Dự thảo về live stream vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin!

20 Tháng Bảy 20238:35 CH(Xem: 1276)
  • Tác giả :

Dự thảo về live stream vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin!

images                                                                      Hình Internet




RFA




 

Cơ quan chức năng Việt Nam bày tỏ ý định tăng cường quản lý các chương trình video trực tuyến (live stream) trên mạng xã hội. Thông tin  mới nhất liên quan mạng xã hội như thế bị nhiều nhà hoạt động xem là sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do biểu đạt và thông tin.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) cho rằng hình thức thông tin trực tuyến theo thời gian thực có tác động ảnh hưởng nhanh đến xã hội, do vậy cơ quan này đề nghị bổ sung quy định về việc cấp phép cho người sử dụng mạng xã hội muốn phát video trực tuyến.

Đề nghị này được đưa ra trong dự thảo Nghị định thay thế cho hai quy định hiện hành: Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet & thông tin trên mạng, và Nghị định 27 sửa đổi, bổ sung Nghị định 72.

Vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin

Bình luận về dự thảo nghị định quản lý hoạt động live stream, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua email trong ngày 19/7:

Việt Nam đang cố gắng thực thi kiểm duyệt trước khi phát sóng đối với những người sử dụng Facebook và bằng cách đó, họ đang vi phạm trắng trợn tiền đề cơ bản của quyền tự do ngôn luận.

Tuyên bố của chính phủ rằng biện pháp này là để chống lại ‘tin giả’ là hoàn toàn vô nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ muốn kiểm soát mọi thứ mà mọi người nói trên Internet, và biện pháp này chỉ là một chiến thuật khác để theo đuổi mục tiêu áp đặt kiểm duyệt trực tuyến nghiêm ngặt như đài phát thanh, truyền hình và tài liệu in ấn ở Việt Nam.”

Một nhà hoạt động cổ xúy cho nhân quyền và dân chủ ở thành phố Hồ Chí Minh nhận xét trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:

Việt Nam đang đi ngược lại những gì mình cam kết, không thực thi quyền con người mà Việt Nam đã ký, đã tuyên bố. Luật An ninh mạng đã vi phạm quyền con người, đến nghị định này còn tiếp tục vi phạm hơn nữa quyền tự do ngôn luận của nhân dân Việt Nam.

Nếu nghị định này được thực thi, người dân sẽ mất đi một phương tiện biểu đạt sống động, ý nghĩa và hiệu quả của những người tham gia mạng xã hội. Việc đưa sự thật, thông tin trung thực tới người dân và cộng đồng mất đi một kênh sống động và hiệu quả. Quyền biểu đạt của người làm livestream bị vi phạm nặng nề, quyền được thông tin của người xem cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”

Nhà bất đồng chính kiến JB Nguyễn Hữu Vinh, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng có cùng nhận định như trên. Ông còn cho rằng ý định của nhà chức trách Việt Nam thể hiện sự kém cỏi của Hà Nội trong việc quản lý đất nước.

Theo tôi dự định đó (dự thảo nghị định- PV) là bước lùi của cái gọi là quyền dân chủ quyền tự do, và thứ hai là nỗi sợ hãi của nhà quyền Việt Nam trước việc phát triển nhanh chóng của mạng xã hội. Và điều đó thể hiện tư duy khi  không quản được thì cấm. Điều nữa thể hiện sự bất lực trước ý nguyện nhu cầu của người dân và cuộc sống.

Nói một cách khác, đó là sự thể hiện yếu kém, sự thất bại và cái sự kéo níu lại những tiến bộ xã hội đối với cả các tiến bộ mà đem lại lợi ích hạnh phúc cái nhu cầu của người dân. Đó là sự thể hiện một chính quyền chưa đủ tầm để quản lý xã hội hiện đại.”

Trong dự thảo nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng quy định buộc người phát live stream phải đăng ký với nhà chức trách là nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng mạng xã hội vì trên các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok đang tồn tại nhiều tin giả, tin xấu độc, thông tin bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự nhân phẩm tổ chức, cá nhân, tuyên truyền mê tín dị đoan, các nội dung vi phạm bản quyền…

Tuy nhiên, ông JB Nguyễn Hữu Vinh lại cho rằng tin giả độc hại chủ yếu đến từ bộ máy tuyên truyền của nhà nước độc đảng ở Việt Nam. Ông nói:

Theo tôi biết theo kinh nghiệm của tôi với 60 năm cuộc đời tôi sống trong lòng cộng sản thì những tin fake nhiều nhất đến từ hệ thống báo chí từ hệ thống loa truyền thông truyền hình rồi từ hệ thống của Đảng và Nhà nước. Còn những cái tin ở trên mạng xã hội mà những cái livestream và những cái trực tiếp như vậy đấy là cái mà để người ta loại trừ rõ ràng nhất những tin giả những cái không có thật.

Còn cái thông tin mà qua cái nhào nặn của ban văn hoá tư tưởng và báo đó mới là những tin fake đó là những tin nhào nặn theo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và trong đó chứa đựng những sự giả dối.”

Ông cho rằng chính các chương trình livestream là công cụ thể hiện “người thật việc thật” còn biện hộ của nhà cầm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi người nghe chỉ là giả dối.

Còn những cái mà người ta nói trực tiếp trên mạng hoặc là người ta đưa tin trực tiếp là người ta gọi là người thật việc thật. Cái đó là cơ hội cho người ta chứng minh những điều đó là sự thật nó có ở chỗ nào.

Cho nên những giọng luận điệu rằng là để bảo vệ người tiêu dùng rồi là bảo vệ người dân thì đó là chiêu bài lừa bịp. Tôi nghĩ rằng chỉ những người ngây thơ thì mới tin vào những giọng điệu đó mà thôi!”

Ông Vũ Minh Trí, cựu sỹ quan của Tổng cục Tình báo Quân đội, cũng cho rằng lý do “bảo vệ người tiêu dùng” là không đúng. Ông bình luận qua tin nhắn gửi RFA:

Lâu nay, livestream đã là một hoạt động bình thường, phổ biến ở trên mạng xã hội. Cũng giống như mọi hoạt động khác của con người, bên cạnh mặt tích cực, nó có thể có mặt tiêu cực, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, các vi phạm đó hoàn toàn có thể bị xử lý theo pháp luật hiện hành. Để bảo vệ người tiêu dùng, cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vốn đã có từ lâu.

Nếu chính quyền thật sự muốn bảo vệ người dân và người tiêu dùng thì hãy xử lí nghiêm những toà báo, tổ chức, cá nhân… đã đưa tin xấu độc, tuyên truyền cho kit test Việt Á và những chuyến bay ‘giải cứu.’”

Ai là người chịu thiệt bởi yêu cầu đăng ký

Theo nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh, người cũng có chương trình YouTube hàng ngày cùng tên bình luận thời sự Việt Nam và quốc tế, quy định buộc người thực hiện việc phát video trực tuyến phải đăng ký với nhà chức trách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến người thực hiện live stream mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Thứ nhất, nhu cầu của xã hội được biết sự thật, được truyền tải thông tin đúng thực tế nắm được những vấn đề đã xảy ra một cách kịp thời- thì  điều đó bị tước đoạt vì cái quy định này.

Thứ hai, những người kinh doanh, những người có nhu cầu truyền bá  thông tin của mình sẽ bị ảnh hưởng bằng những điều luật hết sức quái gở như là 117 nói xấu như là lợi dụng và tự do dân chủ…”

Một nhà bình luận chính trị ở Hà Nội, nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:

Nghị định này ảnh hưởng lớn tới các chương trình livestream có yếu tố chính trị, vì mất đi tính thời sự và sống động. Đối với các kênh thông tin thương mại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu phải xin phép sẽ lại đẻ ra yếu tố xin-cho, tạo điều kiện cho tham nhũng trong khi nhà nước đang phát động cả một cuộc chiến chống tham nhũng. Các chính sách như vậy của Việt Nam sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, không hiệu quả.”

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh cho rằng yêu cầu đăng ký là “một cái sợi dây trong muôn vàn sợi dây Đảng giăng ra để bắt trói người dân.” Ông dự báo:

Tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ còn giở những trò kiểu như thế này nữa và còn nhiều nữa nhưng mà càng giở ra những cái thứ đó thì nó chỉ càng nói lên cái sự bất lực của họ,  khả năng kém cỏi của họ trong vấn đề quản lý xã hội. Và một cái điều cơ bản nữa là họ đang đi ngược lại cái lợi ích của xã hội, ngược lại lợi ích của người dân, ngược lại lợi ích của đất nước và ngược lại cái xu hướng tiến bộ của cả thế giới.”

Nói về sự khả thi của yêu cầu này, chuyên gia về công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu từ Úc, cho RFA biết về phương diện kỹ thuật, Việt Nam khó có thể thực thi được việc buộc người dùng đăng ký chương trình livestream vì “Chính phủ Việt Nam không kiểm soát hệ thống của các mạng xã hội bên ngoài quốc gia. Cùng lắm thì họ yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ thông tin hoặc yêu cầu khoá tài khoản/xoá tài khoản như họ đã từng làm.”

Ông Vũ Minh Trí thì nói:

Dân gian có câu ‘Bưng được miệng chĩnh, miệng vò. Nào ai bưng được miệng o, miệng dì.’ Tôi tin rằng mọi hành vi đi ngược lại quyền tự do của người dân đều sẽ thất bại.”

Phóng viên có gửi email cho Facebook và Tiktok với đề nghị bình luận về yêu cầu mới này của Chính phủ Việt Nam, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 20238:57 CH(Xem: 1449)
Trước khi bị bắt vào cuối tháng 12/2020, bà Bình sử dụng trang Facebook mang tên Ngọc Lan Cần Thơ để phát nhiều video trực tiếp nói chuyện về các vấn đề bất công trong xã hội. Năm sau đó, bà bị kết án hai năm tù giam. Anh trai của bà Bình là ông Lê Minh Thể cũng là một tù nhân lương tâm. Ông mãn hạn tù hai năm về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vào tháng 7/2020 nhưng lại bị bắt về cáo buộc này cuối tháng hai năm nay. Hiện ông đang bị tạm giam để điều tra.
30 Tháng Chín 20235:49 CH(Xem: 2087)
Gia đình tôi vô cùng đau đớn và phẫn nộ đến cùng cực bởi bản án vô lý mà cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát, của Tòa án các cấp đã dẫn đến một cái chết vô cùng oan khuất cho anh trai tôi, đẩy gia đình chúng tôi vào cảnh tan nhà nát cửa, các con của anh trai tôi bơ vơ không cha, không mẹ. Một hệ hụy không thể nào cứu vãn và bù đắp được. Hậu quả đau đớn mà gia đình tôi phải gánh chịu là do các ông bà trong ngành tư pháp đã làm sai trái rồi cố tình bưng bít, bao che cho việc làm sai trái đó mà không có bất cứ cấp nào, ngành nào giám đứng ra nhận trách nhiệm để sữa chữa cái sai của mình, đã cố tình nhắm mắt giết chết một mạng người...
29 Tháng Chín 20237:56 CH(Xem: 5802)
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ. Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.
26 Tháng Chín 20238:53 CH(Xem: 1238)
“Tôi thấy rằng cái chính sách tuyên truyền một chiều và cho rằng người Kinh thượng đẳng hơn các dân tộc khác là rất sai lầm. Vì nó gây ra cho những người dân tộc thiểu số, trong đó có tôi, cảm nhận sâu sắc được rằng người Kinh người ta nhìn nhận chúng tôi rất là khác biệt, bởi vì họ thấy rằng người dân tộc thường gắn liền với sự kém hiểu biết, ngu dốt, lạc hậu, hoặc là thấp kém hơn họ.” Người H’mong ở Việt Nam là một phần của tộc người H’mong tại Châu Á có lịch sử khoảng 4.000 năm. Ở Việt Nam, người H’mong chủ yếu sống tại các tỉnh phía Bắc. Theo một thống kê dân số của Chính phủ Việt nam vào năm 2019, hiện có khoảng hơn 1,3 triệu...
25 Tháng Chín 20238:33 CH(Xem: 1826)
“Việt Nam cố gắng che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất ở châu Á và trên thế giới, nhưng vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Việc công an thường xuyên sử dụng biện pháp tra tấn và hệ thống tòa án không độc lập khác xa với hệ thống tòa án độc lập dẫn đến loại hình phạt cao nhất không thể thay đổi được trong trường hợp bằng chứng ngoại phạm mạnh mẽ của bị cáo bị coi thường.”
25 Tháng Chín 20238:32 CH(Xem: 973)
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói trong thông cáo báo chí ngày 25/9: “Đặng Đăng Phước không nên bị cầm tù chỉ vì kêu gọi đối xử và công lý tốt hơn cho người nghèo và người Việt dễ bị tổn thương, đồng thời yêu cầu Chính phủ cung cấp dịch vụ xã hội tốt hơn và môi trường trong sạch hơn cho tất cả mọi người. Nếu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến phúc lợi của người dân thì họ sẽ lắng nghe những nhà hoạt động có nguyên tắc như Đặng Đăng Phước chứ không bỏ tù ông.”
22 Tháng Chín 20237:31 CH(Xem: 3189)
Mặc dân kêu, dân khóc. Mặc dân kiện, dân thưa. Chúng vờ như không biết. Coi như không có gì. Đất nước vẫn bình yên. Chỉ khổ những dân lành Vẫn chịu nhiều cay đắng Xã hội không công bằng. Pháp luật chẳng công minh. Tòa án lũ bù nhìn. Quyết định từ phía trên Án tù trong túi áo. Chỉ việc đọc mà thôi. Dân mà cứ kêu mãi. Ông lại bắt bỏ tù. Cho chúng mày biết tay. Đánh chúng mày hơn nữa. Hết kêu ca, phàn nàn. Đúng là đảng du côn. Còn ác hơn loài thú. Đất nước của chúng ta. Vẫn đói nghèo lạc hậu. Đảng vẫn cứ làm ngơ. Lại còn lợi cho chúng. Đục nước lại béo cò. Bằng những trò thủ đoạn.
22 Tháng Chín 20237:30 CH(Xem: 659)
Tôi thấy điều này hoàn toàn sai trái. Với những người ở những nước dân chủ tự do và có tam quyền phân lập thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận. Cái phát biểu như vậy và con số đó nó phản ánh đúng một thực tế ở Việt Nam. Tức là án oan sai do lỗi chủ quan nó vượt quá con số 1,5%. Sai bao nhiêu thì mình chưa biết, nhưng có rất nhiều vụ án tử hình đang kêu oan nổi cộm như Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng… Chính vì vậy, để giảm sự oan sai thì người ta bắt buộc phải đặt ra định mức để kéo nó xuống.
21 Tháng Chín 20238:20 CH(Xem: 4687)
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Đây cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là có động cơ chính trị.
19 Tháng Chín 20239:04 CH(Xem: 755)
Đó là cách hành xử với tâm lý luôn cho mình là đúng, cho rằng mình có quyền có thể làm bất cứ việc gì nếu họ muốn, không ai được can thiệp, muốn bịt miệng dư luận xã hội hay cá nhân nào thì cứ dùng quyền lực mà làm, bất chấp phản ứng của xã hội. Cái tâm lý “quan phụ mẫu” từ thời phong kiến tưởng đã không còn tồn tại trong xã hội hiện nay hiện đã trở thành nếp nghĩ của không ít quan chức trong bộ máy chính quyền Việt Nam. - ông Nguyễn Quang Vinh
07 Tháng Mười Hai 2023
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 2023
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
05 Tháng Mười Hai 2023
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 2023
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 2023
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 2023
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 2023
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 2023
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.