều kiện tiên quyết: xã hội phải được tổ chức theo chính thể dân chủ lấy pháp luật làm căn bản. Nói về Tây phương, không thể không nói về Đông phương, nếu Tây phương chủ yếu chỉ có Chúa giáo làm nền tảng tinh thần dù tôn giáo này cũng có nhiều nhánh khác nhau thì Đông phương lại có vô số tôn giáo khác nhau, không chỉ khác nhau mà còn đối lập nhau hoặc thậm chí loại trừ nhau. Ở đây tôi chỉ xin nói sơ qua về cả Nho giáo (Confucianism) lẫn Đạo giáo (Taoism) tại nước Tàu. Cả Nho giáo lẫn Đạo giáo đều nói nhiều về đạo đức nhưng hầu như chỉ nói sai lạc về đạo đức. Nho giáo định hướng cho người ta hành xử theo nguyên tắc chuyên chế để bị vong thân (xem Khổng Tử: Luận ngữ (孔子: 论语). Phùng Hoài Ngọc biên dịch – chú giải – bàn luận, Đại học An giang. Việt nam Văn hiến (http://www.vietnamvanhien.net/luanngu.pdf). Truy cập ngày 19 Tháng Năm 2016). Lưu Hiểu Ba đã phê phán nghiêm khắc Nho giáo bằng một tiểu luận triết học: Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa – Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay (nguyên tác: “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”), được đăng tải trên mạng boxun vào ngày 2 Tháng Chín 2007. Bản dịch Việt ngữ được đăng tải lần đầu tiên trên mạng Procontra (http://www.procontra.asia/?p=1225). Đạo giáo định hướng cho người ta sống theo lối sống vô vi mà hành xử tắc trách với lợi ích chung. Theo Đạo giáo, đạo đức (道 德) được chiết tự thành “đạo” (道) với “đức” (德). Đạo (道) có nghĩa là Quy luật, bao gồm cả Quy luật Tự nhiên (Đạo Trời) lẫn Quy luật Xã hội (Đạo Người). Đức (德) có nghĩa là khả năng hiểu biết về Đạo. Nhưng theo Đạo giáo, vì “đạo” (道) không thể được nói thành lời (道 可 道, 非 常 道. 名 可 名, 非 常 名. 無 名 天 地 之 始, 有 名 萬 物 之 母. Phiên âm: Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh. Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu. Dịch nghĩa: Đạo mà ta có thể nói lên được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi lên được, không phải là Danh hằng có. Vô danh làm gốc cho thiên địa, hữu danh làm mẹ cho vạn vật) nên “đức” (德) chỉ biểu hiện thành vô vi, tức là không làm gì mà cũng chẳng nói gì, làm cho “đạo đức” (道 德) chỉ được hiểu theo ý nghĩa vô vi để người ta lảng tránh nghĩa vụ đồng thời cũng chẳng cần quyền, từ đó dẫn đến vong thân (異 化 hoặc 异 化), tức là đánh mất mình hoặc không có ý niệm gì về Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Sự thể này có thể giải thích được tại sao các cộng đồng nào chịu ảnh hưởng nhiều từ Đạo giáo sẽ rất khó chuyển hóa đến dân chủ. Dân chủ dường như rất xa lạ với họ. Có thể xem “Đạo đức kinh” bằng Việt ngữ trên Internet (http://nhantu.net/TonGiao/DaoDucKinh/DDK01.htm). Lưu Á Châu, một vị tướng sáng láng nhất tại nước Tàu từ xưa đến nay, cũng đã phê phán cả Nho giáo lẫn Đạo giáo thông qua phê phán Văn hóa Tàu. Báo chí Việt nam đã lan truyền thông tin về hiện tượng đó: Tướng Trung quốc bàn về niềm tin và đạo đức. Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch. Tuần Việt nam ngày 15 Tháng Tám 2010 (http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-08-15-niem-tin-va-dao-duc); Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hoá Trung quốc. Nguyễn Hải Hoành lược dịch. Tuần Việt nam ngày 31 Tháng Tám 2010 (http://tuanvietnam.net/2010-08-30-tuong-luu-a-chau-ban-ve-van-hoa-trung-quoc

(http://tuanvietnam.net/2010-08-30-tuong-luu-a-chau-ban-ve-van-hoa-trung-quoc); Vũ Hồng Ngự: Đọc Lưu Á châu để hiểu thêm một số vấn đề về Trung quốc (kỳ 1), Hồn Việt ngày 01 Tháng Ba 2016 (http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2443-doc-luu-a-chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-trung-quoc-ky-1-cuoc-chien-viet-nam-1979.aspx); Vũ Hồng Ngự: Đọc Lưu Á châu để hiểu thêm một số vấn đề về Trung quốc (kỳ cuối), Hồn Việt ngày 01 Tháng Ba 2016 (http://honvietquochoc.com.vn/Chuyen-bon-phuong/Doc-Luu-A-Chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-TQ-2.aspx); vân vân.

[2] Hà Huy Toàn: Quan niệm đúng về Hiến pháp. Dân Luận, ngày 20 Tháng Năm 2016 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20160520/quan-niem-dung-ve-hien-phap).

[3] Charles de Secondat Montesquieu: De l’Esprit des Lois. Traité, Geneve 1748. Garnier Frères, Libraires-Éditeurs. Paris 1874. Hoàng Thanh Đạm chuyển dịch từ Pháp ngữ sang Việt ngữ: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Quyển III: Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể, từ trang 54 đến trang 57. Chương 3: Nguyên tắc của chính thể dân chủ, từ trang 54 đến trang 55. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia tại Hà nội cũng đã xuất bản bản dịch này lần thứ nhất vào năm 2004 rồi sau đó xuất bản lần thứ hai vào năm 2006. Xin hãy xem thêm ấn bản 2006. Quyển III, từ trang 55 đến trang 58. Chương 3, từ trang 55 đến trang 56. Vì các ấn bản Việt ngữ được xuất bản tại Việt nam từ trước đến nay đều bị cắt xén nên tốt nhất nên xem toàn bộ tác phẩm này trên Internet bằng Pháp ngữ (http://www.ecole-alsacienne.org/CDI/pdf/1400/14055_MONT.pdf) hoặc Anh văn (https://archive.org/details/spiritoflaws01montuoft), v. v.. Ngoài ra, có thể xem thêm thông tin về C. S. Montesquieu tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Pháp ngữ (https://fr.wikipedia.org/wiki/Montesquieu) hoặc Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Montesquieu) hoặc Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Montesquieu), v. v..

[4] Cả “Law” trong Anh văn lẫn “Loi” trong Pháp ngữ đều xuất nguồn từ “Logos” trong Triết lý Hy lạp. Logos được chuyển dịch sang Việt ngữ thành Ngôi Lời tương đương với The Word trong Anh văn nhưng Logos có thể được hiểu thành “Quy luật” hoặc “Nguyên lý” về ngữ nghĩa mặc dù “Quy luật” hoặc “Nguyên lý” chẳng liên quan gì với “Ngôi Lời” hoặc “The Word” về từ ngữ. Người ta thường nói theo kiểu triết lý: cái gì cũng có quy luật hoặc nguyên lý cho nó. Chuyển dịch sang Việt ngữ, “Law” cũng như “Loi” vừa có thể được hiểu thành “Quy luật” vừa có thể được hiểu thành “Pháp luật”. Ví dụ về Quy luật: “quy luật về trọng lực” được chuyển dịch sang Anh văn thành “the law of gravity” hoặc được chuyển dịch sang Pháp ngữ thành “la loi de la gravité”, theo đó “law” cũng như “loi” phải được hiểu thành “quy luật”. Ví dụ về Pháp luật: “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được chuyển dịch sang Anh văn thành “everybody is equal before the law” hoặc được chuyển dịch sang Pháp ngữ thành “tout le monde sont égales devant la loi”, theo đó “law” cũng như “loi” lại chỉ được hiểu thành “pháp luật”. Sự thể đó cho thấy Việt ngữ rất khác biệt. Trong Việt ngữ, “pháp luật” khác hẳn “quy luật”, “quy luật” trừu tượng hơn hoặc phải bao hàm cả tự nhiên lẫn xã hội nhưng “pháp luật” lại cụ thể hơn hoặc chỉ bao hàm xã hội. Theo Việt ngữ, thiên nhiên hoặc tự nhiên ngoài xã hội không có pháp luật mà chỉ có quy luật. Những từ ngữ này cho thấy Việt ngữ thể hiện rõ ràng tư duy cảm tính đầy siêu hình ở Việt tộc (với sắc tộc Kinh chiếm tỷ lệ áp đảo) vốn tách bạch xã hội khỏi tự nhiên bất chấp xã hội không thể bị tách bạch khỏi tự nhiên cũng như không có tự nhiên nào ngoài xã hội như đã thể hiện chân thực vừa sinh động vừa phong phú qua Anh văn cũng như Pháp ngữ. Còn vô số ví dụ tương tự cho thấy tư duy cảm tính đầy siêu hình trong Việt ngữ. Tôi không biết các sắc tộc khác ở Việt nam nói năng thế nào mà chỉ biết Việt tộc nói năng cảm tính như trên với nhiều khuyết điểm trầm trọng về từ ngữ làm cho tư duy khoa học cũng như tư duy triết học rất khó phát triển ở Việt tộc. Việt tộc chỉ có thể khắc phục được những khuyết điểm đó bằng logic học. Nói về Việt ngữ lại cần phải nói về Hán văn. Hán tộc có tiếng nói đơn âm gần giống như Việt tộc nhưng lại có chữ viết rất dở, lằng nhằng, rắc rối, phức tạp, khó nhớ, khó viết, khó đọc, phải mất rất nhiều thời gian mới học được loại chữ viết đó cũng như phải mất rất nhiều cả thời gian, sức lực, vật liệu (giấy và mực), mới viết được một chữ để diễn đạt được một từ làm cho việc diễn đạt tư tưởng bằng chữ viết đó vừa rất khó khăn vừa rất lâu. Chữ viết phức tạp như vậy làm cho tư duy khoa học cũng như tư duy triết học rất chậm phát triển ở Hán tộc. Thật ra, Hán tộc có thể không hề phong phú về tư tưởng như Việt tộc vẫn lầm tưởng mà cũng rất nghèo nàn về tư tưởng như Việt tộc. Cuộc tranh giành giữa Việt tộc với Hán tộc về tác quyền đối với Kinh dịch (Yijing) đang diễn biến ly kỳ cho thấy xưa kia Việt tộc có thể uyên thâm hơn hẳn Hán tộc về tư tưởng (xem Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. Nhà xuất bản Tri thức, Hà nội 2014). Kinh dịch tỏ ra tương đồng kỳ lạ với Kinh thánh khi luận bàn về vũ trụ. Có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy chính Việt tộc đã tạo tác Kinh dịch. Nếu đúng như vậy thì chứng tỏ rằng trước khi bị nô dịch về tư tưởng bởi Hán tộc, Việt tộc uyên thâm hơn hẳn Hán tộc về tư tưởng. Chẳng qua Hán tộc có chữ viết rắc rối như đã được trình bày ở trên làm cho Việt tộc ngộ nhận Hán tộc uyên thâm hơn Việt tộc về tư tưởng. Trong hàng ngàn năm qua, Hán tộc áp đặt Nho giáo (儒 教) cho Việt tộc bằng bạo lực thể hiện Hán tộc hơn hẳn Việt tộc về văn hóa ý thức hệ nhưng chính Hán tộc cũng chỉ luẩn quẩn trong cái hệ tư tưởng đó mà không có gì hay hơn. Nho giáo làm cho Việt tộc cũng như Hán tộc bị thoái hóa trầm trọng về tư tưởng nhưng cái chữ viết rắc rối làm cho Hán tộc bị thoái hóa trầm trọng hơn. Có lẽ chính cái chữ viết đó cũng giải thích được tại sao Hán tộc lại trì trệ kỳ quặc như hiện nay trong khi các dân tộc khác đang tiến bộ rất nhanh. Viết lách chậm chạp theo một cách thức khó khăn cũng có những vấn đề rắc rối chẳng thua kém gì việc suy nghĩ chậm chạp hoặc việc suy nghĩ sai lạc vốn làm cho người ta phải mất thời gian nhiều hơn để sửa sai mới có thể nắm bắt được chân lý. Hán tộc chỉ có thể khắc phục được những khó khăn đó bằng việc thay đổi chữ viết. Nhận thấy vấn đề đó, Mao Trạch Đông khuyến khích thay thế phồn thể (傳 統) bằng giản thể (简 体), nhưng giản thể vẫn rắc rối cố hữu như phồn thể. Những nỗ lực sau đó muốn dùng ký tự latin để diễn đạt ngôn từ Tàu nhưng kết quả vẫn khiêm tốn. Trước kia Hán tộc đã từng có cơ hội để thay đổi chữ viết bằng ký tự latin nhưng Hán tộc kiêu căng ngạo mạn không muốn khiêm tốn học hỏi người Tây phương. Tưởng Giới Thạch tinh khôn hơn khi nhận thấy việc cải tiến chữ viết không chỉ khó khăn về kỹ thuật mà còn khó khăn về tâm lý bèn khuyến khích dân chúng ở Đài loan sử dụng Anh văn làm cho dân trí ở đây gia tăng nhanh chóng để sau một thời gian ngắn Đài loan phát triển mạnh hơn về mọi mặt, kể cả chính trị. Qua việc phân tích một số hiện tượng ngôn ngữ ở đây, ta nhận thấy thế giới hiện thực biểu hiện thế nào với mỗi cá nhân nhất định hoặc mỗi cộng đồng nhất định phụ thuộc vào hoạt động nhận thức ở chính cá nhân đó hoặc cộng đồng đó: nếu hoạt động nhận thức mà sai lầm hoặc vi phạm các quy tắc logic thì thế giới hiện thực chỉ biểu hiện giả dối dưới dạng ảo tưởng đối với hoạt động đó; ngược lại, nếu hoạt động nhận thức mà đúng đắn hoặc tuân thủ các quy tắc logic thì thế giới hiện thực lại có thể biểu hiện chân thực dưới dạng hiện thực đối với hoạt động đó. Xin kết luận: không tồn tại bất cứ một quy luật nào ngoài hoạt động nhận thức hoặc mọi quy luật đều được tạo ra bởi hoạt động nhận thức đồng thời chỉ tồn tại trong hoạt động đó. Phải thừa nhận vai trò quyết định cho hoạt động nhận thức hoặc nếu đã trót sai lầm mà tước bỏ vai trò quyết định đối với hoạt động nhận thức thì cần phải trả lại vai trò quyết định cho hoạt động đó.

[5] Quan điểm khoa học rất gần gũi với Chúa giáo (Công giáo, Chính giáo, Tin lành, v. v.) vốn khuyến khích việc nói thành lời nhưng có thể rất xa lạ với Đạo giáo vốn cản trở việc nói thành lời. Nếu Chúa giáo nói đúng về cả quy luật tự nhiên (Đạo Trời) lẫn quy luật xã hội (Đạo Người) thì Đạo giáo lại nói sai về quy luật xã hội mặc dù có thể nói đúng về quy luật tự nhiên. Với hình thức ngôn từ hết sức tối nghĩa, Đạo giáo làm cho người ta ngộ nhận nó huyền cơ bí ẩn nhưng thực chất chỉ bao gồm các lý lẽ tư biện được dùng làm công cụ ngụy biện để lý sự cùn quịt về thực tại xã hội. Mượn câu đầu tiên trong “Đạo đức kinh”, rằng: 道 可 道, 非 常 道. 名 可 名, 非 常 名. 無 名 天 地 之 始, 有 名 萬 物 之 母 (Phiên âm: Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh. Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu. Dịch nghĩa: Đạo mà ta có thể nói lên được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi lên được, không phải là Danh hằng có. Vô danh làm gốc cho thiên địa, hữu danh làm mẹ cho vạn vật), người ta có thể làm ra vẻ hiểu biết về thực tại xã hội cho dù chẳng hiểu biết gì về thực tại đó, tức là Đạo giáo cho phép người ta che giấu sự ngu dốt ở mình bằng sự thông thái rởm rồi làm cho người ta sống yên phận với chính thể chuyên chế. Đó chính là lý do chính đáng để Lưu Á Châu phê phán nghiêm khắc Văn hóa Tàu, bao gồm cả “Đạo đức kinh” với truyền thuyết cho rằng được tạo tác bởi Lão Tử. Xem thêm chú thích 1 ở trên đây.

[6] Xem khái niệm về nghĩa vụ được định nghĩa nôm na tại Từ điển Mở bằng Pháp ngữ (https://fr.wiktionary.org/wiki/nghĩa_vụ) hoặc Việt ngữ (https://vi.wiktionary.org/wiki/nghĩa_vụ) hoặc Trung văn (https://zh.wiktionary.org/wiki/nghĩa_vụ), v. v..

[7] Xem khái niệm về lương tâm tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Conscience) hoặc Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Lương_tâm), v. v.. Phiên bản Việt ngữ vừa quá sơ sài vừa rất sai lạc.

[8] Xem khái niệm về nhân phẩm được chiết tự tại Từ điển Mở bằng Việt ngữ (https://vi.wiktionary.org/wiki/nhân_phẩm) hoặc Trung văn (https://zh.wiktionary.org/wiki/nhân_phẩm ), v. v..

[9] Xem khái niệm về danh dự được chiết tự tại Từ điển Mở bằng Anh văn (https://en.wiktionary.org/wiki/danh_dự) hoặc Pháp ngữ (https://fr.wiktionary.org/wiki/danh_dự) hoặc Việt ngữ (https://vi.wiktionary.org/wiki/danh_dự) hoặc Trung văn (https://zh.wiktionary.org/wiki/danh_dự), v. v..

[10] Xem khái niệm về hạnh phúc được định nghĩa tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Happiness) hoặc Pháp ngữ (https://fr.wikipedia.org/wiki/Bonheur) hoặc Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Hạnh_phúc), v. v..

[11] Lỗ Tấn (1881 – 1936), một đại văn hào người Tàu, đã lột tả tâm lý vong thân ở người Tàu bằng nhân vật điển hình trong một tác phẩm văn học cùng mang tên với nhân vật đó: AQ chính truyện. Trong đó AQ thường xuyên tự lừa dối mình bằng phép thắng lợi tinh thần. Mình bất hạnh cùng cực nhưng vẫn cứ lầm tưởng mình hạnh phúc thăng hoa. Việt nam cũng có “Chí Phèo” ở “Làng Vũ đại” được tạo tác tài tình bởi Nam Cao (1915 – 1941). Chí Phèo thường xuyên chửi bới tất cả mọi người, không trừ một ai, ở “Làng Vũ đại” nhưng tất cả mọi người ở đó đều tự nhủ mình rằng Chí Phèo loại trừ mình. Thật ra, Chí Phèo đã chửi bới tất cả mọi người, không trừ một ai, nhưng tất cả mọi người đều tự nhủ trái ngược với sự thật trần trụi như vậy, tức là tự lừa dối mình, để không cảm thấy nhục nhã. Tâm lý vong thân được củng cố chắc chắn tại cả nước Tàu lẫn Việt nam dưới chế độ chuyên chế theo kiểu Nho giáo. Chế độ này đã tiêu vong nhưng tâm lý vong thân vẫn được nuôi dưỡng nhiều hơn tại đây dưới chế độ chuyên chế theo kiểu marxist. Xin hãy xem BBC: Người Việt “lạc quan nhất thế giới”. Phiên bản Việt ngữ, ngày 06 Tháng Giêng 2011 (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/01/110106_viets_optimistic.shtml?). Có thể xem thêm Hà Huy Toàn: Đảng Cộng sản Việt nam. Dân Luận, ngày 19 Tháng Năm 2017 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20170518/dang-cong-san-viet-nam). Trong nền độc tài cộng sản, Đảng Cộng sản vừa dùng “nhân dân” làm tính từ cho các tên gọi để gọi hầu hết các bộ phận cấu thành nền độc tài đó (hầu như cơ quan nào cũng có tên gọi dùng “nhân dân” làm cái đuôi cho mình, như Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Toà án Nhân dân, v. v.) vừa thường xuyên chửi bới dân chúng bằng những khái niệm mù mờ về “bọn phản động” hoặc “các thế lực thù địch” hoặc vân vân, làm cho dân chúng không cảm thấy mình bị chửi bới hoặc bị làm nhục mà còn có thể cảm thấy mình được bảo vệ hoặc được ca tụng. Đảng Cộng sản chửi bới đám đông mê muội, giống như Chí Phèo chửi bới tất cả mọi người ở “Làng Vũ đại”, nhưng đám đông kia không nhìn nhận sự thật như vậy mà còn lầm tưởng Đảng Cộng sản đề cao họ. Những người tử tế vốn chỉ chiếm một số ít dám lên tiếng chống lại tình trạng vong thân chắc chắn không thuộc về “bọn phản động” hoặc “các thế lực thù địch”, v. v.. Vậy còn ai ngoài đám đông mê muội bị chửi bới ở đây? Để che giấu tâm lý vong thân đã đạt đến mức độ trầm trọng mà không thể nghiêm trọng hơn được nữa, người ta nhân danh tự do tư tưởng để lựa chọn tư tưởng nô lệ. Rằng tự do tư tưởng phải được lựa chọn quan điểm riêng cho mình để mỗi người có một quan điểm riêng. Mùi mẫn thật đấy nhưng hãy coi chừng: quan điểm riêng có thể tốt lành nhưng cũng có thể xấu độc. Một khi đã lựa chọn quan điểm xấu độc, tức là lựa chọn tư tưởng nô lệ, sẽ không thể có tự do tư tưởng mà chỉ có thể có nô lệ tư tưởng. Người ta bất chấp thực tế khách quan cho thấy rằng: tự do tư tưởng chỉ tồn tại với tư tưởng tự do đòi hỏi quan điểm riêng không được xấu độc hoặc không được sai lầm mà phải tốt lành hoặc phải đúng đắn, để tự lừa dối mình rằng: lựa chọn tư tưởng nô lệ cũng được hưởng tự do tư tưởng hoặc ít nhất cũng thể hiện tự do tư tưởng. Đấy chẳng qua chỉ là nguỵ biện xảo trá nhất mà thôi. Tư tưởng nô lệ ắt phải dẫn đến chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ đương nhiên không thể có tự do tư tưởng. Lựa chọn tư tưởng nô lệ tức là chống lại hoặc tiêu diệt tự do tư tưởng. Nếu chỉ có một số ít người lựa chọn tư tưởng nô lệ thì có thể vẫn còn hy vọng cứu vãn nhưng nếu có đa số người lựa chọn tư tưởng nô lệ thì hết thuốc chữa, không còn hy vọng cứu vãn, không thể cứu vãn được nữa. Vấn đề hệ trọng được đặt ra ở đây: phải làm thế nào để tư tưởng tự do đánh bại tư tưởng nô lệ? Xin trả lời ngay: cái tâm địa nô lệ núp sau ngôn từ tự do phải bị vạch trần không thương tiếc bởi chính tư tưởng tự do để đám đông mê muội biết từ bỏ những ảo tưởng sói hoè về chính mình!

[12] Aristotle quan niệm rằng: mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là làm tốt, mà là hạnh phúc. “Chúng ta lựa chọn hạnh phúc vì chính giá trị tự tại của nó mà không vì những chuyện gì khác; còn khi lựa chọn danh dự, khoái lạc, tri thức, v. v., bởi vì chúng ta tin tưởng rằng chúng làm ta hạnh phúc”. “Nhân loại, theo bản chất tự nhiên, là một sinh vật chính trị”, tức là sinh vật sống theo pháp luật, vì có khả năng trao đổi suy nghĩ về công lý, bất công và những điều tốt đẹp. Nhà nước tồn tại theo pháp luật hoặc dựa vào pháp luật để tồn tại (nhà nước pháp quyền) là điều tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống. “Nhân loại, khi được làm cho hoàn thiện thêm (bởi giáo dục) là đỉnh cao nhất của thú vật, nhưng khi bị tách khỏi pháp luật và công lý, nó là một loại thú vật tồi tệ nhất ... Chính công lý là sợi dây nối kết nhân loại với nhà nước (pháp quyền) vì lẽ việc thực hiện công lý là nguyên lý cao nhất trong một tập thể chính trị”. Để đạt được hạnh phúc, nhân loại phải dựa vào chức năng duy nhất chỉ có ở nó, đó là “hoạt động của tâm hồn theo lý trí” (activity of the soul according to reason). Tôi trích dẫn Aristotle qua Vũ Quang Việt: Thử tìm hiểu quan niệm về dân chủ, quyền lực chính trị và cơ sở kinh tế của chúng. Tạp chí Thời đại Mới (http://www.tapchithoidai.org/200401_VQViet.htm). Truy cập ngày 15 Tháng Tư 2004. Có thể xem Aristotle: Πολιτικά. Athens 350 (Trước Công nguyên). Benjamin Jowett chuyển dịch từ Hy văn sang Anh văn: The Politics. The Clarendon Press, 1885. The Internet Classics Archive (http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.html). Nông Duy Trường chuyển dịch từ Anh văn sang Việt ngữ: Chính trị luận. Nhà xuất bản Thế giới, Hà nội 2015. 435 trang. Quyển I, từ trang 41 đến trang 82: chương 2, từ trang 43 đến trang 49. Quyển VII, từ trang 351 đến trang 409: chương 1, từ trang 352 đến trang 355; chương 2, từ trang 355 đến trang 359; chương 3, từ trang 360 đến trang 362. Khi chuyển dịch từ Anh văn sang Việt ngữ, dịch giả này cũng tham khảo bản dịch Anh văn được thực hiện bởi Sir Ernest Barker: The Politics of Aristotle. Oxford University Press, 1958. Trong “Giáo lý Công giáo” được biên soạn theo Kinh thánh bởi Hội đồng Giám mục Việt nam có câu hỏi 1 được đặt ra như sau: “Ta sống ở đời này để làm gì?”. Câu hỏi đó được trả lời rằng: “Ta sống ở đời này để tìm kiếm hạnh phúc và hạnh phúc thật là được hiệp thông với Chúa” (Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà nội 2009. Trang 6). Câu trả lời này cho thấy hạnh phúc được lấy làm mục đích cuối cùng cho nhân loại đồng thời cũng phân chia hạnh phúc thành hai loại đối lập nhau: hạnh phúc thật đối lập với hạnh phúc giả, nhằm mạc khải rằng: nhân loại phải nhận biết được Chúa đồng thời phải biết đi theo Chúa để mới có thể đạt được hạnh phúc thật mà tránh được hạnh phúc giả, cũng tức là phải nhận biết được pháp luật cùng với nhà nước pháp quyền làm điều kiện tồn tại cho pháp luật đồng thời phải biết hành xử theo pháp luật bằng hoạt động của tâm hồn theo lý trí để mới có thể đạt được tự do mà tránh được nô lệ.

[13] Hà Huy Toàn: Nho giáo – Một hệ tư tưởng nguy hiểm. Dân Luận, cả phần 1 được đăng tải vào ngày 10 Tháng Tám 2015 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-1) lẫn phần 2 được đăng tải vào ngày 12 Tháng Tám 2015 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-2).

[14] Xem Hà Huy Toàn: Chủ nghĩa Marx. Dân Luận, ngày 15 Tháng Tám 2015 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20150814/ha-huy-toan-chu-nghia-marx).

[15] Hà Huy Toàn: Sự tương đồng giữa Nho giáo với Chủ nghĩa Marx. Dân Luận, ngày 05 Tháng Mười một 2015 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20151104/ha-huy-toan-su-tuong-dong-giua-nho-giao-va-chu-nghia-marx).

[16] Mặc dù C. S. Montesquieu chỉ nói về “nhà vua” theo nghĩa đen hoặc nghĩa hẹp, tức chỉ là một ông vua nắm toàn quyền cai trị, nhưng vì tư tưởng chính trị của ông mang giá trị phổ quát nên “nhà vua” được trích dẫn ở đây phải được hiểu theo ý nghĩa rộng nhất: tức là nhà cầm quyền nói chung, chứ không phải chỉ là một ông vua nắm toàn quyền cai trị.

[17] Charles de Secondat Montesquieu: De l’Esprit des Lois. Traité, Geneve 1748. Garnier Frères, Libraires-Éditeurs. Paris 1874. Hoàng Thanh Đạm chuyển dịch từ Pháp ngữ sang Việt ngữ: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội 2004 – 2006. Có thể xem tác phẩm này trên Internet bằng Pháp ngữ (http://www.ecole-alsacienne.org/CDI/pdf/1400/14055_MONT.pdf) hoặc Anh văn (https://archive.org/details/spiritoflaws01montuoft), v. v.. Xem thêm chú thích 3.

[18] Xem chú thích 17.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 20248:38 CH(Xem: 240)
Cúi đầu vận hạn thất kinh Hòa hợp hòa giải hiện hình ác gian Một miếng khi đói cơ hàn Mà sao đỉẻng nỡ phũ phàng ép ngưng Buộc chấm dứt buộc phải dừng Sân si nhỏ nhặt chẳng ngừng buông tha Gần nửa thế kỷ trôi qua Phân biệt đối xử cảnh nhà hai quê Da vàng máu đỏ thảm thê Lê la cầu thực não nề xác thân Kẻ thắng tàn bạo bất nhân Người thua buồn bã bần thần đớn đau Chung tay chung giọt máu đào Sẻ chia thống khổ lao đao giữa trời Đỉẻng cấm "Đi nốt cuộc đời" Hòa hợp hòa giải tráo hơi đến cùng
13 Tháng Tư 20245:54 CH(Xem: 276)
Công an tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 12/4 bắt tạm giam ông Lê Quốc Hùng (sinh năm 1967) với cáo buộc tuyên truyền đòi đa nguyên, đa đảng và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền thông Nhà nước vào cùng ngày cho biết, ông Lê Quốc Hùng đã dùng Facebook để phát sóng (livestream) các nội dung xuyên tạc tình hình thực tế, kích động, xúc phạm ông Hồ Chí Minh nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Hùng bị khởi tố về tội "tuyên truyền, tàng trữ thông tin nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại khoản 1 điều 117 Bộ luật Hình sự.
11 Tháng Tư 20247:22 CH(Xem: 599)
Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn cộng sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải. Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non.
11 Tháng Tư 20247:19 CH(Xem: 297)
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào ngày 11/4, CEO của PEN America là bà Suzanne Nossel viết: “Phạm Đoan Trang đã khích lệ người Việt Nam qua các trang viết của mình về dân chủ, nhân quyền, môi trường và phụ nữ. Chính phủ Việt Nam đã bỏ tù bà Trang nhằm bịt miệng bà. Bà đã hy sinh sức khoẻ và tự do của bản thân để tìm kiếm công lý. Bất chấp những đàn áp của Chính phủ đối với các hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến, các câu chữ mạnh mẽ của bà tiếp tục khích lệ mọi người trên khắp Việt Nam và toàn thế giới.”
09 Tháng Tư 20248:25 CH(Xem: 521)
Thư ngỏ được đăng tải trên trang change.org vào ngày 4/4 để thu thập chữ ký, trong đó khẳng định "cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với cộng đồng người Khmer Krom bản địa đã đạt đến mức báo động, với nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ tùy tiện, bỏ tù bất công và đàn áp tôn giáo." Liên đoàn Khmer Krom (KKF) nhắc lại việc tòa án ở một số tỉnh phía Nam kết án bốn nhà hoạt động người Khmer là ba ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, và bà Đinh Thị Huỳnh với các mức án tù khác nhau về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
06 Tháng Tư 20245:06 CH(Xem: 908)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn “khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng gồm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.” Bởi vì: quyền con người ở đất nước chúng tôi chỉ là một giá trị ảo, đất nước chúng tôi dùng công an để đàn áp người dân, chúng tôi không có tam quyền độc lập mà chỉ có tam quyền độc đảng, do đó quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân là do công an đảm nhiệm. Trước là quản lý bằng hộ khẩu, CCCD gắn chip, sau là rình mò, bắt bớ...
06 Tháng Tư 20245:04 CH(Xem: 719)
Tổ thức The 88 Project phát hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 đóng dấu “mật”, được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong chỉ thị này, Bộ Chính trị ra lệnh quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh đối với cả cán bộ và công dân, ngăn cấm hình thành tổ chức chính trị đối lập; một mặt hướng dẫn việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động, nhưng cấm thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.
05 Tháng Tư 20249:05 CH(Xem: 702)
Gần đây nhất, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do, là trường hợp anh Vũ Minh Đức 31 tuổi lại bị tử vong sau khi làm việc với công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, không lâu sau đó với nhiều vết bầm trên cơ thể và có dấu hiệu bị tra tấn. Được biết anh Đức bị công an triệu tập để làm việc về một vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại xã An Phước vào đầu tháng 10 năm 2023. Vấn đề các nhân viên công lực bạo hành người dân vẫn xảy ra tại các quốc gia dân chủ trên thế giới, không chỉ riêng tại một quốc gia độc tài công an trị như tại Việt Nam. Sự khác biệt quan trọng nằm tại 3 trọng điểm như sau:...
04 Tháng Tư 20247:53 CH(Xem: 1380)
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
01 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 740)
Một tín đồ của chùa Đại Thọ không chứng kiến vụ việc nhưng được những người thân xung quanh đó thuật lại vụ việc. Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong buổi chiều ngày 01/4: “Sáng nay có khoảng 100 công an mặc cảnh phục và thường phục cùng nhiều chó nghiệp vụ được điều động đến khu vực giảng đường để ngăn cấm mọi người tiếp cận khu vực này. Chính quyền cũng điều động khoảng sáu xe múc có gầu đến để phá huỷ giảng đường.”
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.